6 lợi ích không ngờ tới từ bã đậu nành

bã đậu nành

Bã đậu nành là phần xơ của đậu còn lại sau khi đậu nành đã được xay nhuyễn và lọc để sản xuất sữa hay đậu hũ. Nhiều người thường bỏ bã đậu nành đi mà không biết loại thực phẩm này mang lại một số lợi ích không ngờ. Cùng Sắc Ngọc Khang tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé.

Thành phần dinh dưỡng của bã đậu nành

Bã đậu nành có màu trắng hoặc hơi vàng, rất giàu chất dinh dưỡng bao gồm chất xơ không hòa tan và hòa tan, canxi, protein cũng như các khoáng chất khác. Do hàm lượng chất xơ cao, bã đậu nành thậm chí còn bổ dưỡng hơn so với đậu phụ và sữa đậu nành. Theo dữ liệu dinh dưỡng của USDA, trong khoảng 122g bã đậu nành có chứa lượng dinh dưỡng như sau:

  • Lượng calorie: 93
  • Protein: 4.29 g
  • Chất béo: 2.11 g
  • Carbohydrate: 14.92 g
  • Canxi: 98 mg
  • Sắt: 1.59 mg
  • Magie: 32 mg
  • Kali: 260 mg
  • Kẽm: 0.68mg
  • Vitamin B1 (Thiamin) : 0.024 mg
  • Vitamin B2 (Riboflavin): 0.024 mg
  • Vitamin B3 (Niacin): 0.122 mg
  • Vitamin B5 (Pantothenic acid): 0.107 mg
  • Vitamin B6 (Pyridoxine): 0.14 mg
  • Vitamin B9 (Folate): 32 µg
  • Folate: 32 µg
bã đậu nành
Bã đậu nành chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào

6 lợi ích không ngờ từ bã đậu nành

Bã đậu nành làm món gì ngon?

Loại thực phẩm này chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và có lợi cho sức khỏe nên được dùng làm nguyên liệu cho các món ăn.. Cụ thể như:

Bã đậu nành xào sả ớt

bã đậu nành
Bã đậu nành xào sả ớt

Nguyên liệu

  • 400g bã đậu nành
  • 400ml nước cốt dừa
  • 2 muỗng canh đường
  • 2 muỗng canh hạt nêm
  • 2 muỗng canh sả băm
  • 1 muỗng canh ớt băm (có thể giảm nếu bạn không ăn cay được)
  • Thêm giá đỗ nếu thích.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Cho sả và ớt vào chảo dầu xào thơm.
  • Bước 2: Khi sả chuyển màu hơi vàng thì cho bã đậu nành, nước cốt dừa, đường, hạt nêm vào xào chung.
  • Bước 3: Khi bã đậu hơi ráo nước thì tắt bếp cho ra đĩa, không xào đến khi bã đậu khô, bã đậu dễ bị cháy, quá khô, ăn không ngon. Món ăn này có thể ăn chay hoặc mặn tùy thích, dùng bánh tráng nướng để xúc ăn dễ dàng và ngon miệng.

Bã đậu nành chiên giòn

bã đậu nành
Bã đậu nành chiên giòn

Nguyên liệu

  • 400g bã đậu nành
  • 400g thịt nạc xay
  • 4 muỗng cà phê muối
  • 4 muỗng cà phê hạt nêm
  • 40g bột mì
  • 1 muỗng canh đường
  • 2 muỗng cà phê tiêu
  • 10 tép tỏi lột vỏ băm nhuyễn
  • 4 củ hành tím lột vỏ băm nhuyễn.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho tất cả nguyên liệu vào tô lớn trộn đều.
  • Bước 2: Phủ màng bọc thực phẩm lên miệng tô và ướp trong 15 phút để nguyên liệu ngấm gia vị.
  • Bước 3: Sau 15 phút, mở màng bọc, vo nguyên liệu thành viên tròn.
  • Bước 4: Chiên trong dầu nóng đến khi bã đậu nành có màu vàng nâu đẹp thì lấy ra khỏi chảo để ráo dầu.
  • Bước 5: Xếp bã đậu nành chiên giòn ra đĩa ăn kèm rau sống, chấm tương ớt hoặc tương đen khi bã đậu nành còn nóng cho hương vị cực ngon.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm một số món ăn khác từ bã đậu nành như chả lá lốt, bánh bao, bã đậu nành xào giá đỗ… ưu điểm của bã đậu nành có thể kể đến là giá thành rẻ và lượng calo thấp, khiến chúng trở thành một thực phẩm ăn kiêng lý tưởng.

Cải thiện tiêu hóa

Với thành phần không chứa cholesterol, chứa nhiều chất xơ, khoáng chất kẽm, sắt, magiê, phốt pho, đồng, vitamin nhóm B, E, K, carbohydrate, chất đạm, canxi… bã đậu nành có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tốt cho hệ tim mạch, đồng thời phòng chống bệnh tiểu đường, tăng lipid máu và béo phì. 

Bã đậu nành
Bã đậu nành có tác dụng cải thiện tiêu hóa

Giảm cân

Một lợi ích không ngờ tới của bã đậu nành đó là giảm cân hiệu quả. Với hàm lượng chất xơ dồi dào, bã đậu nành tạo ra ít năng lượng giúp bạn giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng hiệu quả cho bạn. Để giảm cân với bã đậu nành, bạn có thể kết hợp với một số loại rau củ như cà rốt, rau xanh, giá đỗ để tạo thành các món ăn không những ngon mà còn giúp eo thon, giữ dáng.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Bã đậu nành rất hữu ích đối với những người bị bệnh mỡ trong máu cao, cao huyết áp bởi hàm lượng chất xơ dồi dào, không chứa cholesterol cùng nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. 

Hỗ trợ làm đẹp da

Sau khi vắt sữa đậu nành xong, trong phần bã vẫn còn chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho da mặt. Bạn có thể kể hợp bã đậu nành với sữa chua, mật ong để đắp mặt nạ tại nhà trong 15 – 20 phút, chờ bã đậu khô lại thì lột bã đậu ra và rửa sạch mặt. Chăm sóc da mặt đều đặn mỗi ngày để làm mờ vết thâm nám, trị mụn, cho làn da của bạn sẽ trở lên săn chắc, mịn màng, trắng đẹp hơn. 

Tuy nhiên, mặt nạ làm từ bã đậu nành đòi hỏi nhiều thời gian và công sức để chế biến mà hiệu quả mang lại chưa cao, bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm: Mặt Nạ Sợi Tre Sắc Ngọc Khang vừa giúp tiết kiệm thời gian đồng thời “biến hóa” da khô ráp, xỉn màu trở nên ẩm mịn, trắng sáng ngay lập tức chỉ trong 15 phút. 

mặt nạ sợi tre Sắc Ngọc Khang
Mặt nạ sợi tre Sắc Ngọc Khang

Bã đậu nành làm thức ăn chăn nuôi và bón cây

Bã đậu nành còn có thể sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc. Với giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là về mặt protein, nó có thể sử dụng như một nguồn thức ăn chất lượng cho vật nuôi như heo hay vịt… Ngoài ra, bã đậu còn có nhiều nitơ giúp cây trồng phát triển tối ưu mà không gây hại cho môi trường sinh thái.

bã đậu nành
Bã đậu nành được sử dụng làm thức ăn cho gia súc và bón cây

Thông qua bài viết trên, Sắc Ngọc Khang đã bật mí 6 lợi ích không ngờ tới từ bã đậu nành. Hi vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi blog để cập nhật thêm các bài viết mới nhất nhé.

Một số bài viết khác cho bạn tham khảo:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *