Cách làm mầm đậu nành (giá đỗ) đơn giản và bỗ dưỡng tại nhà

mầm đậu nành

Mầm đậu nành còn gọi là giá đậu nành, là loại rau phổ biến được nhiều chị em nội trợ trồng tại nhà. Giá đậu nành thường được rắc vào món ăn, gia tăng hương vị cho tô hủ tiếu, cuốn chả giò, món mì xào, rau xào,… Vì không chỉ có hương vị tươi mát, giá đỗ còn là nguồn dinh dưỡng dồi dào và cùng một số tác dụng tăng cường về sức khỏe. Bạn không cần khéo tay hay làm thì mới trồng được mầm đậu nành. Chỉ với 3 bước làm mầm đậu nành mà Sắc Ngọc Khang hướng dẫn dưới đây, ai cũng có thể tự tay thu hoạch được một rổ mầm tươi ngon.

Mầm đậu nành là gì? 

Mầm đậu nành (mầm đậu tương) trong tiếng Anh là Soybean Sprout. Mầm đậu nành còn có tên gọi vùng miền khác là giá đậu nành, được trồng bằng cách cho hạt đậu nành nảy mầm cho đến khi rễ mọc dài. 

mầm đậu nành
Mầm đậu nành dễ nảy hạt

Giá đậu nành là một loài cây thân thảo, có ba bộ phận là lá, mầm rễ và thân mầm: 

  • Thân mầm mảnh, có lông tơ trắng, cao từ 40cm đến 80cm. 
  • Lá cây mầm là lá kép, mọc so le và có lông tơ.  
  • Đậu mầm có mọc quả, dạng hình liềm cao từ 2cm đến 5cm và mỗi quả chứa từ 2 đến 5 hạt màu trắng vàng. 

Mầm đậu nành khi ăn vào sẽ có vị ngọt, thanh mát. Chúng dễ kết hợp với các món ăn như món luộc, món xào, món salad, nước ép,… và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Bạn có thể mua giá đậu nành hoặc tự tay trồng tại nhà cùng với gia đình mình. 

Nếu bạn tự tay làm hạt đậu nành nảy mầm thì cũng rất đơn giản, chỉ cần chú ý tới nhiệt độ, không khí, thời gian ngâm và dụng cụ dùng để trồng. Sắc Ngọc Khang sẽ hướng dẫn bạn cách làm mầm đậu nành tại nhà hiệu quả cao ngay phần dưới đây.  

Xem chi tiết: Giá trị dinh dưỡng của hạt đậu nành 

mầm đậu nành
Hạt đậu nành mới nảy mầm có mọc lá xanh

Hướng dẫn cách làm mầm đậu nành nhanh và bổ tại nhà

Đầu tiên, bạn phải cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây: 

  • Mầm đậu nành: 200gr
  • Nước sạch: 1 lít
  • Khăn bông để phủ (hoặc có thể dùng lá chuối)
  • Rổ nhựa hoặc thau sạch
mầm đậu nành
Chuẩn bị hạt đậu nành, thau rổ, khăn ủ

Cùng theo dõi cách làm mầm đậu nành chỉ với 3 bước đơn giản sau đây. 

Bước 1: Ngâm hạt đậu nành

  • Rửa sạch tạp chất bám vào hạt đậu nành và loại bỏ những hạt đậu bị hư hỏng. 
  • Cho toàn bộ đậu nành vào thau sạch đã chuẩn bị. 
  • Đổ 1 lít nước ấm khoảng 38 độ C để để ngâm đậu nành trong khoảng 8-12 tiếng, hoặc để qua đêm.
mầm đậu nành
Ngâm mầm đậu nành

Bước 2: Ủ đậu nành

  • Quan sát thấy hạt đậu đã nảy mầm thì bạn lấy đậu ra ngoài và rửa sạch lại một lần nữa. 
  • Cho đậu nành vào rổ lại và dùng chiếc khăn to để phủ lên trên đậu nành.
  • Bạn tưới nước cho đậu nành đều đặn 2-3 lần/ngày. Mỗi lần tưới, bạn để rỗ đậu đã úp khăn dưới vòi nước và xả nước lạnh vào rổ.
  • Để đậu nảy mầm nhanh, tránh ánh sáng hay ánh nắng trực tiếp chiếu vào rổ đậu. 
mầm đậu nành
Dùng khăn ủ mầm

Bước 3: Thu hoạch mầm đậu nành 

  • Mầm đậu nành sẽ nảy mầm sau khoảng 24 – 36 tiếng (khoảng 2 ngày). 
  • Sau 3 – 4 ngày, quan sát thấy mầm đậu nành dài khoảng 3 – 5 cm là bạn có thể thu hoạch mầm. 
  • Khi thu hoạch mầm bạn chỉ cần cắt bỏ phần gốc. Sau đó rửa sạch mầm với nước. 
  • Nếu bạn muốn chế biến món ăn thì cần đợi 3 – 4 tiếng sau khi thu hoạch. Khi giá đỗ ráo nước thì bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng trong 3 – 4 ngày. 
mầm đậu nành
Khoảng sau 2 ngày ủ và tưới nước, mầm sẽ phát triển

Mẹo nhỏ:

  • Để rút ngắn thời gian hạt nảy mầm, bạn có thể sử dụng men ủ mầm.
  • Bạn có thể thêm chút muối hoặc đường vào nước tưới để chúng phát triển tốt hơn.

Một số món ăn bổ dưỡng từ giá đậu nành

Mầm đậu nành có thể ăn sống hoặc chế biến với các món chính khác nhau để bổ trợ hương vị cho món ăn thêm ngon và bổ dưỡng. Nếu bạn chưa có ý tưởng để chế biến món ăn với giá đỗ nành, thì Sắc Ngọc Khang có vài gợi ý dành cho bạn: 

  • Bạn có thể rắc giá đỗ vào món salad rau củ. 
  • Xào giá với mì, thêm đậu phụ, thịt, trứng là có món mì xào nhiều dinh dưỡng. 
  • Luộc giá để ăn kèm với nước mắm, muối tiêu hoặc tương ướt. Một món ăn tiết kiệm thời gian.  
  • Giá đậu nành còn có thể làm công thức nước ép cùng với thơm, củ cải trắng, táo để thanh lọc cơ thể. 
mầm đậu nành
Giá đỗ được chế biến thành nhiều món ăn ngon

Những người không nên ăn mầm đậu nành sống

Những nhóm người sau đây không ăn mầm đậu nành sống và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn sử dụng bất kỳ loại giá đỗ nào: 

  • Người đang dùng thuốc chống đông máu.
  • Người bị bệnh gan và thận.
  • Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch kém như người già và trẻ nhỏ cũng nên hạn chế ăn giá đỗ vì có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.

Giải đáp chi tiết: Bầu uống sữa đậu nành được không?

mầm đậu nành
Bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn giá đỗ

Mầm đậu nành có tác dụng gì? 

Đậu nành giàu hàm lượng vitamin C đến protein và chất xơ giúp chúng có độ giòn đặc biệt. Vậy mầm đậu nành có tác dụng gì cho cơ thể? Dưới đây là một số lợi ích mà bạn có thể nhận, khi thêm giá đỗ vào chế độ ăn uống của mình, nhất là những phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh.  

Ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật 

  • Giảm đầy hơi, chướng bụng: giá đỗ là nguồn cung cấp chất xơ không hòa tan, giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi và chướng bụng quá mức.
  • Ngăn ngừa bệnh loãng xương khớp: mầm đậu nành nguyên xơ có nhiều phytoestrogen, mangan và kẽm có thể giảm hoạt động của các tế bào gây hủy xương và đồng thời tăng hoạt động của tế bào tái tạo xương. Nhất là phụ nữ sau mãn kinh, mầm đậu nành nguyên xơ hỗ trợ tốt cho xương khớp của họ được chắc khỏe hơn.
  • Giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng: AMD là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở người lớn trên 55 tuổi. Chất chống oxy hóa, vitamin C trong giá đỗ có thể giúp giảm nguy cơ phát triển AMD, bao gồm thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Giá đỗ có nguồn vitamin K thiết yếu, có thể cải thiện sức khỏe tim tổng thể bằng cách cân bằng cholesterol. Đồng thời chúng còn loại bỏ chất béo tích tụ trong máu, ức chế sự tích tụ canxi trong mạch máu để giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh.

Làm chậm quá trình lão hóa da 

Trong mầm đậu nành có chứa chất béo bão hòa và hàm lượng oxy hóa cao. Chất chống oxy hóa như các vitamin E, vitamin C hay Isoflavon trong giá đỗ giảm thiểu sự xuất hiện của nếp nhăn và thâm mụn. Từ đó, làn da được cải thiện độ đàn hồi và làm chậm quá trình lão hóa da.

Giảm các triệu chứng khó chịu sau mãn kinh 

Trong thời kỳ tiền mãn kinh, người phụ nữ thường gặp nhiều vấn đề về rối loạn nội tiết tố (estrogen) như đổ mồ hôi đêm, bốc hỏa, mất ngủ, suy giảm trí nhớ,… khiến nhan sắc “sa sút” hơn. Các nghiên cứu đã thấy rằng chất phytoestrogen có trong mầm đậu tương có thể giảm các triệu chứng rối loạn nội tiết tố. Ngoài ra, hàm lượng Isoflavones còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm bớt các triệu chứng khó chịu ở thời kỳ mãn kinh, tiền mãn kinh. 

Xem thêm: Viên uống mầm đậu nành có tốt không? 

mầm đậu nành
Mầm đậu nành có Isoflavone hỗ trợ cân bằng cho nội tiết tố người phụ nữ

Kết luận 

Bài viết vừa thông tin cần thiết đến bạn về mầm đậu nành, bao gồm các lợi ích cho cơ thể của cây mầm, các lưu ý khi ăn mầm và 3 bước làm mầm đơn giản tại nhà. Qua đó, bạn có thể thêm loại thực phẩm này vào trong bữa ăn hàng ngày để nhận thêm được dinh dưỡng và hương vị thơm ngon. Đừng quên theo dõi các bài viết trên blog Sức khỏe từ Sắc Ngọc Khang để nhận được nhiều các mẹo hay cho sức khỏe bản thân và gia đình mình.

  • Nguồn tham khảo: 
  1. https://www.vinmec.com/en/news/health-news/obstetrics-gynecology-and-assisted-reproductive-technologies-art/how-to-use-soybean-sprouts-safely/
  2. https://www.webmd.com/diet/health-benefits-bean-sprouts 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *