Mất ngủ kéo dài có tác hại như thế nào đến sức khỏe?

Mất ngủ là một vấn đề sức khỏe phổ biến và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của mọi người. Dù bạn là người trẻ, người cao tuổi hay bất kỳ đối tượng nào, mất ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện và tinh thần của bạn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào vấn đề mất ngủ kéo dài. Từ đó tìm hiểu biểu hiện, tác hại và cách giảm thiểu hoặc ngăn ngừa nó.

Biểu hiện của mất ngủ

Mất ngủ có thể biểu hiện thông qua nhiều triệu chứng và tình trạng khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến của mất ngủ:

  • Khó khăn khi đi vào giấc ngủ: Mất ngủ thường đi kèm với khó khăn trong việc thư giãn và tự đưa mình vào giấc ngủ. Người mất ngủ sẽ dễ bật dậy trong đêm hoặc phải lật mình qua lại trong giường mà không thể vào giấc.
  • Thức dậy nhiều lần trong đêm: Người mất ngủ thường thức dậy nhiều lần trong suốt đêm. Và việc tỉnh giấc thường kéo dài một thời gian ngắn hoặc dài hơn mà không thể tiếp tục đi vào giấc ngủ.
Biểu hiện của mất ngủ
Người bị khó ngủ thường dễ trằn trọc trong đêm
  • Không cảm thấy sảng khoái sau khi thức dậy: Dù đã ngủ, tuy nhiên chỉ thường là giấc ngủ ngắn, khó khăn. Vậy nên người mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi và không sảng khoái sau khi thức dậy. Họ có thể cảm thấy mệt và buồn ngủ suốt cả ngày.
  • Thay đổi tâm trạng và cảm xúc: Người mất ngủ có thể trở nên dễ cáu gắt, khó kiểm soát cảm xúc và có thể bị kích thích dễ dàng hơn.
  • Tình trạng thể chất không tốt: Mất ngủ có thể làm suy giảm sức khỏe tổng thể. Gây ra cảm giác mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và suy nhược.
  • Uể oải, chán ăn: Ngủ không ngon sẽ khiến cơ thể trở nên thiếu năng lượng. Các cảm giác mệt mỏi kéo dài cũng khiến cơ thể mất đi cảm giác thèm ăn.

Tác hại của mất ngủ kéo dài

Mất ngủ kéo dài không chỉ là một vấn đề tạm thời mà còn có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Dưới đây là một số tác hại của mất ngủ kéo dài.

Rối loạn tâm lý

Tình trạng thiếu ngủ diễn ra trong một thời gian dài sẽ dẫn đến các vấn đề tâm lý. Trước hết, việc mệt mỏi do thiếu ngủ sẽ khiến con người ta trở nên dễ cáu gắt, khó chịu hơn. Nó khiến người ta thấy chán nản, thất vọng và tự ti. Người mất ngủ thường có xu hướng cảm thấy căng thẳng và khó kiểm soát cảm xúc. Nghiêm trọng hơn, nó còn gây ra các vấn đề tâm lý nặng nề như trầm cảm, rối loạn lo âu. Điều này càng về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần của con người.

Mất ngủ kéo dài
Mất ngủ trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng

Sức đề kháng suy yếu

Việc thiếu ngủ có thể làm giảm khả năng của hệ thống miễn dịch đối phó với các vi khuẩn, virus và bệnh tật khác. Khi bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản xuất ít hơn các tế bào bạch cầu hơn. Tế bào bạch cầu là những tế bào miễn dịch giúp chống lại nhiễm trùng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm lạnh, cúm và các bệnh nhiễm trùng khác. Ngoài ra, mất ngủ cũng có thể làm tăng mức độ cortisol, một hormone gây căng thẳng. Cortisol có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và khiến bạn dễ bị nhiễm trùng.

Tác động đến ngoại hình

Việc mất ngủ có thể ảnh hưởng đến nhan sắc và ngoại hình của bạn. Khi bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản xuất nhiều hơn các hormone gây căng thẳng, chẳng hạn như cortisol. Cortisol có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, chẳng hạn như mụn trứng cá, da khô và nếp nhăn.

Ngoài ra, mất ngủ cũng có thể làm giảm khả năng sản xuất collagen, là một loại protein giúp giữ cho da săn chắc và trẻ trung. Điều này có thể dẫn đến da lão hóa sớm, với các dấu hiệu như nếp nhăn, da chảy xệ và quầng thâm mắt. 

Mất ngủ kéo dài
Thiếu ngủ lâu dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình

Tình trạng thiếu ngủ cũng dễ gây ra tăng cân và tăng nguy cơ béo phì. Điều là do sự thay đổi trong hormone đói và no. Nó sẽ dẫn đến sự thèm ăn và mất khả năng kiểm soát việc ăn uống.

Suy giảm hiệu suất làm việc

Mất ngủ làm giảm khả năng tập trung đáng kể. Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi sự tập trung và sáng tạo. Khả năng tư duy và xử lý thông tin cũng bị suy giảm khi cơ thể bị thiếu ngủ. Điều này dẫn đến việc làm việc chậm hơn và giảm năng suất. Ngoài ra nó còn làm suy giảm khả năng ghi nhớ và khả năng tập trung, ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn và dài hạn.

Hơn nữa, mất ngủ cũng dễ làm tăng nguy cơ sai sót trong công việc do khả năng tập trung kém. Vì vậy mà nó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. Thiếu ngủ cũng sẽ làm giảm khả năng tư duy logic và ra quyết định. Các quyết định được đưa ra lúc trạng thái tinh thần không tốt sẽ thiếu suy nghĩ, thiếu cân nhắc dẫn đến những kết quả không tốt.

Giảm khả năng phản xạ, tăng nguy cơ gây tai nạn

Việc thiếu ngủ trong lâu dài có thể làm tăng nguy cơ gây tai nạn. Khi bạn không ngủ đủ giấc, khả năng tập trung, phán đoán và phản xạ của bạn bị suy giảm. Đặc biệt là sự suy giảm trong khả năng phản xạ với các tình huống nguy hiểm. Điều này có thể dẫn đến việc bạn mắc sai lầm khi đang lái xe, vận hành máy móc hoặc thực hiện các công việc nguy hiểm khác. 

Mất ngủ kéo dài
Mệt mỏi, căng thẳng làm giảm khả năng phản xạ khi đối phó với các tình huống nguy hiểm

Một nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy những người ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm có nguy cơ gặp tai nạn giao thông cao hơn gấp 3 lần so với những người ngủ đủ giấc. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người ngủ ít có nguy cơ bị tai nạn lao động cao hơn và có thể gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Tăng nguy cơ bệnh tim

Không ngủ đủ giấc trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch như tăng huyết áp, bệnh động mạch và nhồi máu cơ tim. Hệ thống tim mạch luôn rất cần thời gian để phục hồi và nghỉ ngơi. Quá trình này sẽ diễn ra khi đang ngủ. Vậy nên nếu bạn không ngủ được sẽ có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của cơ thể.

Cách cải thiện và ngăn ngừa tình trạng thiếu ngủ

  • Xây dựng thói quen ngủ đều đặn. Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian hàng ngày.
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái. Đảm bảo giường ngủ và môi trường xung quanh tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn và nhiệt độ.
  • Tránh sử dụng điện thoại, máy tính, TV ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế caffeine và nicotin. Tránh sử dụng các loại chất kích thích vào buổi chiều tối.
  • Tập thể dục giúp cải thiện giấc ngủ, nhưng hạn chế tập luyện vào buổi tối.
  • Đọc sách, nghe nhạc nhẹ, tắm nước ấm có thể giúp thư giãn trước khi đi ngủ.
  • Một số loại thảo dược như cây lạc tiên, hoa cúc,… có thể giúp thư giãn và cải thiện giấc ngủ.

Xem thêm: 5 cách tự nhiên chống mất ngủ 2023

cải thiện giấc ngủ
Tránh xa các chất kích thích để dễ ngủ hơn

Nhìn chung, mất ngủ kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Nếu bạn gặp vấn đề tương tự, hãy tìm kiếm sự tư vấn và khám bác sĩ để nhận được hướng dẫn chính xác và các biện pháp hỗ trợ điều trị thích hợp.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *