7 tác hại của tia cực tím với làn da

tia cực tím

Vì Việt Nam chúng ta nằm phía trên đường xích đạo, mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cho nên lượng ánh sáng mặt trời ở đây rất nhiều. Thế nên dù muốn hay không, chúng ta phải chịu ảnh hưởng ít nhiều từ tia cực tím. Vậy tia cực tím có tác hại gì đối với cơ thể chúng ta? Sắc Ngọc Khang sẽ giải đáp kỹ lưỡng các thắc mắc trên và gợi ý nhiều biện pháp chống nắng hiệu quả cho bạn! 

Tia cực tím là gì? 

Tia cực tím còn gọi là tia tử ngoại, có tên tiếng tiếng Anh là Ultraviolet (viết tắt là UV). Ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất đều mang khoảng 3 % loại tia này. Phần trăm lớn còn lại đã bị khí quyển ngăn cản. 

Tuy nhiên, tùy vào mức độ và nguồn năng lượng nhiều hay ít mà tia tử ngoại sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sức khỏe con người và cả sinh vật đang sinh sống trên trái đất. Tia cực tím (UV) được phân thành 3 loại chính, bao gồm:

  • Tia UVA
  • Tia UVB
  • Tia UVC

Giải thích cụ thể hơn: Các loại tia UV 

tia cực tím
UVA tồn tại trong ánh nắng hơn 90% so với tia UVB/UVC

Tia cực tím có ở đâu

Vậy tia cực tím có ở đâu? Ánh sáng cực tím chủ yếu đến từ ánh nắng mặt trời, hiện hữu bằng nhiều hình thái khác nhau:  

  • Tia UV có thể chiếu xuyên qua từ đám mây, kính, gương hoặc một số bề mặt khác.
  • Tia UV có trong những ngày nắng, thậm chí cả ngày mưa hay thời tiết âm u.
  • Kể cả khi bạn đứng trong bóng râm hay trong nhà có sử dụng nhiều loại ánh sáng xanh từ đèn huỳnh quang, đèn Halogen,… thì tia UV vẫn tìm ra được bạn. 

Tìm hiểu thêm: Ánh sáng xanh là gì? Các tác hại không tưởng đến mắt và làn da

tia cực tím
Ở đâu có ánh sáng mặt trời thì ở đó có tia UV hiện hữu

Tia cực tím có tác hại gì?

Như đã nói ở trên, tia UVC khó qua được tầng Ozon để xuống trái đất nên hầu như chúng ta chỉ chịu tác động từ tia UVA/UVB. Tia UVA chiếm nhiều nhất trong ánh nắng. Chúng kết hợp với tia UVB cùng tạo ra những bước sóng khác nhau, gây nhiều tác hại cho làn da và sức khỏe. 

Cháy nắng làn da 

Cháy nắng là tác hại phổ biến và ai cũng rất dễ mắc phải nếu phơi nắng quá lâu ngoài trời. Khi bạn tiếp xúc với tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời sẽ gây ra hiện tượng cháy nắng. Tia UV có khả năng đi xuyên qua lớp da để phá hủy các tế bào da và gây ra tổn thương như:

  • Da đỏ lên 
  • Nóng, ngứa rát da 
  • Phồng rộp da, sưng đau 
  • Có thể gây ra các triệu chứng về sức khỏe như nôn mửa, nóng sốt,… 
tia cực tím
Tia cực tím gây cháy da

Tàn nhang và lão hóa da 

Khi làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức, các tế bào sắc tố sẽ tạo ra một lượng lớn melanin để bảo vệ cấu trúc da. Tuy nhiên, sự xuất hiện mất kiểm soát của melanin sẽ gây ra tàn nhang và không thể chống lại tia UV. Lúc này, tia UV có thể phá hủy lượng collagen và elastin, khiến da mất đi độ đàn hồi và hình thành nếp nhăn, đốm nâu. 

Gây suy yếu hệ miễn dịch

Trong một khoảng thời gian ngắn, khi làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì tia UV có thể len lỏi mà phá hủy DNA của tế bào da. Nhân cơ hội này, tia UV có thể sản xuất các Cytokine, một tế bào gây ức chế hệ miễn dịch của chúng ta. Khi hệ miễn dịch suy yếu sẽ không đủ sức để chống virus. Lúc này, cơ thể sẽ bị các bệnh truyền nhiễm tấn công. 

Tia UV gây ảnh hưởng xấu tới mắt

Đôi mắt được biết đến là vùng da mỏng, dễ bị tổn thương nhất so với các bộ phận khác trên gương mặt. Do đó, dù đôi mắt tiếp xúc trực tiếp với lượng ánh nắng nhiều hay ít thì cũng khiến tia UV tác động tiêu cực đến võng mạc và giác mạc. Tia UV không chỉ làm suy giảm thị lực mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và lâu dài gây mù lòa. 

Ung thư da 

Ung thư da là tác hại nguy hiểm nhất do bức xạ tia cực tím gây ra. Ung thư da chiếm khoảng 20% tổng số ca ung thư mới được chẩn đoán mỗi năm. Thực tế cho thấy có 3 loại ung thư da phổ biến nhất:

  • Ung thư tế bào hắc tố: chiếm khoảng 1% trong tổng số ca ung thư da. Người mắc phải loại ung thư này có khả năng di căn và gây ảnh hưởng tới tính mạng. Đây là loại ung thư do các tế bào hắc tố gây nên trong quá trình sản sinh sắc tố melanin quá mức. Chúng để lại các triệu chứng nhiễm trùng trên da như: mụn ruồi có vết loét, chảy máu, chảy dịch cùng cảm giác đau, ngứa, rát khó chịu. 
  • Ung thư biểu mô tế bào đáy: phát triển chậm và ít di căn nhưng chiếm khoảng 80% tổng số ca ung thư da. Ung thư này sẽ phát triển ở các vùng da thường tiếp xúc với tia cực tím như vùng mặt, đầu, cổ. Chúng sẽ khiến vùng da tổn thương có triệu chứng như: nổi nốt ruồi khó lành, chảy máu và có vảy ngứa ngáy. 
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: chiếm khoảng 20% tổng số ca ung thư da và gây nguy hiểm cho sức khỏe vì chúng di căn rất nhanh. Chúng sẽ khiến vùng da tổn thương có vảy ngứa, chảy máu hoặc sưng đau trong thời gian dài. 
tia cực tím
Triệu chứng của ung thư biểu mô tế bào đáy

Da mẫn cảm với ánh sáng 

Hiện nay, có rất nhiều người gặp phải tình trạng da dị ứng quá mức với ánh sáng mặt trời. Các triệu chứng da mẫn cảm khi gặp ánh nắng như là ngứa da, phát ban đỏ hoặc có bọng nước, phồng rộp. Khi da tổn thương ở mức độ nhẹ, chúng có thể giảm dần trong vài ngày hay vài tuần nhưng nếu chúng trở biến nặng, có thể tăng nguy cơ ung thư da. 

Có nhiều nguyên nhân khiến làn da nhạy cảm với tia UV như: da từng dị ứng với hóa chất, mỹ phẩm hay cơ thể tương tác với một số loại thuốc. Nguyên nhân khác cũng có thể do cơ thể mắc bệnh lý về lupus, trứng cá đỏ. Người có làn da bị mẫn cảm với ánh sáng phải áp dụng nhiều cách điều trị từ y khoa và luôn che chắn làn da cẩn thận khi ra ngoài trời nắng. 

Da dày sừng

Có một điều đáng lo ngại, khi làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhiều năm sẽ khiến da có dấu hiệu dày sừng. Da dày sừng xảy ra do tế bào chết tích tụ trên bề mặt da. 

Triệu chứng da dày sừng gây ra có vảy kết dính với nhiều màu sắc đỏ, hồng, xám, nâu rất mất thẩm mỹ. Trong một số trường hợp, người mắc phải triệu chứng da dày sừng có thể tiến triển xấu sang ung thư da. 

tia cực tím
Dấu hiệu da dày sừng do tiếp xúc ánh nắng thường xuyên

Một số biện pháp ngăn chặn tác hại của tia UV

Như vậy, tác hại của tia UV gây ảnh hưởng xấu đến làn da và sức khỏe. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp bảo vệ làn da khỏi các tác hại tia UV như sau: 

  • Mặc quần áo dài tay, đội mũ, mang khẩu trang, mắt kính chống nắng,… 
  • Sử dụng trang phục màu tối như đen, xanh đậm, nâu đậm, đỏ đô,… sẽ cho khả năng chống nắng hiệu quả hơn.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng giờ cao điểm từ 10h-15h

Việc mặc trang phục chống nắng là rất cần thiết nhưng vẫn chưa đủ để bảo vệ làn da tối ưu trước tác động xấu từ tia cực tím. Bạn nên sử dụng kem chống nắng bảo vệ khỏi cháy nắng cho làn da. Một trong các sản phẩm kem chống nắng bảo vệ da tối ưu nhất hiện nay mà bạn có thể cân nhắc sử dụng đó là Kem chống nắng Sắc Ngọc Khang.

Sản phẩm chống nắng phổ rộng SPF 50+ gồm 3 tác động nổi bật cho làn da của bạn: 

  • Công nghệ chống nắng tiên tiến từ Ultrafine UV Titan với chỉ số SPF 50+/PA++++ giúp chống tia UVA và UVB toàn diện
  • Chiết xuất tự nhiên từ rễ cam thảo làm dịu da, giảm kích ứng. Đồng thời dưỡng da trắng sáng, rạng rỡ với chiết xuất tự nhiên từ Hoa anh đào và Cà chua không màu.
  • Kem chống nắng Sắc Ngọc Khang có kết cấu kem mỏng nhẹ không gây dày bí da, thấm nhanh chóng.
tia cực tím
Kem chống nắng Sắc Ngọc Khang giúp nâng tone nhẹ nhàng, giảm đỏ da

Ưu điểm của tia cực tím có thể bạn chưa biết

Bất kể con người hay động thực vật đều không thể sống thiếu ánh sáng mặt trời. Tia UV trong ánh nắng không phải lúc nào cũng có tác hại đến sự sống của chúng ta.  Một số ưu điểm của tia cực tím có thể kể đến như: 

Tia UV giúp cơ thể tổng hợp Vitamin D

Vitamin D có vai trò hỗ trợ xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ miễn dịch, hệ thần kinh hoạt động tốt hơn. Mặc dù cơ thể có thể tổng hợp vitamin D qua thực phẩm nhưng ánh nắng mặt trời cũng tạo ra vitamin D tự nhiên cho chúng ta. Khi chúng ta tiếp xúc với ánh nắng ở mức độ hợp lý sẽ kích thích sự sản xuất của vitamin D và cải thiện tâm trạng tích cực hơn. 

Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu và nhiều nguyên nhân khác mà mức chỉ số UV hiện tại không thích hợp để bạn phơi nắng quá lâu. Vào mùa lạnh, bạn có thể phơi nắng sớm từ khoảng 7h – 9h nhưng vào mùa nóng thì nên cân chỉnh thời gian ngắn hơn. 

Tia UV hiệu quả trong việc điều trị bệnh vảy nến 

Trong y khoa, tia UVB có tác dụng rất tốt để hỗ trợ y học hiện đại điều trị bệnh vảy nến – một căn bệnh da liễu rất dễ bị tái phát. Tùy vào tình trạng bệnh và mức độ cơ thể nhạy cảm với ánh sáng mà bác sĩ sẽ sử dụng một số liệu trình phù hợp như dùng quang hóa, chiếu tia, dùng thuốc uống. Nhiều kết quả cho thấy, tia UVB có khả năng làm sạch các vảy nến, đồng thời ức chế sự tái phát của căn bệnh da liễu này. 

tia cực tím
Trong y học dùng tia UVB để điều trị bệnh vảy nến

Tuy nhiên, bạn cũng đừng dại dột mà phơi nắng trực tiếp ngoài trời để trị bệnh vảy nến. Vì có hơn 95% tia UVA có trong ánh nắng, số còn lại là tia UVB và UVC. Nên việc tắm nắng vào khung giờ trưa sẽ khiến tia UVA gây lão hóa da. 

Tia UV hữu ích trong lĩnh vực khử trùng và tiệt trùng

Ngoài hỗ trợ trị bệnh vảy nến, tia UV có thể giết chết virus và vi khuẩn. Tia UV với bức xạ mạnh có thể xuyên thủng màng tế bào của vi sinh vật, phá hủy DNA cùng ngăn chặn sự sinh sôi của các tác nhân này. Đó là lý do tại sao tia UV được sử dụng để diệt khuẩn, khử trùng trong nhà vệ sinh,… 

Bạn đã tìm hiểu xong tia cực tím có tác hại gì với làn da và sức khỏe của chúng ta. Không thể phủ nhận lợi ích của tia cực tím đối với y khoa và môi trường nhưng bên cạnh đó chúng cũng là nguyên nhân gây lão hóa da sớm và ung thư da. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ thực hiện một số biện pháp trong bài để chống nắng an toàn cho làn da nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *