Ánh sáng xanh là gì? Các biện pháp giảm tác hại ánh sáng xanh

ánh sáng xanh

Hằng ngày đôi mắt chúng ta phải tiếp xúc với nhiều loại ánh sáng xanh khác nhau từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, laptop, tivi,… Ánh sáng xanh không đơn giản chỉ làm mỏi mắt mà còn gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm khác cho đôi mắt và sức khỏe tinh thần. Vậy ánh sáng xanh là gì, chúng đến từ đâu, có tác hại đến thế nào với cơ thể? Sắc Ngọc Khang sẽ giải đáp thắc mắc trên và hướng dẫn bảo vệ sức khỏe cho bạn nhằm giảm các tác hại từ ánh sáng xanh.  

Ánh sáng xanh là gì? 

Ánh sáng xanh được coi là một phần của quang phổ ánh sáng và có thể nhìn thấy được. Ánh sáng xanh có bước sóng từ 380 đến 500 nanomet và mang năng lượng không nguy hiểm bằng tia UV. Tuy nhiên, ánh sáng xanh có năng lượng cao hơn so với các ánh sáng có thể nhìn thấy khác, đủ để gây ra nguy hiểm lâu dài cho sức khỏe.

Ánh sáng xanh có tồn tại trong ánh sáng mặt trời nhưng đa số mọi người lại dành thời gian cho ánh sáng nhân tạo nhiều hơn. Chúng ta cùng đi sâu vào đặc điểm của từng loại ngay phần dưới đây.

Xem thêm: Tia UV là gì? Các tác hại tia UV và cách bảo vệ da

ánh sáng xanh
Ánh sáng xanh có bước sóng dài và mắt thường nhìn thấy được

Ánh sáng xanh có ở đâu? 

Hiện nay có hai nguồn ánh sáng xanh mà chúng ta đang tiếp xúc mỗi ngày là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.

Ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng xanh có ở nguồn ánh sáng tự nhiên đến từ mặt trời. Vào sáng sớm, nguồn ánh sáng xanh mang bước sóng xanh lam, giúp chúng ta tăng cường sự tỉnh táo, tập trung tinh thần. Đây là nguồn ánh sáng xanh phổ biến nhất và con người có thể thích nghi với loại ánh sáng này. Ánh sáng mặt trời chính là nguồn cung cấp năng lượng, hấp thụ vitamin D tự nhiên để kích thích não bộ chúng ta phát triển. 

ánh sáng xanh
Nguồn ánh sáng tự nhiên có chứa ánh sáng xanh

Ngoài ra, việc tiếp xúc với ánh mặt trời cũng giữ cho nhịp sinh học của con người (chu kỳ 24h tự nhiên) được kiểm soát hơn. Cơ thể biết chìm vào giấc ngủ vào buổi tối và thức dậy tỉnh táo vào sáng sớm. Tuy nhiên, chúng ta lại dành nhiều thời gian và khoảng cách tiếp xúc trực tiếp với nguồn sáng nhân tạo nhiều hơn.  

Ánh sáng nhân tạo

Ánh sáng xanh còn có ở nguồn ánh sáng nhân tạo. Đây là nguồn sáng không có năng lượng nhiều bằng ánh sáng tự nhiên và có cường độ khác nhau như sau: 

Đèn huỳnh quang: chứa 25% cường độ và không nguy hiểm bằng bức xạ từ tia UV mặt trời. Nhưng chúng lại ở khoảng cách gần hơn với chúng ta nên vẫn có nguy cơ gây hại cho đôi mắt. 

Các thiết bị điện tử: như điện thoại thông minh, máy tính bàn, máy tính bảng, laptop sẽ chứa khoảng 35% cường độ ánh sáng nhân tạo từ đèn LED màn hình. Đây là nguồn sáng mà gần như mỗi ngày, chúng ta đều tiếp xúc ở khoảng cách gần hơn bất kỳ nguồn sáng nào khác. 

Nhìn chung, các loại ánh sáng đến từ mỗi thiết bị màn hình điện tử có bước sóng chênh lệch khác nhau. Thế nhưng chúng đều nằm trong phổ quang gây hại cho sức khỏe đôi mắt.

ánh sáng xanh

Nguồn sáng thiết bị điện tử và đèn huỳnh quang chứa ánh sáng xanh nhân tạo

Tác hại của ánh sáng xanh đối với cơ thể 

Nguy cơ thoái hóa điểm vàng

Trong một thời gian dài tiếp xúc quá nhiều với cường độ cao ánh sáng xanh, sẽ làm hỏng các tế bào nhạy cảm với ánh sáng tại võng mạc. Trong khi đó các tế bào này có lợi ích trong việc giảm các tác hại của tia UV chiếu đến võng mạc. Nếu quang hóa võng mạc bị tổn thương, tế bào thị giác sẽ không đủ chất dinh dưỡng. Lâu ngày dẫn đến thoái hóa võng mạc, tăng nguy cơ mù lòa. 

ánh sáng xanh
Người mắc bệnh thoái hóa điểm vàng sẽ có tầm nhìn rất kém

Hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số

Có một thực trạng là chúng ta rất ít chớp mắt khi nhìn vào màn hình thiết bị điện tử. Điều này sẽ gây ra hội chứng mỏi mắt. Hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số sẽ có các triệu chứng như khô rát mắt, nhức mắt, căng mắt khiến mắt khó tập trung. Các triệu chứng này trở nặng sẽ gây ra một số bệnh tật nguy hiểm cho sức khỏe đôi mắt. 

Cận thị

Khi đôi mắt tiếp xúc quá nhiều ánh sáng xanh nhân tạo nhưng tiếp xúc không đủ với ánh sáng tự nhiên, sẽ làm tăng nguy cơ cận thị. Hiện nay, các thanh thiếu niên và thanh niên bị cận thị từ rất sớm, một trong nhân chủ yếu là do đôi mắt thường xuyên tiếp xúc màn hình LED ở khoảng cách quá gần.

Làn da “xuống cấp”

Không chỉ đôi mắt bị tổn thương, các bức xạ từ ánh sáng từ điện thoại, laptop, máy tính,… cũng đủ làm cho làn da “xuống cấp”: 

  • Nổi mụn trứng cá, viêm da, đỏ sưng. 
  • Xuất hiện các lão hóa da sớm
  • Tăng sắc tố da
  • Da mất độ ẩm

Bạn có thể xem chiết: Tác hại của ánh sáng xanh đối với da

Gây mất ngủ, khó tập trung  

Sâu xa hơn, ánh sáng xanh không chỉ gây tác hại đến đôi mắt và làn da mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và rối loạn giấc ngủ. Vào ban ngày, các ánh sáng tự nhiên báo hiệu cho cơ thể có dấu hiệu để dậy. Thế nhưng việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính vào ban đêm sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ sớm. 

Vì ánh sáng xanh có khả năng ngăn chặn các hormone giấc ngủ melatonin, làm xáo trộn đồng hồ tự nhiên trong cơ thể. Điều này tiếp diễn thường xuyên sẽ khiến cơ thể suy giảm chức năng, dẫn đến mất ngủ kéo dài và khó tỉnh táo vào ban ngày.

ánh sáng xanh
Ánh sáng xanh không chỉ gây mỏi mắt mà còn gây nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ

Các biện pháp giảm tác hại ánh sáng xanh

Cuộc sống ngày càng bận rộn và hiện đại hơn, các thiết bị điện tử thông minh rất cần thiết với chúng ta trong công việc.Thế nên, chúng ta không thể rời xa các thiết bị điện tử mà nên nhận thức rõ về các tác hại của ánh sáng xanh. Từ đó, hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe khỏi ánh sáng xanh qua các lời khuyên hữu ích dưới đây. 

Giảm thiểu thời gian tiếp xúc với ánh sáng xanh

Trong quá trình sử dụng điện thoại hay máy tính, bạn nên có thời gian cho mắt nghỉ “giải lao”. Sau 20 phút xem thiết bị điện tử, bạn hãy di chuyển mắt, nhìn vào khoảng không 6 mét trong 20 giây để mắt tập trung hơn. Đồng thời, khoảng cách từ mắt đến màn hình máy tính nên là 50cm để giảm mỏi mắt. 

Quan trọng hơn là bạn cũng phải cắt giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm, ít nhất nửa giờ trước khi đi ngủ. Nhằm giúp cơ thể tuân theo chu kỳ thức và chu kỳ ngủ bình thường, không bị rối loạn giấc ngủ gây tác hại cho mắt và làn da. 

Nếu bạn vẫn bị mất ngủ, hãy xem giải pháp: Bật mí 5 cách tự nhiên chống mất ngủ hiệu quả 2023

Sử dụng bộ lọc ánh sáng màu xanh 

Bạn có thể sử dụng tấm chắn ánh sáng xanh cho màn hình của các thiết bị điện tử, để giảm mức độ phơi nhiễm của mắt. Bên cạnh đó, nếu thiết bị của bạn có “chế độ ban đêm”, chức năng giảm ánh sáng xanh và đèn vàng thì hãy sử dụng các tính năng hữu ích này.

Nếu thiết bị điện tử của bạn không có các tính năng trên, bạn có thể tải và cài đặt các phần mềm giảm ánh sáng xanh trên ứng dụng Chrome, IOS, Android. 

ánh sáng xanh
Bạn hãy bật chế độc lọc ánh sáng trên window hoặc tải phần mềm bộc lọc ánh sáng xanh

Đeo kính chuyên dụng chống ánh sáng xanh

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều kính đeo chống ánh sáng xanh để giảm mỏi mắt. Nếu bạn muốn sử dụng kính đeo, hãy chọn sản phẩm có phủ lớp chống phản xạ (AR) lên tròng kính. Lớp phủ AR có tác dụng giảm thiểu độ sáng của ánh sáng xanh cho đôi mắt đỡ chói khi làm việc trong thời gian dài. 

Tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể

Để cơ thể khỏe mạnh, bạn nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Từ đó góp phần cho cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống chọi lại với các tác nhân gây hại bên ngoài. Một số các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể chẳng hạn như:

  • Vitamin A
  • Vitamin C
  • Vitamin B: B6, B9, B12 

Các vitamin này có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi tác hại của gốc tự do, hỗ trợ đôi mắt và làn da sáng khỏe hơn. 

Sử dụng kem chống nắng giảm tác hại ánh sáng xanh 

Kem chống nắng bảo vệ làn da khỏi một phần nhỏ khỏi tác hại của ánh sáng xanh, khoảng 20 đến 30% cường độ. Dù kem chống nắng không thể ngăn chặn hoàn toàn nhưng bạn có thể kết hợp cùng các biện pháp kể trên để giảm tác hại ánh sáng xanh. Kem chống nắng tạo ra màng chắn trên bề mặt da để bảo vệ da. Thế nên, việc sử dụng kem chống nắng mỗi ngày có thể giảm các dấu hiệu lão hóa da và giảm kích ứng da từ tác hại của ánh sáng xanh. Tuy nhiên bạn hãy chọn loại sản phẩm kem chống nắng có chỉ số SPF trên 50 để bảo vệ da hiệu quả hơn.

ánh sáng xanh
Sản phẩm kem chống nắng Sắc Ngọc Khang

Bạn có thể tham khảo sản phẩm Kem chống nắng nhà Sắc Ngọc Khang với chỉ số SPF 50+, PA++++ chống đến 98% tia UVA và UVB. Sản phẩm có nền kem mỏng nhẹ, không để lại bóng dầu trên da và nuôi dưỡng làn da sáng khỏe với chiết xuất hoa anh đào và cà chua không màu. Sản phẩm phù hợp với mọi làn da, giảm kích ứng, đem lại khả năng chống nắng hiệu quả với chiết xuất rễ cam thảo và cây Candeia Brazil.

Ánh sáng xanh có lợi ích không?

Câu trả lời là Có! Thực tế là ánh sáng xanh không phải là lúc nào cũng đều gây hại đến cuộc sống chúng ta. Vào ban ngày các ánh xanh cũng giúp duy trì nhịp sinh học cơ thể ổn định và khỏe mạnh hơn. Ngược lại lạm dụng ánh sáng xanh vào ban đêm từ nguồn thiết bị điện tử làm mất ngủ và khó thức giấc tỉnh táo vào ban ngày. Hiện nay trong da liễu đã dùng nhiều phương pháp chiếu ánh sáng xanh để điều trị mụn viêm. 

Bạn có thể xem chi tiết: Chiếu ánh sáng xanh có tác dụng gì? 

Qua bài viết trên bạn đã được tìm hiểu ánh sáng xanh là gì và các tác hại của chúng. Hi vọng trong thời đại bùng nổ các thiết bị số như hiện nay, chúng ta cần nhận thức được các tác hại từ ánh sáng xanh và luôn thực hiện biện pháp bảo vệ đôi mắt, làn da và sức khỏe tinh thần ngay từ bây giờ bạn nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *