NỘI DUNG CHÍNH
Các lợi ích sức khỏe của trà xanh
Trà xanh được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Và loại thực phẩm này cũng đã được nghiên cứu rộng rãi về các tác động tích cực đối với cơ thể. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của trà xanh:
Chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ
Trà xanh chứa một loạt các chất chống oxy hóa, chủ yếu là catechin. Trong đó, epigallocatechin gallate (EGCG) được coi là mạnh nhất. Những chất này giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do. Giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh lý, bao gồm cả ung thư và bệnh tim mạch.

Cải thiện chức năng não
Trà xanh chứa L-theanine, một loại axit amin có tác dụng làm tăng sự tập trung, cải thiện trí nhớ và giảm căng thẳng. Caffeine trong trà xanh giúp tăng cường sự tỉnh táo và giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson.
Chống viêm nhiễm
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất này có khả năng ức chế các tác nhân gây viêm. Đồng thời hỗ trợ quá trình làm dịu các triệu chứng viêm nhiễm. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến viêm nhiễm như viêm khớp, viêm dạ dày, và viêm nhiễm da. Tuy nhiên, đối với viêm nhiễm nặng hoặc một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác, trà xanh không thể được xem như là một liệu pháp để điều trị dứt điểm.
Hỗ trợ giảm cân
Trà xanh có thể làm tăng quá trình trao đổi chất. Làm giảm cảm giác thèm ăn và giúp bạn giảm cân hoặc duy trì cân nặng hiện tại. Caffeine trong trà xanh cũng có khả năng đốt cháy mỡ.
Tăng cường sức đề kháng
Các chất trong trà xanh có khả năng cải thiện sức kháng của cơ thể. Giúp bạn chống lại các vi khuẩn và virus gây bệnh. Điều này có thể giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh nhiễm trùng.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Trà xanh có thể giảm cholesterol xấu và cải thiện sức khỏe tim mạch. Các chất trong trà xanh giúp làm giảm áp lực máu. Đồng thời ngăn ngừa việc hình thành các cục máu đông trong mạch máu.

Ngăn ngừa ung thư
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trà xanh có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng và ung thư phổi.
Các chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương DNA, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư.
Cải thiện sức khỏe răng miệng
Trà xanh có khả năng kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng và hôi miệng. Các chất chống oxy hóa trong trà xanh cũng có tác dụng bảo vệ nướu răng và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trà xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch nhờ chứa các chất kháng khuẩn và kháng virus tự nhiên. Uống trà xanh thường xuyên có thể giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và tăng cường sức đề kháng
Làm đẹp da
Trà xanh có khả năng làm chậm quá trình lão hóa da, giúp da luôn tươi trẻ và mịn màng. Các chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và các yếu tố môi trường gây hại.
Hướng dẫn uống trà xanh tươi đúng cách
Cách chọn lá trà tươi
Để uống trà ngon thì yếu tố tiên quyết là phải chọn được lá trà tươi. Chất lượng của lá trà có thể ảnh hưởng đến hương vị và cũng như các dưỡng chất mà lá mang lại. Vì thế, bạn hãy chọn những lá không quá non mà cũng không quá già. Tốt nhất là những lá bánh tẻ, xanh và đều màu. Đặc biệt cần lưu ý loại bỏ những lá bị sâu.
Rửa sạch lá trà
- Vệ sinh trà: Trước khi pha trà, bạn cần rửa qua lá trà tươi bằng nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Đừng dùng nước nóng ngay lúc đầu vì có thể làm các dưỡng chất trong trà mất đi một phần hiệu quả.
- Không ngâm quá lâu: Rửa nhẹ nhàng, không nên ngâm quá lâu để tránh làm mất đi hương vị tự nhiên của trà.

Chuẩn bị nước và nhiệt độ phù hợp
- Nước sạch: Chắc chắn sử dụng nước sạch, tốt nhất là nước lọc hoặc nước đã qua xử lý để tránh ảnh hưởng đến chất lượng trà.
- Nhiệt độ nước: Nhiệt độ nước khi pha trà xanh tươi rất quan trọng. Tránh dùng nước sôi 100°C vì sẽ làm trà bị cháy và mất đi các chất chống oxy hóa. Thay vào đó, bạn nên đun nước sôi và để nguội xuống khoảng 80-85°C. Điều này giúp trà không bị đắng và giữ được hương vị tươi mát.
Pha trà
- Tỷ lệ trà và nước: Đối với trà xanh tươi, bạn có thể sử dụng khoảng 5-7 lá trà tươi cho mỗi cốc hoặc bình trà 250-300 ml. Tỷ lệ này giúp đảm bảo trà có hương vị thanh nhẹ mà không quá đậm.
- Thời gian ngâm: Khi nước đã đạt nhiệt độ phù hợp, bạn đổ nước nóng vào trà và để ngấm trong khoảng 2-3 phút. Nếu ngâm quá lâu, trà sẽ trở nên đắng. Trà xanh tươi không cần phải ngâm lâu như trà khô, vì thế bạn chỉ cần để trà một chút để các chất dinh dưỡng được hòa tan vào nước.
- Lưu ý: Nếu bạn sử dụng bình trà, bạn có thể đổ nước vào lần đầu tiên để làm sạch trà, sau đó mới bắt đầu pha trà lần thứ hai.
Lọc và thưởng thức trà
- Lọc trà: Sau khi trà đã ngấm đủ, dùng rây lọc bỏ phần lá trà và chỉ giữ lại nước trà trong cốc hoặc bình.
- Nước trà: Nước trà xanh tươi có màu xanh nhạt, trong suốt và mùi thơm dịu. Nếu thấy nước trà quá đục hoặc có màu sắc khác lạ, có thể trà đã bị ngâm quá lâu hoặc không tươi.
- Thưởng thức: Trà xanh tươi có thể thưởng thức ngay khi còn nóng, hoặc nếu bạn thích có thể để nguội và uống lạnh. Trà xanh tươi không nên thêm quá nhiều đường, vì hương vị tự nhiên của trà sẽ mất đi.
Thời điểm uống trà
- Buổi sáng: Uống trà xanh tươi vào buổi sáng giúp cơ thể tỉnh táo và tăng cường năng lượng cho cả ngày. Trà xanh tươi có chứa một lượng caffeine nhẹ giúp kích thích sự tỉnh táo mà không gây cảm giác lo âu như cà phê.
- Buổi chiều: Uống trà xanh tươi vào buổi chiều cũng rất tốt để giảm mệt mỏi, giúp bạn tập trung vào công việc và giảm stress.
- Sau bữa ăn: Nếu bạn có hệ tiêu hóa nhạy cảm, hãy uống trà xanh tươi sau bữa ăn 30-60 phút. Trà xanh giúp tăng cường tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm.
Một số lưu ý để trà không bị đắng chát
Sau bước rửa sạch và để ráo. Bạn có thể dùng tay vò nhẹ lá. Điều này nhằm giúp các dưỡng chất có trong lá sẽ chiết ra nhiều hơn. Làm cho trà đậm và thơm hơn.
Cần lưu ý không nên hãm trà quá lâu. Sau thời gian 10 phút, hãy chắt nước ra ngay vào bình để dùng dần. Bạn cũng có thể gia giảm lượng lá trà hoặc nước tùy theo khẩu vị thích uống trà đậm hay nhạt.
Lưu ý khi uống trà xanh
- Không uống quá nhiều: Mặc dù trà xanh tươi rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu uống quá nhiều (trên 4-5 ly mỗi ngày) có thể gây tác dụng phụ như mất ngủ, đau dạ dày hoặc buồn nôn vì hàm lượng caffeine trong trà.
- Thận trọng với người có vấn đề về dạ dày: Trà xanh có tính axit, vì vậy nếu bạn có vấn đề về dạ dày, hãy uống trà xanh sau bữa ăn để tránh kích thích dạ dày quá mức.
- Tránh uống trà gần bữa ăn: Trà xanh có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt và các khoáng chất quan trọng từ thực phẩm. Vì thế, hãy tránh uống trà xanh trong vòng 30 phút đến 1 giờ sau bữa ăn.
- Trà xanh tươi có thể làm giảm mỡ bụng: Nếu bạn muốn giảm cân, uống trà xanh tươi vào buổi sáng hoặc chiều sẽ giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất và đốt cháy mỡ thừa.
- Không thêm đường hoặc sữa: Không nên thêm đường hoặc sữa vào trà xanh tươi, vì sẽ làm giảm đi lợi ích của trà.
- Không uống trà để qua đêm: Không nên uống trà xanh tươi để qua đêm, vì có thể bị oxy hóa và mất đi hương vị.
- Không uống trà khi đang dùng thuốc: Nếu bạn đang dùng thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống trà xanh tươi, vì có thể xảy ra tương tác thuốc.
- Phụ nữ có thai và cho con bú: Phụ nữ có thai và cho con bú nên hạn chế uống trà xanh tươi, vì caffeine có thể ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh.
Uống trà xanh tươi mỗi ngày có tốt không?
Trà xanh không chỉ là một loại đồ uống, mà còn là một phần của phong cách sống lành mạnh. Tận hưởng trà xanh mỗi ngày không chỉ mang lại lợi ích sức khỏe mà nó còn giúp bạn thư giãn và duy trì tâm trạng thoải mái. Một tách trà xanh vào buổi sáng sẽ giúp đầu óc bạn tỉnh táo, tập trung hơn, cơ thể cũng sảng khoái hơn.

Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý rằng cái gì nhiều quá cũng không tốt. Trà xanh có thể uống mỗi ngày, tuy nhiên cũng cần phải với một lượng nhất định. Hai tách trà xanh mỗi ngày là một lượng vừa đủ để đảm bảo sức khỏe cho một người trưởng thành khỏe mạnh. Nhưng bạn cũng cần phải đặc biệt cẩn trọng. Bởi không phải ai cũng có thể phù hợp với loại nước này.
Việc uống trà xanh quá nhiều, hoặc với những người quá nhạy cảm với caffeine có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Tim đập nhanh, hồi hộp, căng thẳng
- Gây mất ngủ
- Làm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
- Cơ thể dần quen và trở nên phụ thuộc vào caffeine. Khi thiếu caffeine sẽ mệt mỏi và uể oải.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã hướng dẫn cho bạn uống trà xanh tươi đúng cách. Chúng tôi hi vọng rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với bạn. Và đừng quên chú ý đến những lưu ý mà chúng tôi đã chỉ ra để có những trải nghiệm thật tốt khi uống nước trà xanh tươi bạn nhé!