Nguyên nhân nào dẫn đến mất ngủ?

nguyên nhân mất ngủ

Giấc ngủ là thứ đóng vai trò quan trọng đối với con người. Một giấc ngủ đủ sẽ giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo và phục hồi. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều người đã và đang phải đối mặt với tình trạng mất ngủ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra tác động tiêu cực đến hiệu suất làm việc, tinh thần và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân mất ngủ là do đâu? Bài viết sau đây sẽ là lời giải đáp cho bạn.

Mất ngủ là gì? Mất ngủ ảnh ảnh hưởng tới sức khỏe thế nào?

Mất ngủ là một tình trạng cơ thể bị rối loạn về giấc ngủ. Điều này được biểu hiện thông qua các triệu chứng như khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ nông, thức dậy giữa chừng, khó ngủ lại sau khi thức giấc hoặc thức dậy rất sớm dù ngủ chưa đủ,… 

Nhìn chung, mất ngủ có thể chia thành hai dạng chính:

  • Mất ngủ trong thời gian ngắn (mất ngủ cấp tính)
  • Mất ngủ trong thời gian dài (mất ngủ mãn tính)
Mất ngủ là gì
Mất ngủ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống

Nếu tình trạng khó ngủ, thiếu ngủ kéo dài theo tuần hoặc tháng thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Nó không chỉ tàn phá cơ thể bạn mà còn gây ra những hệ lụy đến các vấn đề trong đời sống thường ngày. Người không ngủ đủ giấc sẽ luôn cảm thấy rất mệt mỏi, uể oải và dễ mất tập trung. Tình trạng mệt mỏi cũng dễ khiến tâm trạng dễ cáu gắt, khó chịu hơn. Từ đó mà làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, các mối quan hệ xã hội cũng như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh có liên quan.

Các nguyên nhân dẫn đến mất ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ. Điều này có thể xuất phát từ các yếu tố cả bên ngoài lẫn bên trong cơ thể. Cụ thể các nguyên nhân này là như thế nào, hãy cùng đọc tiếp dưới đây.

Áp lực và căng thẳng

Mỗi ngày chúng ta đều phải suy nghĩ và lo toan nhiều thứ. Các vấn đề liên quan đến công việc, gia đình, học tập hay các mối quan hệ luôn khiến người ta phải để tâm. Và việc cứ luôn nghĩ suy, lo lắng sẽ vô tình tạo ra các áp lực và căng thẳng. Nó khiến não bộ và tâm trí hoạt động nhiều hơn, đặc biệt là vào ban đêm. Vì đây là thời điểm yên tĩnh nhất trong ngày, bạn không bị phân tâm bởi thứ gì khác. Điều này dần ảnh hưởng đến tâm lý, khiến bạn thấy bất an. Do thế, bạn không cảm thấy an tâm để ngủ, tâm trạng không tốt cũng khiến giấc ngủ của bạn không được trọn vẹn. 

Nguyên nhân mất ngủ
Căng thẳng quá mức sẽ làm cơ thể khó đi vào giấc ngủ

Hormone thay đổi làm ảnh hưởng đến giấc ngủ

Thay đổi hormone có thể gây nên tình trạng mất ngủ. Hormone là những chất hóa học do cơ thể tiết ra để điều chỉnh nhiều chức năng khác nhau, bao gồm cả giấc ngủ. Khi nồng độ hormone thay đổi, nó có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học và gây khó ngủ. Về vấn đề này, phụ nữ sẽ dễ gặp phải hơn so với nam giới. 

Phụ nữ có thể bị khó ngủ trong thời kỳ kinh nguyệt, thai kỳ và mãn kinh. Trong thời kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone estrogen và progesterone giảm xuống. Nó có thể khiến phụ nữ khó đi vào giấc ngủ và dễ bị thức giấc. Trong quá trình mang thai, nồng độ progesterone tăng cao, có thể khiến phụ nữ buồn ngủ vào ban ngày nhưng lại khó đi vào giấc ngủ vào ban đêm. Trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen giảm đáng kể, có thể khiến phụ nữ khó ngủ, bốc hỏa và đổ mồ hôi.

Sử dụng các chất kích thích 

Chất kích thích là các chất có tác dụng làm tăng hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Nó khiến cơ thể tỉnh táo và tập trung hơn. Các loại chất kích thích phổ biến bao gồm caffeine, nicotine và rượu bia.

Caffeine là một chất có trong cà phê, trà, nước tăng lược và một số loại thực phẩm khác. Chất này có tác dụng ngăn chặn tác dụng của adenosine, một chất hóa học gây buồn ngủ. Do đó, caffeine có thể làm giảm cảm giác buồn ngủ và giúp bạn tỉnh táo trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cafeine cũng có thể khiến bạn khó ngủ vào ban đêm.

Nguyên nhân mất ngủ
Caffein và nicotine là kẻ thù của giấc ngủ ngon

Nicotine là chất phổ biến trong thuốc lá. Nó cũng có tác dụng tương tự như caffein. Vậy nên nếu sử dụng các sản phẩm chứa nicotine quá nhiều hoặc quá sát giờ đi ngủ sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ.

Rượu bia ban đầu có thể giúp bạn dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, rượu bia có thể gây rối loạn giấc ngủ vào cuối đêm, khiến bạn thức giấc nhiều lần và khó ngủ lại.

Ngoài ra, các loại thuốc như thuốc cảm, thuốc giảm đau hoặc các sản phẩm hỗ trợ giảm cân cũng chứa một lượng caffein hoặc các chất kích thích nhất định. Nếu bạn sử dụng những sản phẩm như vậy cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Vấn đề về tuổi tác

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tuổi càng cao thì tình trạng khó ngủ diễn ra càng thường xuyên hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên. Nó dẫn đến sự giảm dần về nồng độ hormone melatonin – một loại hormone giúp điều chỉnh giấc ngủ. Điều này khiến người lớn tuổi khó đi vào giấc ngủ và dễ thức giấc. 

Ngoài ra, người lớn tuổi cũng dễ mắc các bệnh liên quan đến tuổi già. Những vấn đề như đau nhức xương khớp, đau đầu, các bệnh về thần kinh cũng sẽ làm cho họ khó ngủ hơn.

Các thói quen xấu trước khi đi ngủ

Có một số thói quen tưởng chừng như bình thường nhưng thực chất lại ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến giấc ngủ của bạn như sau:

  • Sử dụng điện thoại hoặc máy tính: Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại hoặc máy tính có thể can thiệp vào sự sản xuất melatonin, làm giảm chất lượng giấc ngủ. Tránh sử dụng các thiết bị này ít nhất 1 giờ trước khi ngủ.
Nguyên nhân mất ngủ
Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử rất có hại
  • Ăn nhiều trước khi ngủ: Ăn quá nhiều hoặc thức ăn khó tiêu trước khi đi ngủ sẽ khiến cho dạ dày khó chịu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
  • Thức khuya: Thói quen thức khuya và ngủ bù vào ngày cuối tuần có thể làm thay đổi thời gian thức giấc của bạn. Nó dẫn đến hậu quả là sẽ khó ngủ vào các ngày trong tuần.
  • Tập thể dục mạnh: Tập thể dục cường độ cao hoặc tập thể dục quá muộn trong ngày có thể làm tăng cường sự tỉnh táo và gây khó ngủ.
  • Giờ giấc ngủ không cố định: Việc thay đổi liên tục giờ đi ngủ và giờ thức giấc giữa các ngày cũng ảnh hưởng đáng kể. Bạn nên xây dựng cho mình một thời gian biểu hợp lí, cố định để cơ thể thích nghi.

Giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi môi trường

Một môi trường ngủ không tốt sẽ làm chất lượng của bạn giảm sút đáng kể. Môi trường ngủ không đảm bảo sẽ có các yếu tố như:

  • Ánh sáng quá nhiều hoặc quá chói.
  • Tiếng ồn tạp nham, gây phiền nhiễu.
  • Nhiệt độ không phù hợp, quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Giường ngủ quá cứng, điển hình là các loại giường chiếu hoặc giường lò xo.
  • Không gian phòng ngủ bí bách, thiếu thông thoáng. Điều này gây ảnh hưởng đến nhịp thở khi ngủ.
  • Ngoài ra còn các yếu tố khác liên quan đến vấn đề vệ sinh trong phòng, hoặc chất lượng không khí trong phòng cũng sẽ gây tác động đến giấc ngủ.

Gợi ý một số phương pháp cải thiện giấc ngủ

  • Thiết lập thói quen ngủ lành mạnh: Đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày, ngay cả cuối tuần. Điều này sẽ giúp cơ thể hình thành nhịp sinh học và dễ dàng đi vào giấc ngủ vào ban đêm.
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái.
  • Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
Cải thiện mất ngủ
Thiết lập một thói quen ngủ tốt để cải thiện tình trạng khó ngủ
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, không nên tập thể dục quá gần giờ đi ngủ.
  • Tránh sử dụng caffeine, nicotine, rượu bia trước khi đi ngủ.
  • Tìm cách giải tỏa căng thẳng, lo lắng: Căng thẳng, lo lắng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Hãy tìm cách giải tỏa căng thẳng, lo lắng bằng các phương pháp như tập yoga, thiền, nghe nhạc,..
  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ: Tắm nước ấm giúp thư giãn cơ thể và dễ dàng đi vào giấc ngủ.
  • Uống trà thảo mộc trước khi đi ngủ: Một số loại trà thảo mộc có tác dụng giúp ngủ ngon. Chẳng hạn như trà hoa cúc, trà gừng,…

Xem thêm:

Mất ngủ uống gì?

Bật mí 5 cách tự nhiên chống mất ngủ hiệu quả 2023

Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã thông tin đến bạn những nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến. Hi vọng rằng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích đến bạn và có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân để có thể ngăn ngừa hoặc khắc phục kịp thời tình trạng này. Đừng quên theo dõi Sắc Ngọc Khang để cập nhật các tin tức mới nhất về sức khỏe và làm đẹp bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *