NỘI DUNG CHÍNH
Từ xa xưa, hễ nhắc tới cây ích mẫu là luôn văng vẳng câu ca dao bên tai “Nhân trần, ích mẫu đi đâu. Để cho gái đẻ đớn đau thế này?” Không chỉ giảm đau, tác dụng của ích mẫu còn rất nhiều đối với sức khỏe chị em phụ nữ. Hãy cùng Sắc Ngọc Khang khám phá sâu về tác dụng nổi bật, cách dùng và một lưu ý quan trọng về cây thuốc quý ích mẫu, mà thiên nhiên đã ban tặng cho các chị em phụ nữ.
Những thông tin cần biết về cây ích mẫu
Giới thiệu
Ích mẫu có tên gọi tiếng Việt khác là cây ích mẫu thảo/cây sung úy/cây chói đèn. Cây ích mẫu có pháp danh khoa học là Leonurus japonicus Houtt, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae).
Đây là loài cây thân thảo có hoa sống lâu năm, cao trung bình từ 0,5 đến 1m. Chúng sinh trưởng khắp nơi trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam,… Ở nước ta, dễ dàng tìm thấy cây ích mẫu trên các vùng đất Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình,… tại các khu vực gần ven sông, suối, ven đường, cho đến các bãi đất hoang có đất ẩm nhẹ.
Theo Y học cổ truyền từ nhiều nước, ích mẫu được công nhận là cây thuốc chữa các bệnh thuộc tâm, can và bàn quang. Chúng “đánh mạnh” vào việc chữa trị kinh nguyệt như kinh bế tắc, sau sinh đẻ có máu ứ tụ, đau bụng kinh, kinh nguyệt ra nhiều,… cho đến chữa trị bệnh đái ra máu, bệnh viêm thận, phù thũng,… rất hiệu quả.
Đặc điểm
Cây ích mẫu cũng rất dễ nhận dạng. Chúng là cây thân cỏ đứng, có rãnh dọc, toàn thân phủ lông nhỏ ngắn và có đặc điểm về hoa, lá, quả như sau:
- Hoa mọc dày đặc vòng kẽ lá, tràng hoa có màu hồng hay tím hồng.
- Lá ích mẫu mọc đối và tùy vào vị trí mọc sẽ có hình dạng lá khác nhau. Lá mọc ở gốc sẽ tròn, có cuống dài, còn lá ở thân sẽ có cuống ngắn hơn và lá trên đầu cành hầu như không có cuống.
- Quả khá nhỏ, có 3 cạnh và vỏ quả nhẵn, có màu xám nâu.
Thời điểm thu hoạch và bộ phận làm thuốc
Bộ phận được dùng làm thuốc của cây ích mẫu thường là phần toàn cây (ích mẫu thảo) hoặc phần quả (suy úy tử).
Thời gian thu hoạch là sau 3 – 4 tháng trồng trọt, lúc này cây đã bắt đầu ra hoa, có thể cắt và sẽ giữ lại chồi gốc cho cây tiếp tục phát triển như bình thường. Chú ý, cây sẽ thu hoạch vào lúc trời nắng, sau đó đem rửa sạch bùn cát.
Có 3 cách sử dụng phổ biến như dùng tươi, nấu cao (sau khi phơi héo trong râm) hoặc phơi khô để dùng dần.
Thành phần hóa học dược liệu
Các nhà khoa học đã tìm thấy trong ích mẫu có khoảng 140 hoạt chất. Trong đó có rất nhiều hoạt chất có lợi cho tử cung, tim mạch, huyết áp và hệ thần kinh của cơ thể con người. Đặc biệt, nhiều thành phần hóa học của ích mẫu có thể kháng sinh đối với một số vi trùng để điều trị bệnh ngoài da và một số bệnh lý khác.
Thành phần hóa học nổi bật trong ích mẫu có thể kể đến là alkaloid, flavonoid, tannin, chất đắng, saponin, cùng ít tinh dầu và nhiều các acid hữu cơ có lợi. Bảng liệt kê các thành phần nổi bật của dược liệu ích mẫu đó là:
- Alkaloids: leonurine, stachydrine, leonuridine, leonurinine
- Flavonoids: rutin, kaempferol, quercetin, apigenin, genkwanin
- Diterpenes: prehispanolone, hispanolone, galeopsin, preleoheterin, leoheterin, leocardin.
- Tinh dầu: 1-octen-3-ol, 3-octanol, β-ocimene, linalool, nonanol, copaene, caryophyllene, oxide, humulene, γ-elemene, cadinene, hexahydrofarnesylacetone, methyl palmitate, dibutylphthalate, nonadecane.
- Các acid hữu cơ: palmitic acid, fumaric acid, lauric acid, oleic acid, linoleic acid, linolenic acid, arachidic acid, stearic acid.
- Một số thành phần quan trọng khác: phytol, leonuramide, bufenolide and tannins.
Giải đáp: Ích mẫu có tác dụng gì trong chữa bệnh?
Ích mẫu nổi tiếng là cây thuốc mang nhiều tác dụng chữa bệnh cho các chị em phụ nữ. Theo Đông y học cổ truyền và các nghiên cứu y học hiện đại đều nhận thấy ích mẫu có thể tác dụng lên tử cung, hệ tim mạch, huyết áp, màng lọc cầu thận cho đến cải thiện bệnh ngoài da. Để trả lời được câu hỏi ích mẫu có tác dụng gì, hãy cùng Sắc Ngọc Khang theo dõi phần tiếp theo sau đây.
Tác dụng đối với tử cung
Theo Y học cổ truyền cho thấy, ích mẫu có tính hàn, đi vào kinh can, tác dụng trực tiếp lên tử cung. Điều đấy giúp ích mẫu có ý nghĩa cho việc bổ huyết, hoạt huyết và điều trị các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt như vô kinh, vong kinh, đau bụng kinh, bế kinh. Đồng thời, các chị em sau khi đẻ bị huyết ứ, đau bụng thì ích mẫu có thể chữa trị bằng cách giảm đau, cầm máu tử cung và có thể ngăn ngừa viêm niêm mạc tử cung,…
Ngoài ra, với nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng cũng cho thấy ích mẫu có thể điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh như sau:
- Làm giảm đau bụng kinh, điều chỉnh chu kỳ hành kinh, làm thông kinh.
- Làm giảm các triệu chứng trước và sau kỳ mãn kinh hay đang hành kinh như bốc hỏa, cáu gắt, đau đầu, hạ huyết áp nhẹ và giảm nhịp tim.
- Ngoài ra, còn có tác dụng làm giảm đau thượng vị cho người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày – tá tràng.
Tác dụng đối với hệ tim mạch, huyết áp
Dược tính trong ích mẫu có hiệu quả đối với hệ tim mạch và giảm huyết áp tăng cao. Đối với sức khỏe tim mạch, ích mẫu có thể tăng lưu lượng tuần hoàn ở động mạch vành, làm chậm nhịp tim. Ngoài ra, ích mẫu có chứa Leonurin, Flavonoid, Saponin có tác dụng hạ huyết áp và có thể ngăn ngừa một số biến chứng về tim mạch do huyết áp tăng cao.
Tác dụng điều trị viêm cầu thận
Sung úy tử, tên của quả ích mẫu, có tác dụng làm thuốc thông tiểu, chữa phù thũng và thiên đầu thống. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, nước sắc ích mẫu có thể giảm phù nề, điều trị viêm cầu thận và hạn chế tối đa bệnh tái phát.
Tác dụng với các bệnh ngoài da
Một số bài thuốc về Y học cổ truyền có hướng dẫn dùng thân và quả của cây ích mẫu để giã đắp hay sắc lấy nước rửa, có thể chữa bệnh sưng vú, chốc đầu, lở ngứa. Đó là do ích mẫu có thể kháng khuẩn, giảm sưng đỏ, ngứa ngáy bằng cách ức chế một số vi khuẩn gây ra các bệnh da liễu thường gặp. Một số cách dùng ích mẫu chữa bệnh ngoài da như sau:
- Dùng ích mẫu tươi giã nát đắp lên vùng da bị bệnh về: mụn trứng cá, chốc lở, mẩn ngứa,…
- Sử dụng nước sắc ích mẫu để rửa vùng da bị bệnh về: viêm da, ghẻ lở,…
- Sử dụng cao ích mẫu bôi lên vùng da bị bệnh về: chàm, vảy nến,…
Cách dùng ích mẫu
Ích mẫu có rất nhiều cách dùng để trị bệnh như nấu cao, hoặc phối hợp với các dược liệu khác để tăng tính dược. Tùy vào mục đích sử dụng mà ích mẫu được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa trị như:
- Sắt nấu để chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, kinh nguyệt ra nhiều, máu ứ tích tụ sau khi sinh đẻ, giảm đau, làm dễ đẻ, phù nề cổ trướng…
- Hạt ích mẫu có vị cay, có thể dùng làm thuốc phụ khoa co tử cung, hay làm thuốc lợi tiểu hoặc được bào chế để làm thuốc bổ huyết, hoạt huyết và điều kinh.
- Hoặc có thể lấy phần cây ích mẫu tươi giã đắp vào trị mụn nhọt, viêm da, lở ngứa, sưng vú và chốc đầu.
- Nấu thành các món chè để uống trị bệnh.
Gợi ý Viên uống chứa dược liệu ích mẫu từ Sắc Ngọc Khang
Viên Uống Sắc Ngọc Khang Vi Tảo Lục có công thức độc đáo kết hợp bởi 4 thành phần thảo dược từ ích mẫu, thục địa, ngưu tất, đương quy giúp phụ nữ bổ huyết và điều kinh. Viên uống còn hỗ trợ làm đẹp da, hạn chế sạm da, nám da bằng cách loại bỏ gốc tự do, bổ huyết, hỗ trợ ổn định nội tiết tố để hạn chế nguyên nhân gây nám từ bên trong nhờ các thành phần Astaxanthin, Isoflavones, L-Cystin.
Viên uống phù hợp với:
- Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, suy giảm nội tiết tố với các biểu hiện: suy giảm sinh lý, bốc hỏa, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ.
- Phụ nữ bị sạm, nám da, da khô, da lão hóa.
Sản phẩm được sản xuất bởi công ty Dược phẩm HTP Pharma, có hơn 15 năm kinh nghiệm sản xuất các sản phẩm chứa nhiều thành phần thảo dược lành tính, tự nhiên, chăm sóc sức khỏe phụ nữ Việt.
Lưu ý trước khi dùng ích mẫu
Tuy nhiên, để an toàn cho sức khỏe, bất kể ai muốn dùng ích mẫu đều nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ. Các trường hợp sau đây không được tự ý dùng ích mẫu khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn:
- Phụ nữ có thai.
- Người bị giãn đồng tử.
- Trẻ dưới 12 tuổi.
- Người đang hành kinh và đang có chảy máu nhiều.
- Người bệnh đái tháo đường.
- Người huyết hư, huyết không bị ứ đọng.
- Đối với một số người đang sử dụng thuốc điều trị không được tự ý ngưng để dùng ích mẫu mà chưa có lời khuyên từ bác sĩ.
Qua bài viết trên, bạn đã được cung cấp thêm những thông tin bổ ích về cây ích mẫu, những tác dụng quý báu về sức khỏe của chúng mang lại cho các chị em phụ nữ. Cũng như nhiều loại thảo dược khác, trước khi muốn dùng ích mẫu, bạn hãy thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ, lương y thì mới nên tự tin sử dụng nhé.
Nguồn tham khảo:
- https://www.vinmec.com/vi/y-hoc-co-truyen/duoc-lieu/ich-mau-tri-rong-kinh-nhu-nao/
- https://bvnguyentriphuong.com.vn/y-hoc-co-truyen/ich-mau-vi-thuoc-quy-cho-benh-ly-phu-nu
- https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%8Dch_m%E1%BA%ABu
- https://mplant.ump.edu.vn/index.php/ich-mau-leonurus-japonicus-lamiaceae/
- http://uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=node/215