Sắc tố melanin là gì? Cách làm tăng, giảm sắc tố melanin trên da

sắc tố melanin

Khi chúng ta bị đen sạm, nám, tàn nhang thì nguyên nhân chủ yếu là do tăng sắc tố melanin trên da. Vậy sắc tố melanin là gì? Có vai trò gì đối với làn da. Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp chi tiết thông qua bài viết dưới đây. Cùng khám phá ngay nhé.

Giới thiệu về sắc tố melanin

Sắc tố melanin là gì?

Sắc tố melanin là một chất phổ biến trong cơ thể người và kể cả động vật, có trách nhiệm điều chỉnh màu da, tóc và mắt. Sắc tố này được sản xuất bởi các tế bào gọi là melanocytes (tế bào biểu bì tạo hắc tố), chúng nằm ở lớp đáy của thượng bì.

Melanin được hình thành do tác động của men Tyrosinase và còn bởi các tác nhân từ môi trường chủ yếu là do tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Ngoài ra sự tạo thành melanin còn chịu ảnh hưởng bởi nội tiết tố và thần kinh.

Melanin như một con dao hai lưỡi, vừa giúp bảo vệ da một cách tự nhiên, vừa là tác nhân khiến cho da bị phá hủy. Vì thế, dư thừa hay thiếu hụt melanin đều gây ra những vấn đề không tốt.

Các loại melanin trong cơ thể

Melanin có ba loại và mỗi loại sẽ đảm nhiệm những vai trò khác nhau, cụ thể như sau:

  • Eumelanin (còn được gọi là Melanin tối màu): Chủ yếu tạo ra màu sắc đậm ở tóc, mắt và da. Eumelanin có hai dạng là nâu và đen. Đối với người có tóc vàng, cơ thể chỉ có một lượng nhỏ eumelanin màu nâu và không có eumelanin màu đen.
  • Pheomelanin (Melanin sáng màu): Có nhiệm vụ tạo ra màu sắc cho các bộ phận của cơ thể như môi và núm vú. Nếu bạn có mái tóc đỏ, điều này tức là số lượng pheomelanin và eumelanin là bằng nhau. Còn nếu mái tóc bạn có màu hồng dâu tây, điều này là do bạn có eumelanin nâu và pheomelanin.
  • Neuromelanin (ít phổ biến hơn): Được tìm thấy trong não, có khả năng kiểm soát màu sắc của các tế bào thần kinh. Do đó, loại này không liên quan đến màu sắc bên ngoài bạn nhìn thấy được.

Vai trò của sắc tố melanin đối với cơ thể

Sắc tố melanin quyết định đến màu da, tóc và mắt của mỗi người. Yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng melanin trong cơ thể bao gồm: yếu tố di truyền, vitamin D và mức độ tiếp xúc với tia cực tím.

sắc tố melanin
Cơ thể sẽ sản xuất nhiều melanin hơn khi bạn chịu tác động từ ánh nắng mặt trời

Khi bạn chịu tác động trực tiếp từ ánh nắng mặt trời, cơ thể sản xuất nhiều melanin hơn để tránh những tác hại từ tia cực tím (UV), giảm thiểu sự gây hại cho DNA trong tế bào da. Tuy nhiên, nó không giữ bạn an toàn trước ánh nắng mặt trời, làn da tiếp xúc nhiều với ánh nắng sẽ trở nên đen sạm và cháy nắng. Vì vậy, bạn phải bôi kem chống nắng liên tục khi ra ngoài. Ngoài ra, nếu cơ thể con người thiếu melanin trong thời gian dài có thể gây tử vong, nguyên nhân là do thiếu hụt vitamin D.

Rối loạn melanin gây hại cho làn da và sức khỏe như thế nào?

Việc thừa hoặc thiếu melanin trong cơ thể đều không tốt và gây ra những tác hại đối với sức khỏe và làn da, một số biểu hiện của việc rối loạn melanin có thể kể đến như:

Bệnh bạch tạng

Bệnh bạch tạng có yếu tố di truyền do cơ thể không sản sinh sắc tố melanin. Rối loạn sắc tố melanin làm da, tóc, mắt nhạt màu hơn so với bình thường, đặc biệt màu mắt có thể thay đổi theo tuổi tác, có màu từ nâu nhạt, nâu sẫm, đỏ hồng hay xanh lá. Người bệnh có làn da khá yếu ớt, dễ bị bỏng do ánh nắng và có nguy cơ bị ung thư da cao hơn so với người bình thường.

sắc tố melanin
Người bị bệnh bạch tạng có màu tóc, da, mắt nhạt hơn người bình thường

Cho đến hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được giải pháp hay loại thuốc nào để điều trị dứt điểm căn bệnh này. Bởi lẽ, những sắc tố của cơ thể con người khi đã thay đổi thì rất khó để trở lại bình thường.

Nám và tàn nhang

Rối loạn sắc tố melanin khiến làn da không đều màu bao gồm cả nám và tàn nhang. Những đốm nâu, mảng màu tối xuất hiện trên khuôn mặt khiến chị em tự ti và mặc cảm với ngoại hình của mình. Ngoài tăng melanin do tác động từ ánh nắng mặt trời, nám và tàn nhang có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác như: rối loạn nội tiết, di truyền, chăm sóc da không đúng cách, lão hóa da…Có nhiều cách điều trị nám và tàn nhang, bao gồm việc sử dụng kem chống nắng, kem trị nám, laser, peeling, và các phương pháp thẩm mỹ khác.

sắc tố melanin
Rối loạn sắc tố melanin gây nám tàn nhang

Bệnh bạch biến

Bạch biến là một trong những bệnh rối loạn sắc tố phổ biến. Khi melanocytes bị thiếu hụt, da của người bệnh ban đầu sẽ xuất hiện những vết trắng hoặc mảng trắng nhỏ, sau đó tăng dần theo thời gian. Hiện chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn cho bệnh này, tuy nhiên có các liệu pháp hỗ trợ như thuốc nhuộm, chiếu tia UV, thuốc nhạy sáng, kem corticosteroid và phẫu thuật.

Bệnh Parkinson

Sự sụt giảm của tế bào chứa sắc tố neuromelanin (một loại melanin) có trong não của người là nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson. 

Mất sắc tố sau khi da bị tổn thương

Khi da bị tổn thương như phỏng, viêm nhiễm hoặc các quá trình có can thiệp như cắt, laser hay peeling, ảnh hưởng hưởng đến sản xuất melanin. Do đó, vùng da bị tổn thương sẽ trở nên mờ nhạt, mất sắc tố da, làm da không đều màu, gây mất thẩm mỹ.

Mất thính lực

Melanin đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến thính giác, thiếu hụt melanin có thể gây ra điếc hoặc bị mất thính giác.

Cách tăng sắc tố melanin trên da

Đối với những người bị thiếu melanin, làm gì để tăng sắc tố này:

Bổ sung chất chống oxy hóa

Bổ sung chất chống oxy hóa có khả năng ngăn chặn quá trình lão hóa sớm và tăng cường sự sản xuất melanin rất hiệu quả. Một số loại thực phẩm giàu chất này có thể kể đến như lá xanh đậm, trái cây, socola đen và một số loại rau có nhiều màu sắc.

Bổ sung vitamin A

Vitamin A chứa beta carotene và carotenoid (chất tạo ra màu đỏ, vàng và cam) đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất melanin và chống tia cực tím. Do đó, việc bổ sung đủ vitamin A thông qua chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe và vẻ đẹp của da.

sắc tố melanin
Bổ sung vitamin A từ thực phẩm hàng ngày để da sáng khỏe hơn

Bạn có thể thêm các thực phẩm như rau bina, khoai tây, cà rốt, đậu Hà Lan, khoai lang, bí, cà rốt…vào chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cần nhớ rằng việc tiêu thụ vitamin A cần phù hợp và không sử dụng quá mức, vì điều này có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Bổ sung vitamin E

Vitamin E có tác dụng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe làn da và giúp kéo dài tuổi thanh xuân. Một trong những tác dụng khác của vitamin E là tăng sắc tố melanin hữu hiệu. Bạn có thể bổ sung vitamin E bằng viên uống hoặc tiêu thụ các thực phẩm như ngũ cốc, rau, hạt, các loại quả…

sắc tố melanin
Bổ sung vitamin E trong khẩu phần ăn hàng ngày

Sử dụng thảo mộc và thực vật

Bên cạnh việc bổ sung các loại vitamin kể trên, sử dụng thảo mộc và thực vật cũng là cách làm được nhiều chị em quan tâm. Điển hình là trà xanh và nghệ, giúp làn da tươi sáng, hạn chế thâm sạm bởi thành phần giàu flavonoid và polyphenol có trong chúng.

Cách giảm sắc tố melanin trên da

Melanin là chất tạo màu da và quan trọng để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự tích tụ melanin có thể dẫn đến các vết thâm, tàn nhang hoặc sạm da, da không đều màu. Việc làm giảm lượng melanin trên da có thể được thực hiện bằng một số cách như sau:

Sử dụng kem chống nắng

Ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến melanin sản xuất quá nhiều. Sử dụng kem chống nắng hàng ngày với chỉ số chống nắng SPF từ 30 đến 60 để bảo vệ da dưới tác động của tia cực tím và yếu tố môi trường khác. Bên cạnh việc sử dụng kem chống nắng, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào giữa trưa, khi tia UVB gắt nhất. Ngoài ra, đeo khẩu trang, mang ô dù, che chắn kĩ càng để bảo vệ da khỏi tác động của ánh sáng mặt trời cũng là một biện pháp quan trọng.

kem chống nắng Sắc Ngọc Khang
Kem chống nắng Sắc Ngọc Khang bảo vệ làn da trước tia UV

Tham khảo Kem Chống Nắng Sắc Ngọc Khang với chỉ số SPF 50+/PA++++ TẠI ĐÂY

Thực hiện phương pháp tái tạo da

Các phương pháp như peeling hoá học, laser hoặc vi kim có thể loại bỏ các lớp sừng không cần thiết và kích thích tái tạo da mới. Đây là cách an toàn và hiệu quả để giảm melanin và cải thiện tình trạng da không đều màu. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém, cần kiên nhẫn theo liệu trình cũng như kiêng cữ sau khi làm và có thể gây ra một số tác dụng phụ như sẹo rỗ…

Ăn uống lành mạnh

Tăng cường việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin E, C và các chất chống oxy hóa như dứa, kiwi, cam, dưa chuột, lựu và rau xanh giúp hạn chế sản xuất melanin.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ trị nám và dưỡng sáng da

Ngoài các phương pháp kể trên, bạn có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ trị nám tàn nhang, giúp đẩy lùi sắc tố melanin trên da, làm sáng da như viên uống hay kem bôi.

Viên uống Sắc Ngọc Khang ++
Viên uống Sắc Ngọc Khang ++ hỗ trợ điều trị làm mờ thâm nám, tàn nhang, ức chế hình thành sắc tố melanin

Nếu vẫn còn băn khoăn chưa chọn được sản phẩm hay phương pháp trị nám phù hợp, bạn có thể tham khảo Viên uống Sắc Ngọc Khang ++, “chiến binh” hỗ trợ đẩy lùi nám sạm, chống lão hóa, hỗ trợ làm đẹp da, được sản xuất bởi thương hiệu đã có mặt 15 năm trên thị trường – Sắc Ngọc Khang. Điều tạo nên sự khác biệt của viên uống Sắc Ngọc Khang ++ so với các sản phẩm khác là thành phần nguyên liệu cao cấp được nhập khẩu từ Nhật Bản, Úc,…Trong đó nổi bật nhất phải kể đến Astaxanthin từ Vi Tảo Lục Nhật Bản. Với khả năng chống oxy hóa gấp 110 lần so với Vitamin E, gấp 6000 lần so với Vitamin C, giúp ức chế quá trình hình thành sắc tố đen, trả lại làn da căng mịn và sáng hồng, đào thải đốm nâu, nám, sạm để chị em khỏe trong, đẹp ngoài, tràn đầy sức sống.

Kết luận

Như vậy, thông qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã có thêm thông tin về sắc tố melanin. Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi Sắc Ngọc Khang để cập nhật thêm nhiều bài viết mới nhất nhé.

Nguồn tham khảo: vinmec.com, wikipedia.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *