NỘI DUNG CHÍNH
Ngưu tất không chỉ là một thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền, mà còn được ví như “bảo bối” của sức khỏe xương khớp và tuần hoàn máu. Với hàng ngàn năm ứng dụng, loại dược liệu này vẫn giữ vững vị trí đặc biệt trong lòng người yêu thích giải pháp chữa bệnh từ thiên nhiên.
Chính vì thế, từ khóa “ngưu tất chữa bệnh gì” hay “công dụng của ngưu tất” luôn được tìm kiếm rất nhiều bởi những ai mong muốn tận dụng lợi ích tối đa của loại thảo dược này.
Không để bạn chờ lâu nữa, hãy cùng Sắc Ngọc Khang tìm hiểu chi tiết về ngưu tất thông qua bài viết này!
Ngưu tất là cây thuốc gì?
Đặc điểm cây thuốc
Ngưu tất (tên gọi khác: Hoài ngưu tất/ Ngưu tất nam/ Cỏ xước/…) là một loại cây thảo mộc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Đông y nhờ những tác dụng đặc biệt đối với sức khỏe. Cây có tên khoa học là Achyranthes bidentata Blume, thuộc họ rau dền (Amaranthaceae).
Trong y học cổ truyền, ngưu tất nổi tiếng với khả năng hỗ trợ điều trị xương khớp, cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Đây là loài cây thảo lâu năm cao hơn 1m, bạn có thể nhận dạng được cây thuốc này qua 3 bộ phận chính bao gồm:
- Cụm rễ củ: hình trụ, có đường kính khoảng 1cm, chiều dài khoảng 30cm và từ củ rễ chính mọc ra nhiều nhánh rễ phụ nhỏ, cong queo.
- Lá: mọc đối, cuống ngắn 1-3cm, mép lượn sóng.
- Hoa: mọc khá nhiều ở ngọn thân hoặc đầu cành. Cây nở hoa vào tháng 7 hoặc tháng 9 và cho ra quả vào tháng 10 hàng năm.
Bộ phận chính dùng làm thuốc
Cây ngưu tất có bộ phận chính được dùng làm thuốc là rễ củ (Radix Achiranthis bidentatea). Rễ củ ngưu tất sẽ được thu hái vào mùa đông bằng cách đào cây lấy rễ, cắt bỏ rễ phụ, giữ lại phần rễ chính, mang đi rửa sạch đất cát. Rễ củ sau đó được bó thành từng bó phỏ để mang đi phơi khô cho đến khi lớp vỏ ngoài nhăn nheo, xông lưu huỳnh 2 lần để làm mềm và đem rễ phơi thật khô.
Thành phần hóa học của ngưu tất
Thành phần hóa học quan trọng và chiếm lượng cao nhất trong ngưu tất khoảng 20-30%, chính là Saponin tritecpenoid. Chúng có nhiều tác dụng sinh học cho sức khỏe. Một số tác dụng nổi bật của Saponin tritecpenoid có thể kể đến như là một chất giúp chống oxy hóa, chống viêm, giảm đau, hạ huyết áp, lợi tiểu, kích thích co bóp tử cung,…
Ngoài Saponin tritecpenoid, cây thuốc ngưu tất cũng chứa nhiều nguyên tố vi lượng sắt, đồng,… và các chất chống oxy hóa quan trọng cho cơ thể như Acid oleanolic, Polysaccharide, 12 loại amino acid, alkaloids, hợp chất coumarins,… Nhờ vào việc sở hữu nhiều thành phần hóa học tốt cho cơ thể, cây ngưu tất trở thành một trong các dược liệu quý trong Đông y để chữa trị nhiều loại bệnh.
Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tác dụng dược lý của cây ngưu tất ngay phần dưới đây.
Ngưu tất có tác dụng gì?
Ngưu tất không chỉ là một dược liệu quý trong y học cổ truyền mà còn được khoa học hiện đại chứng minh có nhiều tác dụng vượt trội. Dưới đây là những công dụng nổi bật của ngưu tất giúp giải đáp rõ ràng cho câu hỏi “ngưu tất chữa bệnh gì” – điều mà rất nhiều người quan tâm.
Hỗ trợ điều trị đau xương khớp, viêm khớp
Ngưu tất được xem là một vị thuốc hàng đầu trong các bài thuốc dành cho người gặp vấn đề về xương khớp. Nhờ chứa các hợp chất chống viêm tự nhiên như saponin và flavonoid, ngưu tất giúp:
- Giảm đau nhức ở khớp gối, cột sống và các vùng bị viêm.
- Hỗ trợ phục hồi sụn khớp, giảm thoái hóa.
Đây là lý do mà người cao tuổi hoặc người lao động nặng thường sử dụng ngưu tất trong việc chăm sóc sức khỏe.
Cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm huyết áp
Ngưu tất nổi bật với khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp lưu thông khí huyết dễ dàng hơn. Điều này đặc biệt có lợi cho:
- Người bị huyết áp cao hoặc thấp.
- Người gặp tình trạng máu khó lưu thông, tay chân lạnh hoặc tê bì.
Bên cạnh đó, các bài thuốc Đông y kết hợp ngưu tất thường được sử dụng để giảm nguy cơ đột quỵ nhờ khả năng làm giảm tắc nghẽn mạch máu.
Điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ
Ngưu tất được xem là vị thuốc quý giúp điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ. Trong Đông y, ngưu tất được sử dụng để:
- Giảm các triệu chứng đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều.
- Hỗ trợ tăng cường sức khỏe phụ nữ sau sinh, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.
Bên cạnh đó, loại thuốc này còn giúp ngăn ngừa các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,… nguy hiểm ở người phụ nữ.
Tăng cường sức khỏe tổng thể
Không chỉ hỗ trợ điều trị các bệnh lý cụ thể, ngưu tất còn giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm và tăng cường miễn dịch. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các hợp chất trong ngưu tất có khả năng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, ngăn ngừa các bệnh lý mãn tính như tiểu đường và tim mạch.
Hạ huyết áp, lợi tiểu
Chất Saponin tritecpenoid có thể làm giãn mạch máu, hỗ trợ hạ huyết áp, giúp cải thiện và ngăn ngừa suy tim. Chúng còn giúp kích thích việc bài tiết nước tiểu, đào thải chất độc ra ngoài, giúp lợi tiểu. Từ đó cơ thể sẽ giảm các triệu chứng về bệnh lý như viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, sỏi thận,…
Những điều cần lưu ý khi muốn sử dụng ngưu tất
Ngưu tất có nhiều tác dụng trị bệnh và được sử dụng rộng rãi trong giới y học cổ truyền. Tuy nhiên, với nhóm người sau đây cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng ngưu tất để đảm bảo sức khỏe:
- Phụ nữ có thai hoặc dự định mang thai. Ngưu tất có thể co bóp tử cung gây sảy thai hoặc sinh non.
- Phụ nữ bị băng huyết, ra nhiều kinh nguyệt trong thời kỳ hành kinh. Ngưu tất làm tăng tác dụng chảy máu nhiều hơn.
- Nam giới bị dị tinh, mộng tinh. Ngưu tất có tính hoạt, có thể làm tăng tình trạng dị tinh, mộng tinh, gây suy nhược cơ thể.
- Người bị tiêu chảy do tỳ hư. Ngưu tất có thể làm tăng tình trạng tiêu chảy, khiến cơ thể mệt mỏi và yếu ớt.
- Ngưu tất có thể gây ra tác dụng phụ với nhóm người có bệnh lý nền như huyết áp thấp, tiểu đường, ung thư,… nếu tự ý sử dụng có thể gây sai liều lượng và tương tác xấu với thuốc điều trị.
- Ngưu tất còn kỵ thịt trâu. Người dùng ngưu tất trị bệnh nên tránh dùng thực phẩm này.
Cách dùng và liều lượng của ngưu tất
Ngưu tất làm thuốc có tính vị đắng và chua, tác động chính vào 2 kinh can và thận.
Cách dùng ngưu tất có thể bổ sung dưới dạng thuốc sắt, thuốc viên, thuốc bột,… Liều lượng dùng của ngưu tất còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Thông thường, liều lượng được khuyến cáo của ngưu tất từ 6-10g/ngày nhưng tùy vào mục đích sử dụng mà liều lượng này có thể thay đổi.
Để đảm bảo an toàn cho cơ thể, trước khi muốn dùng ngưu tất trị bệnh, bất kỳ ai cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn, nhất là với người có bệnh nền. Đồng thời không được tự ý sử dụng bất kỳ bài thuốc dược liệu nào khi chưa có đơn thuốc của bác sĩ, thầy thuốc.
Dưới đây là một số bài thuốc ngưu tất phổ biến
Điều trị viêm đa khớp mãn tính
Sử dụng ngưu tất 16g, cành dâu 16g, đỗ đen sao 16g, mã đề sao 16g, thổ phục linh 16g, rễ lá lốt 12g, sinh địa 16g và ý dĩ 16g. Lấy 3 bát nước, sắc đến khi còn khoảng nửa bát (200ml). Chia làm 2 lần uống mỗi ngày, dùng sau bữa ăn. Mỗi ngày dùng một thang thuốc.
Điều trị đợt cấp của viêm đa khớp dạng thấp
Kết hợp ngưu tất 16g, cành dâu 12g, lá lốt 10g, ké đầu ngựa 12g, hy thiêm 16g, thổ phục linh 12g, tỳ giải 12g và cà gai leo 12g. Đun 3 bát nước, sắc cho đến khi còn khoảng nửa bát (200ml). Chia thuốc thành hai phần uống sau bữa ăn, mỗi ngày dùng một thang.
Hỗ trợ viêm cầu thận giai đoạn đầu (phù nề, tiểu són, nước tiểu sẫm màu,…)
Sử dụng nam ngưu tất 25g, kết hợp với các dược liệu như rễ cỏ tranh, lá móng tay, mộc thông, mã đề, huyết dụ và huyền sâm, mỗi vị 10g. Đem sắc với 600ml nước đến khi còn 200ml, chia thành hai lần uống vào buổi sáng và buổi trưa sau bữa ăn. Một liệu trình kéo dài 10 ngày, sau đó nghỉ 15 ngày rồi tiếp tục. Lưu ý, bài thuốc này cần được sử dụng theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Điều trị xơ vữa động mạch
Ngưu tất thái lát mỏng 12g, sử dụng hàng ngày bằng cách sắc hoặc hãm với nước nóng trong bình giữ nhiệt, uống thay nước lọc. Phương pháp này giúp hỗ trợ giảm cholesterol và triglycerid trong máu hiệu quả.
Bài thuốc hạ huyết áp
Chuẩn bị ngưu tất 10g, thục địa 20g, rễ nhàu 20g, mã đề 20g, táo nhân 10g, trạch tả 10g, và hoa hòe 10g. Dùng 1 thang thuốc mỗi ngày để hỗ trợ điều trị và ổn định huyết áp.
Điều trị sổ mũi do viêm mũi dị ứng
Sử dụng nam ngưu tất 30g kết hợp với đơn buốt và lá diễn, mỗi vị 20g. Sắc các dược liệu với 400ml nước, đun đến khi còn khoảng 100ml. Uống trong ngày, ưu tiên khi thuốc còn ấm. Liệu trình điều trị kéo dài 5 ngày.
Hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều
Kết hợp nam ngưu tất 20g, nghệ xanh 16g, ích mẫu 16g, cỏ cú đã chế biến (tứ chế) 16g, và rễ gai (loại dùng làm bánh) 30g. Đem sắc với 700ml nước, cô lại còn 200ml, chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Liệu trình kéo dài 10 ngày liên tục để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mua ngưu tất ở đâu? Lựa chọn đúng để đảm bảo sức khỏe
Với những công dụng tuyệt vời trong hỗ trợ điều trị xương khớp, tuần hoàn máu và sức khỏe tổng thể, ngưu tất đã trở thành loại thảo dược được nhiều người tìm kiếm. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, việc chọn mua ngưu tất chất lượng từ các nguồn uy tín là điều vô cùng quan trọng. Để đảm bảo bạn đang sử dụng ngưu tất an toàn và hiệu quả, hãy chú ý các tiêu chí sau:
- Nguồn gốc rõ ràng: Ưu tiên mua ngưu tất từ những cơ sở cung cấp có uy tín, có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Hình thức đạt chuẩn: Ngưu tất chất lượng thường có màu sắc tự nhiên, không bị mốc, nứt hoặc có dấu hiệu bất thường.
- Bảo quản đúng cách: Chỉ chọn sản phẩm được bảo quản trong môi trường khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp để đảm bảo hoạt chất không bị mất đi.
- Chọn mua sản phẩm ở địa chỉ uy tín: Bạn nên chọn mua ngưu tất ở hiệu thuốc Đông y hoặc các cửa hàng chuyên cung cấp dược liệu sạch. Đây là nơi cung cấp ngưu tất tươi và khô chất lượng, thường được kiểm định bởi các chuyên gia y học cổ truyền. Hãy chọn các hiệu thuốc Đông y có tên tuổi lâu năm hoặc được nhiều người tin dùng.
Cảnh báo về hàng giả và cách nhận biết ngưu tất kém chất lượng
Hàng giả hoặc kém chất lượng không chỉ làm mất hiệu quả của ngưu tất mà còn gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết:
- Ngưu tất bị mốc, nứt, có mùi lạ: Đây là dấu hiệu sản phẩm không được bảo quản đúng cách.
- Màu sắc không tự nhiên: Ngưu tất thật thường có màu vàng nhạt hoặc hơi nâu, không quá bóng hoặc sẫm.
- Giá bán quá rẻ: Nếu sản phẩm có giá quá thấp so với thị trường, hãy cẩn thận vì có thể đó là hàng kém chất lượng.
Gợi ý viên uống chứa dược liệu ngưu tất từ Sắc Ngọc Khang
Thương hiệu Sắc Ngọc Khang với hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các loại mỹ phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa nguồn nguyên liệu tự nhiên an toàn và lành tính. Viên uống Sắc Ngọc Khang++ là một trong các sản phẩm nổi tiếng của thương hiệu, có chứa bộ Tứ dược liệu quý như ngưu tất, đương quy, ích mẫu, thục địa giúp bổ huyết, hoạt huyết, cung cấp chất dinh dưỡng và oxy đến từng tế bào của cơ thể, đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, da dẻ luôn hồng hào sáng mịn.
Không chỉ “bổ trong” mà còn “đẹp ngoài”, Viên uống Sắc Ngọc Khang++ còn bổ sung nhiều dưỡng chất quý được nhập khẩu từ Úc, Nhật,… như L-cystin, Astaxanthin, chiết xuất nhau thai Cừu, Isoflavone từ mầm Đậu tương mang đến hiệu quả làm đẹp da, mờ nám sạm từ gốc, cân bằng nội tiết….
Viên uống đẹp da Sắc Ngọc Khang++ tự hào là viên uống chứa nhiều dược liệu quý hiếm, mang đến cho chị em phụ nữ Việt sự tự tin hơn về nhan sắc và nâng cao chất lượng cuộc sống bền vững.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn về những thông tin cần thiết về cây thuốc ngưu tất là gì, các tác dụng và những lưu ý khi muốn sử dụng. Như vậy, để tránh tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn về liều lượng khi dùng. Đừng quên theo dõi chuyên mục Sức Khỏe của Sắc Ngọc Khang để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích liên quan đến sức khỏe nhé.
- Nguồn tham khảo:
- https://mplant.ump.edu.vn/index.php/nguu-tat-achyranthes-bidentata-amaranthaceae/
- https://www.sciencedirect.com/topics/pharmacology-toxicology-and-pharmaceutical-science/achyranthes-bidentata#:~:text=(Root%2C%20Amaranthaceae),%2C%20antirheumatic%2C%20and%20diuretic%20activities.
- https://suckhoedoisong.vn/cong-dung-tri-benh-cua-re-nguu-tat-169211010153326429.htm
- https://duoclieuvietnam.com.vn/vi/shops/duoc-lieu/nguu-tat.html
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/nguu-tat-co-tac-dung-tri-benh-gi/
- https://academic-accelerator.com/encyclopedia/achyranthes-bidentata
- https://1stchineseherbs.com/a/achyranthes-bidentata-root/