Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là một tình trạng sức khỏe phổ biến mà rất nhiều người đang gặp phải. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ đề cập đến các nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày cũng như cách phòng ngừa. Hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn nguyên của bệnh và cách bảo vệ sức khỏe của mình.

Viêm loét dạ dày là gì?

Theo thông tin từ Cleveland and Clinic, viêm loét dạ dày là vết loét hở phát triển ở niêm mạc dạ dày của con người. Điều này cũng có thể xảy ra ở tá tràng – phần đầu tiên của ruột non thuộc hệ tiêu hóa. Loét tá tràng và loét dạ dày đều là một phần của viêm loét dạ dày tá tràng. Chúng được đặt tên theo pepsin, một trong những loại dịch tiêu hóa được tìm thấy trong dạ dày và đôi khi bị rò rỉ vào tá tràng. Những loại dịch này là một trong những yếu tố góp phần gây ra bệnh loét dạ dày tá tràng.

Nguyên nhân viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là vết loét hở phát triển ở niêm mạc dạ dày của con người

Viêm loét dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ trong dạ dày của bạn bị xói mòn. Từ đó chúng tạo điều kiện cho axit dạ dày và các enzym tiêu hóa ăn mòn thành dạ dày. Điều này cuối cùng dẫn đến vết loét hở và liên tục bị kích thích bởi axit. Nếu không được điều trị, chúng có thể bắt đầu gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như xuất huyết bên trong. 

Các giai đoạn của viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày có thể xuất hiện ở một số dạng khác nhau, phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra và mức độ tổn thương niêm mạc dạ dày. Nhìn chung, bệnh này chủ yếu có hai giai đoạn như sau: 

  • Loét dạ dày cấp tính: Loét dạ dày cấp tính thường xuất hiện một cách đột ngột và diễn ra trong thời gian khoảng ngắn. Nếu được phát hiện và điều trị đúng cách thì hoàn toàn có thể khỏi bệnh sau khi tiếp nhận điều trị.
  • Loét dạ dày mãn tính: Tình trạng loét dạ dày cấp tính kéo dài dần sẽ dẫn đến giai đoạn mãn tính. Loét dạ dày mãn tính có thể gây ra triệu chứng dai dẳng và đòi hỏi việc điều trị lâu dài. Đồng thời, giai đoạn này cũng dẫn đến những biến chứng khá nguy hiểm hơn, có thể ảnh hưởng đến những bộ phận lân cận của cơ thể. 

Xem thêm: Cảnh báo các bệnh về dạ dày và triệu chứng

Nguyên nhân viêm loét dạ dày

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, sau đây là hai nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này:

Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP)

Nguyên nhân viêm loét dạ dày
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày

Loại vi khuẩn này chỉ chủ yếu sống trong dạ dày con người. Đối với một số người, việc nhiễm khuẩn HP dường như không ảnh hưởng nhiều cho lắm, bởi hệ thống miễn dịch đường ruột của họ có thể kiểm soát được điều này. Tuy nhiên, cũng có một số người bị nhiễm khuẩn HP lại gặp tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều. Vi khuẩn sẽ tiếp tục sinh sôi, ăn vào niêm mạc dạ dày, gây nên viêm loét dạ dày, tá tràng mãn tính. Theo thống kê cho thấy, nhiễm khuẩn HP có liên quan đến khoảng 60% trường hợp loét tá tràng và 40% trường hợp loét dạ dày.

Lạm dụng thuốc NSAID

NSAID là viết tắt của “thuốc chống viêm không steroid”. Chúng bao gồm các loại thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến như ibuprofen, naproxen và aspirin. NSAID góp phần gây loét theo nhiều cách. Chúng gây kích ứng niêm mạc dạ dày khi gây ức chế một số các chất bảo vệ và sửa chữa niêm mạc có trong dạ dày. Có tới 30% số người dùng NSAID thường xuyên bị loét dạ dày. Và có tới 50% trong các trường hợp bị loét dạ dày là do lạm dụng NSAID.

Một số các nguyên nhân khác 

  • Hội chứng Zollinger-Ellison: Đây là một tình trạng hiếm gặp. Chúng khiến dạ dày của bạn sản xuất quá nhiều axit dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày.
  • Căng thẳng sinh lý nghiêm trọng: Căng thẳng sinh lý làm thay đổi độ pH của cơ thể, làm tăng lượng axit có trong dạ dày. Viêm loét do stress phát triển rất nhanh để đáp ứng với trạng thái căng thẳng, không giống như loét dạ dày thông thường chỉ phát triển từ từ.
Nguyên nhân viêm loét dạ dày
Tình trạng căng thẳng cũng sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày

Các triệu chứng của viêm loét dạ dày

Khi bị viêm loét dạ dày, các triệu chứng kèm theo sẽ rất đa dạng. Thậm chí đôi khi chúng còn không có biểu hiện cụ thể nào. Nhưng sau đây là một số triệu chứng cụ thể mà tình trạng này có thể mang lại:

  • Cảm giác phần bụng nóng rát, cồn cào. Đau rất dữ dội ở vùng bụng.
  • Đầy hơi, khó tiêu.
  • Ói mửa và buồn nôn.
  • Ợ hơi, ợ chua hoặc trào ngược axit dạ dày
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sụt cân không rõ nguyên do.

Những biến chứng có thể xảy ra của viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày khi không được điều trị nhanh chóng mà để kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng cực kì nghiêm trọng đối với cơ thể bạn.

Xuất huyết tiêu hóa

Đây được xem là biến chứng thường gặp nhất của viêm loét dạ dày. Tình trạng xuất huyết này có thể dẫn đến thiếu máu hoặc mất máu. Từ đó khiến cho người bệnh cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, nhợt nhạt hay thậm chí là nôn ra máu.

Nguyên nhân viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng là xuất huyết tiêu hóa

Thủng dạ dày

Một khi vết loét liên tục bị axit dạ dày ăn mòn, chúng có thể tạo thành lỗ thủng trên dạ dày hoặc thành ruột. Điều này gây đau đớn và nguy hiểm vô cùng đối với bệnh nhân. Bởi vết thủng sẽ là con đường để vi khuẩn từ đường tiêu hóa xâm nhập vào trong khoang bụng. Việc này có thể dẫn đến nhiễm trùng khoang bụng, hay còn gọi là viêm phúc mạc. Từ đó, nhiễm trùng có nguy cơ lây lan sang các phần còn lại của cơ thể. Điều này sẽ dẫn đến trường hợp nhiễm trùng huyết làm đe dọa tính mạng của người bệnh.

Hẹp môn vị

Một vết loét ở ống môn vị – nơi nằm ở cuối dạ dày và nối vào với tá tràng, có thể trở thành nguyên nhân làm tắc nghẽn, cản trở dòng thức ăn đi vào ruột non. Điều này có thể xảy ra sau khi vết loét đã lành. Các vết loét đã trải qua quá trình chữa lành có thể hình thành mô sẹo làm chúng to ra. Vì vậy mà chúng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và gây ra nhiều tác dụng phụ.

Ung thư dạ dày

Một số vết loét dạ dày theo thời gian có thể trở thành một căn bệnh ác tính. Điều này dễ xảy ra hơn khi vết loét của bạn là do nhiễm khuẩn H. pylori. H. pylori là nguyên nhân góp phần gây ra ung thư dạ dày. Tuy nhiên, đây là trường hợp khá hiếm gặp.

Cách biện pháp phòng tránh viêm loét dạ dày

Phòng tránh viêm loét dạ dày là quan trọng để bảo vệ sức khỏe dạ dày của bạn. Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc viêm loét dạ dày:

  • Tránh sử dụng quá liều thuốc NSAID: Sử dụng NSAID (Nonsteroidal Anti-Inflammatory Drugs) như aspirin, ibuprofen và naproxen có thể gây loét dạ dày. Nếu cần sử dụng các loại thuốc này, hãy theo hướng dẫn của bác sĩ và hạn chế liều lượng cũng như thời gian sử dụng. Nếu bạn cảm thấy cần dùng NSAID thường xuyên, hãy thảo luận với bác sĩ về các biện pháp phòng ngừa.
Nguyên nhân viêm loét dạ dày
Hãy kiểm soát lượng thuốc NSAID nếu không muốn bị viêm loét dạ dày
  • Kiểm soát stress: Căng thẳng có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Bạn có thể học cách quản lý stress thông qua thiền, yoga, tập thể dục, hoặc các phương pháp giảm căng thẳng khác.
  • Tránh thực phẩm gây kích thích: Thực phẩm cay, chua, và thức ăn chứa nhiều gia vị có thể kích thích dạ dày và gây ra triệu chứng viêm loét. Hãy tích cực hạn chế thực phẩm này trong chế độ ăn uống của bạn.
  • Hạn chế thức ăn và đồ uống có chứa cồn: Rượu và các đồ uống chứa cồn có thể tác động tiêu cực lên dạ dày. Hạn chế việc tiêu thụ chúng hoặc tiêu thụ một cách hợp lý.
  • Bỏ hút thuốc: Hút thuốc gây tổn thương niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ mắc viêm loét. Hãy dừng hút thuốc để bảo vệ sức khỏe của dạ dày và cả cơ thể.
  • Chăm sóc vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn H. pylori, một trong các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.

Kết luận

Nhìn chung, viêm loét dạ dày là một bệnh phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh có thể giúp bạn thực hiện các biện pháp phòng ngừa và duy trì sức khỏe dạ dày thật tốt. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ là một nguồn thông tin hữu ích giúp bạn kiểm soát được tình trạng này. Và bạn đừng quên, hãy luôn tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ để chẩn đoán và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *