Tia UV là gì? Tác hại và cách bảo vệ da khỏi tia UV

Tia UV là gì? Tác hại và cách bảo vệ da khỏi tia UV

Mỗi ngày, làn da của chúng ta phải đối mặt với một “kẻ thù vô hình”, nguy hiểm mang tên tia UV? Vậy tia UV là gì? Tác hại của tia UV đối với da và sức khỏe ra sao? Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi loại tia này?

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về tia UV, từ khái niệm, phân loại, tác hại cho đến các biện pháp bảo vệ hiệu quả. Hãy cùng khám phá để hiểu rõ hơn về tia UV và trang bị cho mình những “vũ khí” cần thiết để bảo vệ bản thân nhé!

Tia UV là gì? 

Tia UV (còn gọi là tia cực tím hay tia tử ngoại) là tên viết tắt của Ultraviolet. Đây là dạng sóng điện từ có bước sóng dài hơn tia X nhưng ngắn hơn so với bước sóng của ánh sáng xanh. Nghĩa là mắt chúng ta có thể nhìn thấy được ánh sáng xanh nhưng không thể nhìn thấy được tia UV, tia X, tia Gamma.

Ở đâu có ánh nắng mặt trời thì ở đó vẫn sẽ có tia UV. Nhìn chung, tùy thuộc vào mức độ và tần suất chiếu sáng, tia UV mang tới ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực lên con người và môi trường. 

Xem thêm: Ánh sáng xanh là gì? Các tác hại không tưởng đến mắt và làn da

tia UV
Mắt thường của chúng ta không thể nhìn thấy được tia UV

Các loại tia UV

Trong quá trình nghiên cứu sự ảnh hưởng của tia UV, các nhà khoa học đã phân loại tia UV thành ba dạng chính sau đây:

Tia UVA

Nhắc đến tia cực tím, chúng ta thường nghĩ đến tia UVB với khả năng gây cháy nắng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, tia UVA mới là “kẻ thù thầm lặng” nguy hiểm hơn cả. Hiện diện quanh năm, bất kể trời râm hay nắng, tia UVA chiếm đến 95% lượng tia UV chiếu xuống trái đất, len lỏi qua mây, kính và cả lớp biểu bì da.

Không gây cảm giác rát bỏng như UVB, tia UVA âm thầm xâm nhập sâu vào da, tấn công các tế bào hạ bì. Tia UVA tạo ra các gốc tự do, dẫn đến những hậu quả lâu dài:

  • Lão hóa da sớm: Làn da chùng nhão, nếp nhăn xuất hiện do cấu trúc nâng đỡ da bị phá hủy.
  • Dị ứng ánh nắng mặt trời: Mẩn đỏ, ngứa, phát ban – những biểu hiện khó chịu do tia UVA kích hoạt.
  • Rối loạn sắc tố: Nám da, đốm nâu, tàn nhang, “mặt nạ thai kỳ” là những dấu hiệu thường gặp.
  • Ung thư da: Nguy cơ tiềm ẩn, đe dọa sức khỏe lâu dài.

Tia UVB

Chỉ chiếm 5% lượng tia UV chạm Trái Đất, UVB tuy không “phủ sóng” rộng như UVA nhưng vẫn có sức ảnh hưởng không thể xem nhẹ. Khác với “người anh em” UVA, UVB bị chặn lại bởi mây và kính, nhưng lại có khả năng xuyên qua lớp biểu bì da.

Tia UVB chính là “thủ phạm” khiến da bạn trở nên nâu sậm sau khi tắm nắng. Tuy nhiên, đi kèm với vẻ ngoài rám nắng khỏe khoắn ấy là những nguy cơ tiềm ẩn:

  • Bỏng rát da: Tia UVB là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng cháy nắng, với các triệu chứng như ửng đỏ, rát, bong tróc da.
  • Dị ứng ánh nắng mặt trời: UVB có thể kích hoạt các phản ứng dị ứng da, gây ngứa, nổi mẩn, thậm chí sưng tấy.
  • Ung thư da: Tiếp xúc nhiều với tia UVB là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến ung thư da, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào gai.

Tia UVC

Là dạng bước sóng ngắn nhất và năng lượng cao hơn UVA, UVB. Nếu bạn tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với tia UVC, có thể gây ung thư da và đôi mắt bị mù loà. Một mặt khác, tia UVC có lợi ích trong y tế về khả năng tiệt trùng và khử khuẩn.

Phần lớn ánh nắng mặt trời chiếu đến chúng ta sẽ là tia UVA. Tuy nhiên, tùy vào bước sóng khác nhau của mỗi loại tia cực tím mà chúng sẽ bị bức xạ ion hóa hoặc bị oxy hấp thụ trong không khí.

tia UV
Có 3 loại tia UV phổ biến nhất: UVA, UVB, UVC

Mức độ ảnh hưởng của tia UV

Mức độ ảnh hưởng và mật độ tia UV (tia cực tím) phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

Vị trí địa lý

Cường độ tia UV cao nhất ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là gần xích đạo. Càng xa xích đạo, cường độ tia UV giảm dần do ảnh hưởng của vĩ độ và tầng khí quyển dày hơn.

Độ cao so với mực nước biển

Càng lên cao, cường độ tia UV càng tăng do mật độ khí quyển thấp hơn, khiến tia UV dễ dàng xuyên qua.

Thời điểm trong ngày

Tia UV mạnh nhất vào buổi trưa, khi mặt trời trên đỉnh đầu, đứng bóng. Đặc biệt từ 10 giờ sáng đến 14 giờ chiều là thời điểm tia UV gây hại nhất.

Tia UV giảm dần vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối khi mặt trời ở vị trí thấp hơn.

Khung cảnh và môi trường

  • Nơi có không gian rộng thường có mức độ tia UV cao hơn.
  • Những bề mặt có tính phản xạ cao, như tuyết và cát biển, làm tăng cường tia UV. Trên thực tế, tia UV có thể gần như tăng gấp đôi khi phản xạ từ tuyết.
  • Khu vực thành phố có ít tia UV hơn do bóng râm từ tòa nhà cao tầng và cây cối.

Tác hại tia UV với sức khỏe và làn da 

Tác hại tia UV mạnh hay nhẹ còn phụ thuộc vào làn da sẽ tiếp xúc ngắn hạn hay dài hại với ánh nắng mặt trời. Thông thường, việc tiếp xúc trực tiếp với tia UV có trong ánh nắng mặt trời sẽ gây ra một số tác hại điển hình cho làn da như sau: 

  • Tia UV làm da cháy nắng
  • Tàn nhang và lão hóa da
  • Ung thư da
  • Da mẫn cảm với ánh sáng
  • Da dày sừng
  • Gây suy yếu hệ miễn dịch 
  • Tia UV ảnh hưởng thị lực đôi mắt 

Bạn có thể xem giải thích chi tiết 7 tác hại của tia UV phía trên: TẠI ĐÂY 

Tia UV có thể gây cháy nắng
Tia UV có thể gây cháy nắng

Cách bảo vệ da hiệu quả trước tác hại tia UV 

Để phòng ngừa các tác hại của tia UV, bạn hãy áp dụng những lời khuyên dưới đây nhé!

Luôn thoa kem chống nắng mỗi ngày 

Kem chống nắng có thể giúp bảo vệ làn da khỏe mạnh và ngăn ngừa những dấu hiệu tổn thương từ tia UV. Sắc Ngọc Khang sẽ hướng dẫn bạn về cách chọn kem chống nắng phù hợp như sau: 

  • Hãy tìm kiếm sản phẩm chống nắng phổ rộng, có khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA, UVB và cả tia UVA sóng dài. Nên lưu ý kiểm tra kỹ thông tin trên bao bì để đảm bảo sản phẩm có ghi chú cụ thể về khả năng chống tia UVA sóng dài, vì không phải loại kem chống nắng nào cũng có khả năng bảo vệ da khỏi loại tia UV này
  • Kem chống nắng bảo vệ da cần có chỉ số SPF từ 30 trở lên và PA+++, PA++++.
  • Riêng loại da nhạy cảm, nên chọn kem chống nắng có thành phần an toàn cho da như Titanium, Dioxide, Zinc Oxide… để tránh gây kích ứng.
tia UV
Chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 50 khi ngoài trời nắng

Ngoài ra, bạn cũng nên biết cách sử dụng kem chống nắng đúng cách để bảo vệ làn da tối ưu như sau:  

  • Bạn cần bôi kem chống nắng trước 20 phút khi ra ngoài.
  • Bạn nên thoa lại thường xuyên, do kem chống nắng có thể bị trôi do mồ hôi mặt, hay ma sát từ khẩu trang hoặc khi bơi lội,…
  • Ngoài ra, một số thành phần trong kem chống nắng dễ bị phân hủy bởi ánh nắng nên bạn chú ý thoa lại sau 2-3 tiếng.  
  • Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày, ngay cả ngày có thời tiết xấu hoặc trong nhà có nhiều ánh sáng. 
  • Luôn rửa tay và sát khuẩn tay sạch sẽ khi bôi kem chống nắng.

Che phủ cơ học cho cơ thể của bạn 

Ngoài việc sử dụng kem chống nắng, việc mặc các trang phục che phủ cho cơ thể giúp chống nắng rất hiệu quả như: áo khoác tay dài, váy chống nắng, kính râm, mũ rộng vành, ô chống nắng… Trong đó, việc chọn mũ và kính râm để chống nắng thì bạn cần lưu ý như sau: 

  • Mũ: chọn loại mũ có vành rộng ít nhất 7cm để che mát được vùng da mặt và vùng cổ. 
  • Kính râm: không phải loại kính râm có tròng màu tối là có thể chống được tia tử ngoại. Hãy chọn loại kính râm được chứng nhận CE ở mức độ 3. Đồng thời chọn loại kính râm vừa vặn với khuôn mặt, nếu kính quá chặt sẽ khiến đau đầu và quá rộng dễ tuột xuống sống mũi, không cản được nhiều nắng. 

Chú ý chất liệu trang phục khi ra trời nắng 

Có nhiều nhận định sai lầm về màu sắc của quần áo để chống nắng. Chẳng như trang phục có màu tối thì chống nắng kém và mặc màu sáng thì chống nắng an toàn hơn. Thực tế không như vậy, dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi chọn quần áo để chống nắng: 

  • Màu sắc: nên ưu tiên chọn quần áo chống nắng có màu tối hoặc màu đậm như đen, xanh biển, xanh lục sẽ cho khả năng chống tia cực tím mạnh hơn so với màu trắng và những màu nhạt. 
  • Chất liệu vải: hãy chọn vải dệt sẽ cho khả năng chống nắng rất hiệu quả. Đồng thời, tránh chọn các chất liệu chống nắng kém như vải ren, vải lụa, vải dạ. 
tia UV
Trang bị các biện pháp chống nắng cơ học như áo chống nắng dài tay có mũ,…

Hạn chế ra ngoài vào giờ trưa 

Ngoài những biện pháp trên, thì bạn cũng nên tránh tiếp xúc với ánh nắng có tia bức xạ cao từ 11h đến 3h chiều. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, bạn nên trang bị các biện pháp chống nắng đã kể trên. 

Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên làm việc với máy tính, điện thoại thì các nguồn ánh sáng nhân tạo từ thiết bị vẫn làm hại đến da của bạn. Thế nên, bạn vẫn phải bôi kem chống nắng cho mặt và cân nhắc giảm thời lượng sử dụng các thiết bị điện tử. 

Gợi ý dòng sản phẩm chuyên sâu – Chăm sóc da toàn diện

Nằm trong danh sách những sản phẩm chống nắng lành tính, an toàn được ưa chuộng hiện nay, Kem Chống Nắng “Sa Mạc” Sắc Ngọc Khang với công thức cải tiến giúp bảo vệ da toàn diện nhờ những ưu điểm vượt trội sau đây:

Công nghệ chống nắng quang phổ rộng kết hợp cùng Ectoin từ Vi Sinh Vật Sa Mạc

Kem Chống Nắng “Sa Mạc” sở hữu công nghệ 6 tẩng lọc filter tiên tiến, cho phổ chống nắng cực rộng, chống được các bức xạ từ bước sóng 280 – 500nm. Điều này đồng nghĩa với việc làn da sẽ được bảo vệ toàn diện trước tác hại của tai UVA1/UVA2/UVB và cả ánh sáng xanh.

Đặc biệt, sản phẩm được bổ sung thêm Ectoin từ Vi Sinh Vật Sa Mạc giúp tạo lớp màng bảo vệ da khỏi ô nhiễm, bụi mịn và lão hóa.

Kem Chống Nắng "Sa Mạc" - Lựa chọn hoàn hảo bảo vệ toàn diện
Kem Chống Nắng “Sa Mạc” – Lựa chọn hoàn hảo bảo vệ toàn diện

Chỉ số chống nắng SPF50+/PA++++ đã được kiểm định

Sản phẩm sở hữu chỉ số chống nắng vượt trội SPF50+/PA+++ đã được kiểm định nghiêm ngặt, khắt khe tại Thái Lan.

Với chỉ số này, làn da sẽ được bảo vệ tối ưu nhưng vẫn giữ được độ mỏng nhẹ, không gây khó chịu khi thoa kem chống nắng.

Dưỡng ẩm – phục hồi – ngăn tổn thương

Antileukine 6 từ Rong Biển Vàng nước Pháp được thêm vào sản phẩm cho khả năng làm dịu da tức thì, củng cố cấu trúc da và làm chậm lão hóa.

Khả năng nâng tông tức thì

Sản phẩm giúp làm đều màu da, nâng tông da tự nhiên. Bạn có thể sử dụng thay kem lót trang điểm. Trường hợp không có nhiều thời gian trang điểm thì chỉ cần thoa kem chống nắng là bạn đã có thể tự tin với “mặt mộc” trắng mịn rạng rỡ.

Lưu ý: Tránh để sản phẩm tiếp xúc với mắt. Đồng thời bạn nên thoa lại kem chống nắng thường xuyên khi thấy kem bị trôi do mồi hôi, bơi lội,… 

Kết luận

Qua bài viết này bạn có thể biết được tia UV là gì cũng như những tác hại mà chúng ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da. Do đó, chúng ta cần phải có biện pháp chống nắng an toàn và hiệu quả bằng kem chống nắng, trang phục chống nắng và hạn chế ra ngoài vào giờ trưa. Ngoài ra, khi phát hiện làn da của mình bị cháy nắng nghiêm trọng, bạn hãy can thiệp điều trị da liễu với bác sĩ có chuyên môn để tránh gây ra những hậu quả trầm trọng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *