Đậu nành: các giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe cho bạn

đậu nành

Đậu nành là thực phẩm quen thuộc trong nhiều gia đình Việt. Chúng ta có thể ăn đậu nành trong các sản phẩm thay thế sữa mà vẫn nhận được nhiều protein. Những người theo chế độ ăn chay thường sử dụng đậu nành để hoàn toàn thay thế thịt nhằm cung cấp protein cho cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các lợi ích dinh dưỡng của đậu nành và một số hướng dẫn để bạn bổ sung đậu nành an toàn cho cơ thể. 

Đậu nành là gì? 

Đậu nành hay còn được gọi là đậu tương, có nguồn gốc từ châu Á. Đậu tương là loại thực phẩm thực vật giàu protein mà mọi người có thể chế biến và ăn theo nhiều cách khác nhau. Các thực phẩm được làm từ đậu nành cũng rất đa dạng như bơ, đậu hủ, đậu non, nước tương,… 

đậu nành
Đậu nành là thực phẩm dễ chế biến thành các món ăn hay gia vị

Chúng ta có thể chế biến món xào, món chiên, món salad, nước sốt hay nấu sữa đậu nành,… Ngoài ra, hợp chất Isoflavone có trong mầm đậu nành, có cấu trúc tương tự estrogen nên còn được ứng dụng vào sản xuất các thực phẩm chức năng. Dầu đậu tương còn được chiết xuất để tạo ra nhiên liệu thân thiện với môi trường, làm nến, bút màu và dầu bôi trơn động cơ.

Hạt đậu tương có nhiều màu sắc khác nhau, phụ thuộc vào giống đậu và điều kiện sinh trưởng và có một số màu hạt phổ biến như: 

  • Đậu nành xanh: loại màu hạt phổ biến nhất của đậu nành, có vị thơm ngon, béo ngậy. 
  • Đậu nành vàng: hàm lượng protein cao nên được dùng để chế biến sữa đậu nành. 
  • Đậu nành trắng: hàm lượng chất béo thấp, thường được ứng dụng để sản xuất bột đậu nành
đậu nành
Đậu nành có rất nhiều màu sắc

Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây về giá trị dinh dưỡng của đậu nành để chứng minh chúng thực sự có lợi ích nhất định cho sức khỏe con người. 

Giá trị dinh dưỡng của đậu nành 

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thì 100 gam (g) đậu nành xanh nấu chín mà không chứa muối, có chứa:

  • 141 kilocalo
  • 12,35 g chất đạm
  • 6,4 g chất béo
  • 11,05 g carbohydrate
  • 4,2 g chất xơ

Từ số liệu trên ta có thể nhận thấy, đậu tương chứa ít chất béo bão hòa và giàu protein, vitamin C và folate. Đồng thời, chúng cũng là một nguồn tốt của:

  • Canxi
  • Sắt
  • Magie
  • Phốt pho
  • Kali
  • Thiamin
đậu nành
Đậu nành giàu chất xơ, protein và Isoflavone tốt cho cơ thể

Đặc biệt hơn, đậu nành chứa rất nhiều Isoflavone hơn bất kể loại thực phẩm nào khác. Isoflavone là hợp chất thực vật, là một dạng Phytoestrogen có vai trò nổi bật là gắn kết và kích hoạt các thụ thể estrogen trong cơ thể người phụ nữ. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, Isoflavone trong đậu nành có thể mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe đối với người sử dụng. Cụ thể, các lợi ích về sức khỏe khi bổ sung đậu nành cho cơ thể sẽ được Sắc Ngọc Khang phân tích rõ hơn dưới đây. 

Tác dụng sức khỏe của đậu nành với cơ thể 

Tác dụng của đậu nành đối với sức khỏe là gì? Nhìn chung, có 7 lợi ích tuyệt vời của đậu nành dành cho cơ thể sau đây. 

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Vào năm 2015, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích các nghiên cứu để xem xét tác động của đậu nành đối với mức cholesterol của con người. Họ đã phát hiện ra rằng việc tiêu thụ đậu nành có thể làm giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần, bao gồm chất béo trung tính và cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) trong động mạch. Đây là hoạt động có ích cho cơ thể vì cholesterol LDL còn được gọi là “cholesterol xấu”, nếu kiểm soát không tốt thì chúng có thể dẫn đến tắc nghẽn động mạch. 

Trong khi đó, mầm đậu nành có chứa hợp chất vàng Isoflavone, một loại phytoestrogen. Chúng có tác dụng làm giảm cholesterol LDL (“cholesterol xấu”) và tăng cholesterol HDL (“cholesterol tốt”). Điều này giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm các dấu hiệu mắc các bệnh tim, chẳng hạn như xơ vữa động mạch, huyết áp cao và đột quỵ.

đậu nành
Mầm đậu nành có chứa Isoflavone giảm các dấu hiệu mắc các bệnh tim

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Theo cùng một đánh giá nghiên cứu năm 2019, Isoflavone cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trong đó, Isoflavone được chiết xuất từ đậu nành có thể cải thiện độ nhạy insulin. Từ đó vừa giúp tế bào phản ứng nhiều hơn với insulin và vừa hấp thụ glucose tốt hơn, để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Lượng carbohydrate trong đậu nành cũng rất thấp có thể cải thiện kiểm soát đường huyết. 

Giảm nguy cơ béo phì 

Hợp chất Isoflavone đậu nành có thể ngăn chặn được sự tích tụ chất béo. Đồng thời, đậu nành chứa nhiều chất xơ, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn khi tiêu thụ. Từ đấy, việc tiêu thụ đậu nành đúng cách có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ béo phì.

Điều trị loãng xương

Ở cơ thể người phụ nữ, một trong những nguyên nhân phổ biến gây loãng xương hay đau xương khớp là do thiếu hụt estrogen. Phương pháp HRT nhằm mục đích thay thế estrogen trong cơ thể, nhưng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, ung thư vú và bệnh tim mạch vành. Isoflavone trong đậu nành được coi là một giải pháp thay thế hiệu quả cho liệu pháp thay thế hormone (HRT) có khả năng tăng cường mật độ xương và giảm các nguy cơ loãng xương. 

đậu nành
Isoflavone trong đậu nành có khả năng tăng cường mật độ xương

Ngăn ngừa các bệnh ung thư

Đậu nành có khả năng tạo ra các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Trong đó, các chất chống oxy hóa trong đậu nành có thể ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư. Một đánh giá nghiên cứu vào năm 2019 chỉ ra rằng, Isoflavone trong đậu nành có thể giúp giảm sự phát triển và lây lan của các bệnh ung thư liên quan đến hormone như ung thư tuyến tiền liệt và một số bệnh ung thư vú.

Làm đẹp da và tóc

Đậu nành còn chứa sắt và đồng, là hai thành phần quan trọng trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu (RBC), giúp cải thiện lưu thông máu, cho da dẻ hồng hào hơn. Đậu nành chứa các chất chống oxy hóa, bảo vệ da, giảm tác hại của các gốc tự do gây ra các dấu hiệu lão hóa. Isoflavone còn giúp tăng cường độ đàn hồi và giảm nếp nhăn cho da. 

Giảm và ngăn ngừa các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh

Một số nghiên cứu tổng quan đã cho thấy, phụ nữ châu Á tiêu thụ Isoflavone đậu nành có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cả trước và sau khi mãn kinh. Việc bổ sung Isoflavone trong đậu nành còn có thể giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, chẳng hạn như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm và khô âm đạo. 

đậu nành
Việc bổ sung Isoflavone trong đậu nành còn có thể giảm các triệu chứng bốc hỏa của thời kỳ mãn kinh

Một số cách bổ sung đậu nành cho cơ thể

Đậu nành có nguồn Isoflavone dồi dào đã mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường loại 2, loãng xương, cải thiện các triệu chứng mãn kinh đã kể trên. Bạn có bổ sung đậu nành trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày. Sau đây là một số cách bổ sung đậu nành lành mạnh cho cơ thể mà bạn có thể tham khảo.  

Bổ sung bằng thực phẩm làm từ đậu nành 

Bạn có thể bổ sung một số thực phẩm lên men và không lên men được làm từ đậu nành như sau:

  • Thực phẩm không lên men: đậu phụ, đậu hũ non, sữa đậu nành, đậu nành, hạt đậu nành, bột đậu nành và rau mầm. 
  • Sản phẩm đậu nành lên men: nước tương, tương miso, natto, tempeh. 

Bạn có thể tìm mua các sản phẩm trên ở các cửa hàng thực phẩm, siêu thị hoặc cửa hàng chuyên bán thực phẩm chay.

đậu nành
Bổ sung đậu nành từ các thực phẩm đậu hủ, sữa, hạt đậu, nước tương,…

Bổ sung Isoflavone trong đậu nành từ thực phẩm chức năng

Ngoài sử dụng đậu nành từ thực phẩm hàng ngày, bạn cũng có thể kết hợp cách bổ sung Isoflavone trong đậu nành dưới dạng thực phẩm chức năng. Trên thị trường hiện nay, hàm lượng Isoflavone trong viên uống mầm đậu nành có thể khác nhau. Tuy nhiên bạn nên chọn sản phẩm có hàm lượng Isoflavone ít nhất là 40 mg mỗi khẩu phần để an toàn cho quá trình sử dụng. 

Gợi ý Viên uống Sắc Ngọc Khang ++ chứa chất bổ sung Isoflavones trong đậu nành 

Bạn có thể tham khảo Viên uống Sắc Ngọc Khang ++, sản phẩm chứa tinh chất mầm đậu tương “hảo hạng” được nhập khẩu từ Nhật Bản, có tác dụng cân bằng nội tiết tố nữ Estrogen cho các chị em. Mỗi Viên Uống Sắc Ngọc Khang ++ đi vào cơ thể, bạn sẽ nhận được 40mg hàm lượng đậu tương vừa đủ, tương ướng Isoflavones 80%, giảm các triệu chứng khô hạn, bốc hỏa, chóng mặt, mất ngủ.

đậu nành
Viên uống Sắc Ngọc Khang ++ cân bằng nội tiết tố nữ

Không chỉ hỗ trợ cải thiện nội tiết tố, sản phẩm còn chứa thành phần quý được nhập khẩu từ Nhật Bản, Úc… để làm đẹp da từ bên trong cơ thể, bao gồm: ‘

  • Astaxanthin: chất chống oxy hóa mạnh mẽ hơn vitamin C, vitamin E, hỗ trợ đào thải nám và làm chậm quá trình lão hóa. 
  • Nhau thai Cừu: cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, loại bỏ các sắc tố nám, tàn nhang.
  • L-Cystin: chống oxy hóa mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình đào thải nám ra khỏi làn da. 
  • Bộ Tứ dược liệu quý: bao gồm ngưu tất, đương quy, ích mẫu, thục địa đều có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết giúp tăng cường sức khỏe làn da hồng hào hơn.  

Ưu điểm viên uống Sắc Ngọc Khang++: 

  • Các nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản, Úc,… đảm bảo nguồn gốc rõ ràng. 
  • Chứa 80% Isoflavones, hàm lượng an toàn để tăng tính dược cho viên uống. 
  • Khả năng cải thiện rõ rệt sinh lý nữ, giảm gần hết cơn bốc hỏa sau 8 tuần sử dụng (đã được chứng minh lâm sàng Nhật Bản).
  • Viên uống phù hợp với mọi loại da, đặc biệt là làn da bị sạm, nám da, da khô, da lão hóa. 

Các lưu ý quan trọng khi muốn bổ sung đậu nành 

Qua các tác dụng cho sức khỏe từ đậu nành đã kể trên, có thể nhận thấy đậu nành là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và lành mạnh cho cơ thể. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ loại hạt nào khác, một số cơ thể sẽ xảy ra tác dụng phụ và tình trạng sức khỏe không cho phép để bổ sung đậu nành. Chúng ta cùng tìm hiểu về một số tác dụng phụ, liều lượng sử dụng an toàn và những người không nên dùng đậu nành ngay phần dưới đây. 

Tác dụng phụ 

Đậu nành là một loại thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng, nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ ở một số người. Tác dụng phụ của đậu nành thường gặp đó là:

  • Tiêu chảy
  • Đầy hơi
  • Kích ứng dạ dày

Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ phía trên nào khi sử dụng đậu nành, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ. Một trong các nguyên nhân gây ra tác dụng phụ có thể do lạm dụng đậu nành, sử dụng chưa đúng cách hoặc tình trạng sức khỏe không cho phép.

đậu nành
Ngưng sử dụng đậu nành khi có tác dụng phụ không tốt cho cơ thể

Liều lượng bổ sung đậu nành an toàn 

Việc tiêu thụ đậu nành quá nhiều có thể gây ra rủi ro về sức khỏe ở một số người, nhất là những người bị suy giáp chưa được chẩn đoán. Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), lượng đậu nành an toàn cho người lớn là 25 – 30 gram mỗi ngày. Liều lượng này tương đương với khoảng 2-3 khẩu phần đậu nành.

Xem thêm: Uống sữa đậu nành nhiều có tốt không?

Những người không nên tự ý ăn đậu nành 

Một số người sau đây cũng không nên tự ý dùng đậu nành. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, trước khi muốn sử dụng đậu nành cần xin lời khuyên từ bác sĩ. 

  • Người bị dị ứng với đậu: nên tránh ăn đậu nành và các sản phẩm từ hạt đậu khác.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung đậu nành.
  • Người đang dùng bất kỳ loại thuốc điều trị bệnh lý nào: nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung đậu nành.
  • Người mắc một số bệnh lý như hội chứng ruột kích thích (IBS), suy gan, suy thận: không nên tự ý dùng đậu nành khi chưa có sự cho phép cho bác sĩ chuyên khoa.

Các thắc mắc thường gặp khi sử dụng đậu nành, nhấn xem chi tiết:

Kết luận 

Trong bài viết này, bạn đã được tìm hiểu thêm về đậu nành, những lợi ích và lưu ý quan trong để an toàn khi sử dụng đậu nành. Qua đó có thể thấy được, đậu nành mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể và đặc biệt là với phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Có rất nhiều cách để bạn bổ sung đậu nành nhưng đừng lạm dụng thường xuyên sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn. 

  • Nguồn tham khảo:
  1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/320472#types-and-uses
  2. https://www.lybrate.com/topic/benefits-of-soybean-and-its-side-effects
  3. https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/soybeans

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *