3 điều kiêng kỵ khi dùng cam thảo mà bạn nên biết!

cam thảo

Cam thảo thường kết hợp dùng chung với các loại cây thuốc khác để tăng thêm dược tính và đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh bằng phương pháp Y học cổ truyền. Vậy cam thảo có nguồn gốc từ đâu? Chúng có thực sự an toàn với tất cả chúng ta không? Ngay tại bài viết này, hãy cùng Sắc Ngọc Khang tìm hiểu về nguồn gốc, tác dụng cam thảo và 3 kiêng kỵ quan trọng khi sử dụng để không gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe cơ thể.

Nguồn gốc của cam thảo

Cây cam thảo hay còn gọi là lộ thảo, có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis Fisch, cây thuộc họ đậu (Fabaceae) đã được sử dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền phương Đông và phương Tây. Cây cam thảo là loài cây thực vật có nở hoa và xuất hiện lâu năm ở bản địa Châu Á. Tại các tỉnh miền núi Tây Bắc của Việt Nam, loại thảo mộc này còn được người đồng bào làm thuốc Đông y truyền thống từ lâu đời nay. 

cam thảo
Cây cam thảo được sử dụng trong nhiều bài thuốc Y học cổ truyền Trung Hoa và nước ta.

Cam thảo có vị ngọt nhẹ, tính bình nên thường được đun nấu làm trà giải nhiệt cho cơ thể. Thông thường, người ta sẽ sử dụng phần thân và rễ của cây lộ thảo phơi khô để làm thuốc. Thảo mộc này được cho là có lợi ích về mặt sức khỏe vì chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, hợp chất hữu cơ như sau: 

  • Glycyrrhizin: chất tạo ngọt tự nhiên cho cam thảo. 
  • Saponin: hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa.
  • Flavonoid: hỗ trợ chống oxy hóa mạnh mẽ. 
  • Triterpene: có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa oxy hóa.
  • Glycyrrhizinates: tăng tác dụng chống viêm, có thể chống oxy hóa để hỗ trợ điều trị bệnh. 

Tiết lộ 3 điều kiêng kỵ khi dùng cam thảo

Cam thảo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làn nhưng vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng sai cách. Nếu bạn rơi vào các trường hợp kiêng kỵ sử dụng cam thảo sau đây thì không tự ý dùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.  

Không sử dụng khi đang mang thai hoặc cho con bú 

Đối tượng phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ cho con bú không được dùng cam thảo để làm chất bổ sung hay điều trị bệnh. Bởi có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, hợp chất Glycyrrhiza có trong cam thảo sẽ làm ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi và nguy hiểm hơn là có khả năng sinh non. Đồng thời, đứa trẻ sau khi sinh ra đời sẽ bị ảnh hưởng đến nhận thức và suy giảm trí thông minh. 

cam thảo
Không sử dụng cam thảo khi đang mang thai hoặc đang cho con bú

Ngoài ra, cam thảo có khả năng đi qua sữa mẹ. Điều này khiến những đứa trẻ đang bú sữa mẹ ảnh hưởng đến não bộ, có nguy cơ khó dạy bảo hơn những đứa trẻ khác. Do đó, để đảm bảo sự phát triển toàn diện của con trẻ, bà bầu và phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị thay thế phù hợp hơn. 

Cam thảo có thể tương tác với thuốc điều trị và một số người

Đồng thời, cam thảo có tương tác với một số loại thuốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thế nên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc sau đây để điều trị bệnh thì tuyệt đối không dùng cam thảo: 

  • Thuốc tránh thai
  • Thuốc nội tiết hormone 
  • Thuốc trị viêm Corticosteroid 
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc hạ Kali 
  • Thuốc nhịp tim
  • Thuốc điều trị huyết áp
  • Thuốc chống đông 
cam thảo
Không dùng cam thảo khi đang sử dụng thuốc tránh thai

Ngoài phụ nữ mang thai và cho con bú, các đối tượng dưới đây cũng không được dùng cam thảo. Nếu muốn dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ Đông Y hoặc Tây Y.

  • Người bị cao huyết áp
  • Người bị hạ kali huyết
  • Người bị suy gan
  • Người bị bệnh thận
  • Những người già, người lớn tuổi và trẻ nhỏ
  • Nam giới

Ngoài ra, những người có các vấn đề sức khỏe sau cũng nên hạn chế uống cam thảo:

  • Tiểu đường
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh loãng xương

Không tự ý sử dụng và không uống quá liều

Việc sử dụng cam thảo để trị bệnh sẽ do bác sĩ kê đơn. Vì tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cơ thể mà liều lượng cam thảo của mỗi đơn thuốc sẽ khác nhau. Việc tự ý sử dụng cam thảo, có thể gây ra quá liều với thể trạng cơ thể và dẫn tới các nguy hiểm sức khỏe sau: 

  • Cơ thể có triệu chứng co giật
  • Nguy cơ suy tim sung huyết
  • Nhịp tim lên xuống bất thường 
  • Huyết áp tăng cao 
cam thảo
Không tự ý uống cam thảo khi chưa có sự cho phép của bác sĩ vì có nguy cơ uống quá liều

Cam thảo có tác dụng gì đối với sức khỏe và làn da?

Tác dụng của cam thảo đối với sức khỏe 

Trong Đông y, cam thảo có rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Bởi trong cam thảo có chứa hơn 300 hợp chất khác nhau có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ để chữa trị các bệnh sau đây: 

  • Giảm viêm loét dạ dày: hoạt chất chống oxy hóa trong rễ cam thảo là Glabridin và Glabrene có tác dụng giảm đau và giúp làm lành vết loét dạ dày nhanh chóng. 
  • Giảm viêm da và nhiễm trùng da: hoạt chất Glycyrrhiza và Glabra được chiết xuất từ rễ cây cam thảo giúp cải thiện bệnh chốc lở, viêm nang lông và viêm mô tế bào.
  • Hỗ trợ chữa sâu răng: rễ cây cam thảo còn có thể ức chế vi khuẩn gây sâu răng, ngăn ngừa bệnh sâu ăn răng. 

Ngoài ra, cam thảo còn có tác dụng chống tế bào gây ung thư, giảm triệu chứng kinh nguyệt, cải thiện chức năng tuyến thượng thận,… mà bạn có thể xem giải thích chi tiết: TẠI ĐÂY 

cam thảo
Cam thảo có tác dụng giảm viêm loét dạ dày

Tác dụng của cam thảo đối với làn da 

Ngoài mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, vậy cam thảo có tác dụng gì cho da? Rễ cây cam thảo có nhiều hoạt chất giúp chống viêm, kháng khuẩn và mang lại các lợi ích làm đẹp cho da như sau:

  • Làm dịu da, giảm kích ứng
  • Làm sáng da
  • Giảm thâm nám
  • Ngăn ngừa lão hóa
  • Chống nắng da

Với khả năng làm dịu da, giảm kích ứng vượt trội nên rễ cây cam thảo đã được ứng dụng làm thành phần mỹ phẩm chăm sóc da. Không thể không nhắc tới, thương hiệu Sắc Ngọc Khang đã thành công mang chiết xuất rễ cây cam thảo vào làm thành phần cho công thức nước tẩy trang. Sản phẩm Nước Tẩy Trang Sắc Ngọc Khang không chỉ loại bỏ bụi bẩn thông thoáng cho da mặt mà còn làm dịu da mẩn đỏ và giảm kích ứng cho da. 

cam thảo
Nước tẩy trang mang chiết xuất Rễ cây cam thảo làm sạch da dịu nhẹ

Sản phẩm ra đời với công nghệ tẩy trang Micellar đột phá, mang chiết xuất rễ cây cam thảo cùng 4 loại thảo dược quý giá khác như hoa Anh Đào Nhật Bản, hoa Hồng Pháp, hoa Hướng Dương, Cà Phê giúp sạch sâu từng lỗ chân lông. Đồng thời sản phẩm không chứa cồn, không paraben, không gây khô căng nên bạn yên tâm sử dụng.

Nếu bạn muốn tự bào chế rễ cây cam thảo làm đẹp da, thì cần phải xem lưu ý: TẠI ĐÂY 

Để tránh các nguy cơ không mong muốn trên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có muốn dùng cam thảo để bồi bổ sức khỏe nhé. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được cam thảo là gì, tác dụng của cam thảo đối với sức khỏe và làn da cũng như 3 kiêng kỵ cần tránh để cam thảo không gây tác dụng phụ cho cơ thể của bạn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *