Cảnh báo các dấu hiệu đột quỵ khi ngủ cần lưu ý

Dấu hiệu đột quỵ khi ngủ

Dấu hiệu của đột quỵ khi ngủ là một chủ đề quan trọng. Nó cần được biết đến nhiều hơn để có thể nhận biết và xử lý tình huống này một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đột quỵ là một bệnh lý nguy hiểm liên quan đến sự gián đoạn trong việc cung cấp máu và dưỡng chất đến não. Tình trạng này có thể xảy đến bất kỳ lúc nào, kể cả khi con người đang ngủ. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về các dấu hiệu đột quỵ khi ngủ và cách phát hiện chúng để có thể cứu người kịp thời.

Các thông tin sợ lược về đột quỵ và đột quỵ khi ngủ

Đột quỵ là gì? Có mấy loại đột quỵ?

Đột quỵ (stroke) là một bệnh lý nội tiết nghiêm trọng liên quan đến sự gián đoạn trong việc cung cấp máu và dưỡng chất đến một phần của não. Dựa trên thông tin từ Viện Tim, Phổi và Máu Quốc Gia (NHLBI), đột quỵ có thể xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị tắc nghẽn hoặc xuất hiện hiện tượng xuất huyết não đột ngột. Đây cũng chính là hai cách phân biệt chính đối với đột quỵ, cụ thể như sau:

Nguyên nhân gây gột quỵ
Các nguyên nhân gây đột quỵ
  • Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ: Hiện tượng này xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn. Nguyên nhân thường là do cục máu đông hoặc tắc nghẽn mạch máu não bởi các mảng xơ vữa động mạch hay các cholesterol tích tụ trên thành động mạch. Vì vậy mà não không thể nhận được oxy và chất dinh dưỡng từ máu. Thiếu oxy và dưỡng chất khiến cho các tế bào não bắt đầu chết dần đi. 
  • Đột quỵ do xuất huyết não: Đột quỵ xảy ra do xuất huyết não đột ngột được gọi là đột quỵ xuất huyết. Máu bị rò rỉ gây áp lực lên các tế bào não, làm tổn thương chúng. 

Theo ghi nhận, có khoảng dưới 90% trường hợp đột quỵ là do thiếu máu não cục bộ. Phần nhỏ còn lại (khoảng trên 10%) là liên quan đến xuất huyết não. Ngoài ra, đột quỵ do xuất huyết còn được phân loại thêm dựa trên vị trí xảy ra tắc nghẽn hoặc xuất huyết trong não. (1)

Thế nào là đột quỵ khi ngủ?

Đột quỵ khi ngủ, hay còn được gọi là đột quỵ thức giấc (wake-up stroke). Trong những trường hợp này, người bệnh sẽ có xu hướng đi ngủ với cảm giác bình thường. Tuy nhiên, sau khi thức dậy cơ thể họ lại xuất hiện các triệu chứng của đột quỵ.  

Nhưng vì các vấn đề này xảy đến khi đang ngủ, người bệnh cũng như người thân sẽ không rõ được cơn đột quỵ diễn ra khi nào. Đây là một yếu tố quan trọng vì việc phát hiện kịp thời được xem là then chốt để cấp cứu cho bệnh nhân. Nếu bỏ lỡ thời điểm này, người bệnh có thể gặp các biến chứng, thậm chí là dẫn đến tử vong. (2)

Các nguy cơ gây nên đột quỵ khi ngủ

Thực chất, đột quỵ có thể xảy ra với bất kì ai và vào bất kì thời điểm nào. Đối với một số người có tiền sử bệnh lý liên quan đến các vấn đề như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp… Các tình trạng này có thể xem là một rủi ro cao dẫn đến đột quỵ khi ngủ. 

Mặc dù đột quỵ khi ngủ thường được coi là có nguyên nhân và cơ chế giống như các trường hợp đột quỵ khác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố có thể khiến bạn có nguy cơ bị đột quỵ khi ngủ cao hơn so với đột quỵ thông thường.

Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA)

Nguyên nhân gây gột quỵ
Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn được xem là một tỏng những nguy cơ gây đột quỵ

Theo đó, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ khi ngủ. Triệu chứng này làm giảm nhịp thở hoặc ngừng thở tạm thời. Điều này dẫn đến lượng oxy trong máu ít hơn, làm tăng khả năng bị đột quỵ. Ngáy và buồn ngủ ban ngày là một trong những dấu hiệu phổ biến của OSA.

Ngoài ra, OSA cũng có thể gây ra nhịp tim không đều gọi là rung tâm nhĩ. Đây đã được đề cập là một yếu tố nguy cơ gây nên đột quỵ. Rung tâm nhĩ khiến máu ứ đọng trong buồng tim. Vì vậy mà tạo điều kiện cho các cục máu đông dễ dàng hình thành hơn. (3)

Vấn đề tuổi tác

Các nguy cơ đột quỵ được cho là sẽ tăng lên khi bạn già đi. Nhưng thực chất lại có rất ít bằng chứng chỉ ra được mối liên quan giữa nguy cơ đột quỵ khi ngủ và tuổi tác.

Trong một nghiên cứu được coi là nghiên cứu dân số có chất lượng cao nhất về đột quỵ khi ngủ cho đến nay. Độ tuổi trung bình của đột quỵ khi ngủ là 72 tuổi. Cao hơn so với độ tuổi của các trường hợp đột quỵ khác là 70.

Mỡ trong máu

Cholesterol cao là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người sống sót sau cơn đột quỵ khi ngủ có lượng lipid xấu nhiều hơn đáng kể so với những người sống sót sau cơn đột quỵ khi tỉnh.

Thuốc lá, rượu và các chất gây nghiện

Nguyên nhân gây gột quỵ
Thuốc lá hoặc các chất gây nghiên nói chung đều là những nguy cơ gây đột quỵ cao

Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra đột quỵ. Hóa chất trong thuốc lá có thể làm hỏng mạch máu. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tắc nghẽn và xuất huyết. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều rượu và các chất gây nghiện khác có thể tăng nguy cơ đột quỵ. Rượu và các chất này có thể gây ra tăng huyết áp và ảnh hưởng đến chức năng tim mạch. (4)

Huyết áp

Tăng huyết áp (huyết áp cao) là một yếu tố nguy cơ gây đột quỵ nói chung. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tăng huyết áp có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ do nhồi máu não khi ngủ.

Các dấu hiệu đột quỵ khi ngủ cần lưu ý

Đột quỵ khi ngủ có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như đột quỵ xảy ra trong lúc tỉnh táo. Nhận biết dấu hiệu của tình trạng này sẽ giúp bệnh nhân có thể được phát hiện và chữa trị kịp thời. (5)

Khó nói hoặc nói lắp

Đột quỵ thường gây ra sự rối loạn khi nói chuyện. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc trò chuyện hoặc nói lắp. Rõ ràng nhất là họ có thể thấy âm vực phát ra bị méo mó hoặc không rõ ràng.

Mất cảm giác hoặc yếu đối với một bên cơ thể

Dấu hiệu đột quỵ khi ngủ
Một bên cơ thể mất cảm giác hoặc tay, chân tê cứng là một trong những dấu hiệu phổ biến của đột quỵ khi ngủ

Một trong những dấu hiệu phổ biến của đột quỵ là mất cảm giác hoặc yếu đối với một bên cơ thể. Nó bao gồm một bên của khuôn mặt, tay hoặc chân. Làm cho người bệnh không thể cảm nhận hoặc cử động được phần cơ thể bị ảnh hưởng.

Thể hiện rõ ràng nhất là khi người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển, đi đứng. Họ không thể đứng dậy được. Hoặc đôi khi là không thể cầm hay nắm một vật gì đó được vì tay chân đã bị tê cứng.

Chóng mặt, hoa mắt

Việc suy giảm lượng máu lưu thông lên não sẽ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Người bệnh sẽ cảm thấy đầu óc quay cuồng, choáng váng. Tình trạng này đặc biệt trở nặng hơn khi thực hiện các động tác ngồi xuống hoặc đứng lên. Một vài trường hợp khi gặp tình trạng này sẽ trở nên mất thăng bằng, mắt mờ đi. Họ dễ té ngã và làm tổn thương đến thể trạng.

Đau đầu và buồn nôn

Các chức năng của cơ thể thường sẽ giảm sút vào ban đêm, khi ta đang ngủ. Độ nhớt trong máu vì vậy mà trở nên cao hơn, làm hình thành các huyết khối. Nó gây nên tình trạng tắc nghẽn hoặc thiếu máu não. Từ đó kéo theo những cơn đau dai dẳng, dữ dội ở phía đầu.

Dấu hiệu đột quỵ khi ngủ
Đột quỵ khi ngủ thường kéo theo các cơn đau dai dẳng ở đầu

Cách xử lý khi thấy người có dấu hiệu đột quỵ khi ngủ

Đột quỵ là một tình trạng khẩn cấp y tế. Hãy gọi số điện thoại cấp cứu tại địa phương của bạn để nhận sự chăm sóc y tế kịp thời. Tại Việt Nam, số điện thoại cấp cứu là 115.

  • Không di chuyển người bị đột quỵ: Trong trường hợp đột quỵ, việc di chuyển người bệnh có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho não và cơ thể. Hãy để người bệnh nằm yên và đợi sự trợ giúp từ đội ngũ cấp cứu.
  • Ghi chú thời gian: Nếu bạn biết khi nào triệu chứng bắt đầu, hãy ghi chú thời gian này. Thời gian là yếu tố quyết định quan trọng trong việc xác định loại đột quỵ và quyết định điều trị.
  • Thả lỏng quần áo và đồ trang sức: Để giảm áp lực trên cơ thể của người bệnh, hãy giúp họ thả lỏng quần áo và loại bỏ đồ trang sức nếu có.
  • Giữ cho người bệnh ở trong tư thế thoải mái: Đảm bảo rằng người bệnh nằm ở tư thế thoải mái và không bị nghiêng đầu, cổ, hoặc cơ thể.
  • Đừng đưa thức ăn hoặc nước uống: Người bị đột quỵ thường không nên ăn hoặc uống cho đến khi được đánh giá và hướng dẫn bởi các chuyên gia y tế.

Nhớ rằng thời gian là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị đột quỵ. Và việc gọi cấp cứu ngay lập tức là quyết định quan trọng để tối ưu hóa khả năng phục hồi của người bệnh.

Cách phòng tránh đột quỵ khi ngủ

Phòng ngừa đột quỵ trong khi ngủ có thể được thực hiện thông qua một số thay đổi lối sống và biện pháp an toàn. Dưới đây là một số cách để giảm nguy cơ đột quỵ trong khi ngủ:

  • Hạn chế tiêu thụ rượu và ngừng hút thuốc: Rượu và thuốc lá có thể tăng nguy cơ đột quỵ. Nếu bạn tiêu thụ rượu, hãy làm vậy với mức độ vừa phải. Nếu bạn hút thuốc, hãy cân nhắc việc bỏ nó hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ để bỏ thuốc.
  • Tập thể dục đều đặn: Vận động thường xuyên giúp duy trì sức khỏe tim mạch, tăng cường tuần hoàn máu, và giảm nguy cơ đột quỵ. Hãy thực hiện ít nhất 150 phút tập thể dục mỗi tuần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phòng ngừa đột quỵ
Tập các thói quen sống và ăn uống lành mạnh là cách tốt để phòng ngừa nguy cơ bị đột quỵ
  • Quản lý căng thẳng: Căng thẳng có thể gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ. Hãy tìm cách giảm căng thẳng thông qua thiền, yoga, hoặc các hoạt động thư giãn khác.
  • Kiểm tra y tế định kỳ: Điều này giúp theo dõi sức khỏe tim mạch. Đồng thời kiểm tra các yếu tố nguy cơ như huyết áp, đường huyết và cholesterol. Hơn hết bạn cũng sẽ được tư vấn về các biện pháp phòng ngừa.
  • Sử dụng gối đúng cách: Đối với những người có tiền sử đột quỵ hoặc yếu tố nguy cơ cao, việc sử dụng gối có thể giúp duy trì độ cao của đầu trong khi ngủ, giúp tăng lưu thông máu và giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp thông tin cho bạn về các dấu hiệu đột quỵ khi ngủ. Việc nhận biết và xử lý đột quỵ khi ngủ là một nhiệm vụ quan trọng để cứu người và giảm nguy cơ tổn thương não. Hãy luôn cảnh giác với dấu hiệu bất thường trong cơ thể, kể cả khi bạn đang ngủ. Và hãy hành động nhanh chóng khi cần thiết để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của người thân và bản thân bạn. Đột quỵ là một tình trạng khẩn cấp và thời gian đóng vai trò quyết định trong việc cứu sống và phục hồi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *