Cam thảo có tác dụng gì với sức khỏe? Tương tác với thuốc nào?

cam thảo có tác dụng gì

Cam thảo được giới y học cổ truyền chứng minh là mang lại nhiều lợi ích tích cực về sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng được tự ý sử dụng cây thuốc này. Cùng Sắc Ngọc Khang tìm hiểu cam thảo có tác dụng gì với sức khỏe. Đồng thời, bài viết còn đề cập, cam thảo kiêng kỵ với loại thuốc nào và ai không nên tự ý sử dụng loại thảo mộc này. 

Cam thảo có nguồn gốc từ đâu? 

Cam thảo hay còn được gọi là Lộ thảo, có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis Fisch, thuộc họ cánh bướm (họ đậu). Cây cam thảo là cây vị thuốc tự nhiên, thuộc bản địa Châu Á và xuất hiện từ hơn 2.000 năm trước tại đất nước Trung Quốc. Hiện nay, cây cam thảo cũng được phân bố nhiều nơi ở đất nước ta như ở Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Hưng. 

cam thảo có tác dụng gì
Cây cam thảo có nguồn gốc lâu đời tại Trung Quốc

Trong y học cổ truyền Đông y và Tây y, cam thảo được ứng dụng để điều trị bệnh lý như viêm da, viêm họng,… Đặc trưng của loài thảo mộc này có mùi vị ngọt nhẹ, tính bình nên còn được sử dụng nấu nước uống để giải nhiệt. Cam thảo có tính dược cao vì chứa các thành phần hóa học sau đây: 

  • Glycyrrhizin
  • Neo-liquiritin
  • Isoliquiritigenin
  • Liquiritin
  • Isoliquiritin
  • Licurazid
  • Liquiritigenin

Vậy cây cam thảo sẽ có tác dụng dược lý cho sức khỏe như thế nào? Cùng Sắc Ngọc Khang tìm hiểu ngay sau đây nhé. 

Cam thảo có tác dụng gì đối với sức khỏe cơ thể?

Từ xa xưa, cam thảo đã được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền để điều trị bệnh. Vậy cam thảo có tác dụng gì, cùng đón xem dưới đây. 

Hỗ trợ điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng

Trong rễ cam thảo có chứa chất Glycyrrhizin hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn Helicobacter Pylori (H. Pylori) đến 83%. Vi khuẩn H. pylori thường được coi là một trong các nguyên nhân chính gây loét dạ dày và rất khó điều trị. Bên cạnh đó, các thành phần chống oxy hóa có trong cam thảo còn bảo vệ đường ruột và dạ dày, cho hệ tiêu hóa ổn định hơn. 

cam thảo có tác dụng gì
Cam thảo có tác dụng giảm viêm loét dạ dày

Cam thảo có tác dụng cải thiện bệnh đường hô hấp trên

Ngoài ra, cam thảo được cho là có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ hệ hô hấp. Thành phần Glycyrrhizin, một hoạt chất nổi bật trong rễ cam thảo, có khả năng cải thiện triệu chứng bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đồng thời các axit Glycyrrhizin, Asiatic axit và Oleanolic axit có trong cam thảo có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ các tế bào trong phế quản và các đoạn dẫn đến phổi.

Cải thiện chức năng tuyến thượng thận 

Tuyến thượng thận là hai tuyến nhỏ nằm trên đỉnh của hai quả thận con người, chúng có vai trò điều hòa chức năng trong cơ thể. Trong đó, cortisol là một hormone do tuyến thượng thận tiết ra để điều chỉnh đường huyết và đối phó với căng thẳng trong cơ thể. 

Trong cam thảo lại chứa nhiều hợp chất kích thích sản xuất cortisol. Nhờ vậy, cam thảo có thể giảm viêm, bảo vệ tế bào khỏi hư hại, góp phần cải thiện chức năng tuyến thượng thận. 

cam thảo có tác dụng gì
Cam thảo cải thiện chức năng tuyến thượng thận, ngăn ngừa tế bào phản ứng căng thẳng

Cam thảo có tác dụng chống tế bào gây ung thư 

Nhiều nghiên cứu trong Y học cổ truyền đã phát hiện ra các thành phần trong cam thảo có khả năng chống tế bào gây ung thư. Các hợp chất chống oxy hóa đó là Glycyrrhizin, Liquiritin, Flavonoid, Saponin có tác dụng chống viêm để bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương. Các hợp chất chống viêm này còn tăng cường hệ miễn dịch và ức chế sự phát triển, phân chia của tế bào ung thư.

Giảm các triệu chứng kinh nguyệt

Cam thảo còn giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt và giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ. Thành phần trong cam thảo có nguồn gốc thực vật là Phytoestrogen có tác dụng tương tự như estrogen trong cơ thể. Hợp chất này giảm các triệu chứng như đau bụng, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm và khô âm đạo thường xảy ra trong thời kỳ mãn kinh. 

cam thảo có tác dụng gì
Các thành phần trong cam thảo giảm các hội chứng trong kinh nguyệt

Cam thảo tương tác với thuốc gì?

Không thể phủ nhận công dụng của cam thảo đối với sức khỏe, tuy nhiên, loại cây này cũng kiêng kỵ với nhiều loại thuốc điều trị bệnh. Thế nên, những người sử dụng các loại thuốc sau đây, không nên tự ý dùng cam thảo: 

  • Chất làm loãng máu Coumadin®
  • Thuốc lợi tiểu, bao gồm chlorothiazide và hydrochlorothiazide
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp như captopril, valsartan, amlodipine, furosemide và hydrochlorothiazide
  • Nhóm thuốc trị viêm Corticosteroid như methylprednisolone, dexamethasone và prednisone 
  • Nhóm thuốc hormone nội tiết như estrogen, estradiol và ethinyl estradiol
  • Thuốc tránh thai
  • Thuốc hạ kali
  • Thuốc nhịp tim

Có rất nhiều loại thuốc kể trên tương tác với cam thảo. Tốt nhất, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng cam thảo. Tránh lạm dụng hoặc sử dụng sai cách sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể. 

Ai không nên sử dụng cam thảo?

Nếu bạn rơi vào các trường hợp sau đây thì cũng không nên sử dụng cam thảo:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Người bị cao huyết áp
  • Người bị rối loạn tuyến giáp
  • Người bị bệnh thận
  • Người bị bệnh tim
  • Người bị tiểu đường
  • Người bị loét dạ dày
  • Người bị suy giáp
  • Người bị bệnh Addison
  • Người bị rối loạn đông máu
  • Người bị lợi tiểu trừ thấp 
  • Người bị bụng đầy hơi, phù trướng
  • Ngoài ra, những người có tiền sử dị ứng với cam thảo cũng không nên sử dụng.
cam thảo có tác dụng gì
Thai phụ và phụ nữ cho con bú không được tự ý dùng cam thảo

Lưu ý tác dụng phụ khi dùng cam thảo quá liều 

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho hay, việc sử dụng quá nhiều cam thảo có thể khiến cơ thể bị ảnh hưởng các vấn đề sức khỏe bao gồm: 

  • Tăng huyết áp
  • Tăng nhịp tim
  • Giảm kali trong máu
  • Nhức đầu
  • Chóng mặt
cam thảo có tác dụng gì
Sử dụng cam thảo quá liều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe

Nhìn chung, cam thảo có tác dụng dược lý trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, cây thuốc thảo mộc này sẽ gây ra tác dụng phụ do sử dụng quá liều và có thể tương tác với một số thuốc điều trị khác. Sắc Ngọc Khang hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu hơn về các tác dụng của cam thảo và tốt nhất nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc có chuyên môn trước khi sử dụng nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *