Điểm danh 5 tác dụng của rễ cam thảo đối với làn da

rễ cam thảo

Từ xa xưa, cây thuốc tự nhiên cam thảo được ứng dụng trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều loại bệnh và bồi bổ sức khỏe cơ thể. Không chỉ vậy, rễ cây cam thảo còn được chiết xuất làm thành phần tự nhiên trong mỹ phẩm. Cùng Sắc Ngọc Khang tìm hiểu rễ cam thảo có tác dụng gì với làn da mà được ứng dụng làm thành phần mỹ phẩm. Ngoài ra, bài viết còn đưa ra một số lưu ý về sức khỏe khi bạn muốn dùng cam thảo để trị bệnh. 

3 điều kiêng kỵ khi dùng cam thảo mà bạn nên biết!

Rễ cam thảo có nguồn gốc từ đâu? 

Rễ cam thảo là bộ phận của cây thuốc có tên là cam thảo. Cây cam thảo có nguồn gốc lâu đời từ Trung Quốc và hiện nay được trồng trọt nhiều ở các tỉnh của nước ta như Tam Đảo, Hải Hưng, Hà Nội. Cây cam thảo có tính dược liệu cao nên được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh lý về viêm họng, viêm da hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng,… 

rễ cam thảo
Cây cam thảo là cây thuốc dược liệu có từ lâu đời

Trong đó, phần rễ của cây cam thảo thường được dùng để chăm sóc sức khỏe và làm đẹp da. Thông thường, rễ cây cam thảo được sơ chế bằng cách rửa sạch và thái thành từng lát mỏng khoảng 2 mm. Tiếp đến sẽ đem chúng đi phơi hoặc sấy khô để ra được thành phẩm cuối cùng. 

rễ cam thảo
Rễ cây cam thảo được thái lát mỏng

Trong mỹ phẩm, rễ cây cam thảo được dùng làm thành phần chiết xuất tự nhiên vì giàu hợp chất chống oxy hóa như Licochalcone A, Glycyrrhizin, Triterpenoid,… Các hợp chất này có tác dụng dưỡng trắng và phục hồi làn da đang bị kích ứng, rám nắng.

Để hiểu rõ hơn về tác dụng rễ cây cam thảo đối với làn da, bạn đọc có thể xem chi tiết tại phần dưới đây. 

Điểm danh 5 tác dụng rễ cây cam thảo đối với làn da 

Một số thành phần chính trong lộ thảo có khả năng chống viêm, chống oxy hóa tốt giúp cải thiện các vấn đề về da sau đây.

Hỗ trợ điều trị các bệnh về da

Các bệnh da liễu khó trị dứt điểm như chàm da, mụn nhọt thường có triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu trên da. Từ lâu đời nay, có nhiều bài thuốc cổ truyền chứa chiết xuất rễ cây cam thảo để hỗ trợ điều trị các bệnh về da này. 

Rễ cây cam thảo chứa hợp chất chống oxy hóa như Glycyrrhizin, Triterpenoid, Flavonoid có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Các hợp chất này có thể cải thiện các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy từ chàm da, mụn nhọt. Đồng thời các hợp chất này vừa điều trị vừa ngăn ngừa sự tái phát của vi khuẩn gây mụn trứng cá. 

rễ cam thảo
Các hợp chất chống oxy hóa, giảm viêm trong rễ cam thảo tác dụng điều trị các bệnh về da

Giảm nám da, mờ tàn nhang 

Rễ cây cam thảo có tác dụng giảm nám da rất hiệu quả. Đó là nhờ vào hợp chất nổi bật Glabridin có trong rễ cây cam thảo có tác dụng ức chế sự sản sinh của melanin, một sắc tố dễ gây nám da. Từ đó, hợp chất chống oxy hóa này giúp giảm nám da và ngăn ngừa sự phát triển của nám mới. 

Ngoài ra, trong cam thảo còn có Triterpenoid có tác dụng giảm viêm, giảm kích ứng da. Triterpenoid có tác dụng ngăn ngừa da mẩn đỏ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đồng thời, còn kết hợp với hợp chất Flavonoid trong rễ cam thảo để tăng tác dụng cải thiện và ngăn ngừa các triệu chứng nhiễm trùng da gây nám. 

Dưỡng ẩm và làm sáng da

Các thành phần trong cây cam thảo có khả năng nuôi dưỡng làn da được đều màu và mềm mại hơn. Các thành phần như Glycyrrhizin, Liquiritin và Flavonoid trong rễ cây cam thảo giảm sự sinh sôi của melanin, mang lại làn da trắng sáng. Cùng lúc đó, Saponin trong cam thảo giúp dưỡng ẩm và làm mềm làn da. 

rễ cam thảo
Rễ cam thảo được chiết xuất trong mỹ phẩm có tác dụng dưỡng sáng da

Ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa da

Các gốc tự do trong làn da là các phân tử không hề ổn định. Chúng làm tăng nguy cơ tổn thương tế bào da. Trong đó, rễ cây cam thảo chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ như Glycyrrhizin, Liquiritin và Flavonoid có khả năng ức chế sản xuất melanin và giảm các tổn thương từ gốc tự do. Từ đó, rễ cây cam thảo có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm nếp nhăn và ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa da sớm

Chống nắng tự nhiên cho da 

Trong rễ cam thảo có nhiều hợp chất chống oxy hóa như Glabridin, Licochalcone A, Isoliquiritigenin,… Các hợp chất oxy hóa này có vai trò bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV để giảm nguy cơ ung thư da. Do đó, rễ cây cam thảo thường được chiết xuất làm thành phần trong mỹ phẩm như kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVA/UVB. 

rễ cam thảo
Rễ cam thảo còn có tác dụng chống nắng, bảo vệ da khỏi tác hại tia UV

Lưu ý khi muốn bào chế rễ cam thảo làm đẹp da 

Chị em có thể làm đẹp với cam thảo nhưng không được tự ý bào chế để sử dụng. Các bài thuốc làm đẹp da hay bất kỳ bài thuốc sức khỏe nào từ cam thảo, nếu kết hợp không đúng thành phần hoặc sử dụng quá liều sẽ gây kích ứng da. Do đó, để đảm bảo an toàn cho làn da thì bạn không nên tự ý bào chế các loại cây thuốc thảo mộc. 

Gợi ý sản phẩm chứa rễ cam thảo từ Sắc Ngọc Khang

Như đã nói ở trên, nếu không có chuyên môn trong ngành, việc tự ý bào chế rễ cây cam thảo có thể gây kích ứng da. Vì vậy các chị em có thể chọn mua những sản phẩm chăm sóc da có chiết xuất rễ cam thảo từ các thương hiệu uy tín sản xuất. Khi sản phẩm đã được chứng nhận và cấp phép lưu hành thì đảm bảo an toàn cho làn da hơn. 

Trong đó, thương hiệu nổi tiếng Sắc Ngọc Khang với hơn 15 năm nghiên cứu nhiều loại thảo dược lành tính và mang chúng vào sản phẩm chăm sóc da. Một lần nữa, thương hiệu đã thành công ứng dụng chiết xuất rễ cam thảo vào sản phẩm nước tẩy trang được chị em tin dùng. 

rễ cam thảo
Sản phẩm nước tẩy trang Sắc Ngọc Khang chiết xuất rễ cam thảo

Nước Tẩy Trang Sắc Ngọc Khang với chiết xuất từ rễ cam thảo cùng các thành phần thảo dược khác, loại bỏ bụi bẩn cứng đầu, làm sạch sâu làn da và ngăn ngừa mụn cùng tăng cường sức khỏe làn da. Với công nghệ tẩy trang Micellar đột phá, sản phẩm đã mang 5 loại thảo dược quý giá vào sản phẩm: 

  • Rễ cam thảo: giàu hàm lượng hoạt chất Glycyrrhizin, giúp làm dịu da, giảm kích ứng và ngăn ngừa mụn. 
  • Dầu hạt Hoa Hướng Dương và Cà Phê: cho khả năng chống oxy hóa, làm sạch da khỏi bụi bẩn, bã nhờn, cặn trang điểm mà không hề gây khô da, giữ ẩm mịn màng cho da.
  • Hoa Anh Đào Nhật Bản và Hoa Hồng Pháp: giúp giảm căng thẳng làn da (anti-stress). Đồng thời các dầu hạt này còn cung cấp độ ẩm mịn, cho da tươi mát.

Ưu điểm sản phẩm: 

  • Không cồn
  • Không gây khô căng
  • Không Paraben
  • Dùng được cho mọi loại da, kể cả da nhạy cảm.

Những ai không nên dùng rễ cam thảo?

Như vậy, rễ cam thảo mang đến nhiều lợi ích về làn da. Tuy nhiên, một số thành phần trong loại thảo mộc này có khả năng gây tác dụng phụ không mong muốn với nhóm người sau đây: 

  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
  • Người bị cao huyết áp hoặc huyết áp không ổn định
  • Người bị rối loạn tiêu hóa hoặc táo bón lâu ngày
  • Những người có tiền sử hoặc dễ tăng huyết áp, có kali thấp, mắc bệnh phù nề và các vấn đề kém về thận hoặc gan
  • Những người có tiền sử hoặc đang viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản
  • Người già và trẻ nhỏ
  • Nam giới dùng nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh lý đàn ông
rễ cam thảo
Phụ nữ mang thai và cho con bú là một trong nhiều nhóm đối tượng không được tự ý sử dụng cam thảo

Đồng thời, nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc điều trị sau đây cũng không nên tự ý dùng cam thảo: 

  • Thuốc hạ kali
  • Thuốc huyết áp
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc nhịp tim
  • Thuốc chống đông
  • Estrogen, thuốc tránh thai
  • Thuốc chống viêm corticosteroid

Lưu ý không sử dụng cam thảo quá liều

Trong các bài thuốc Đông y, cam thảo thường được kê với liều lượng rất ít và cùng kết hợp với nhiều loại thảo mộc khác. Nếu sử dụng quá liều lượng, các thành phần có trong cam thảo sẽ gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể. Chẳng hạn như tê bì chân tay, tổn thương não, khó thở, tụt huyết áp,… Đồng thời, chị em uống quá nhiều cam thảo cũng gây mất kinh và suy giảm nội tiết tố. 

Để tránh tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng cam thảo, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn sử dụng để làm thuốc trị bệnh hoặc làm đẹp da. 

rễ cam thảo
Không tự ý bào chế và sử dụng rễ cam thảo nếu chưa có sự cho phép của thầy thuốc

Kết luận 

Bài viết đã đưa ra nhiều thông tin quan trọng về tác dụng rễ cam thảo đối với làn da và gợi ý nước tẩy trang có chiết xuất rễ cây cam thảo để bạn làm đẹp một cách an toàn. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe làn da, bạn không nên tự ý bào chế hoặc dùng cam thảo để trị bệnh mà chưa có sự cho phép của bác sĩ. 

Xem thêm loại cây thảo mộc khác: Cúc xu xi và những tác dụng thần kỳ với làn da

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *