NỘI DUNG CHÍNH
Ánh sáng xanh – một chủ đề nóng hổi trong thời đại công nghệ số với vô số tranh cãi xoay quanh tác động của nó đối với sức khỏe con người.
Vậy ánh sáng xanh là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến mắt, da và sức khỏe tổng thể? Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ tiềm ẩn của ánh sáng xanh?
Bài viết này, Sắc Ngọc Khang sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ và hữu ích nhất về ánh sáng xanh, từ định nghĩa, nguồn gốc, tác động đến giải pháp bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Ánh sáng xanh là gì?
Ánh sáng xanh là một phần của phổ ánh sáng khả kiến, có bước sóng nằm trong khoảng từ 380nm đến 500nm. Mặc dù không mang năng lượng nguy hiểm bằng tia UV. Tuy nhiên, ánh sáng xanh có năng lượng cao hơn so với các ánh sáng có thể nhìn thấy khác, đủ để gây ra nguy hiểm lâu dài cho sức khỏe.
Có hai loại ánh sáng xanh:
- Ánh sáng xanh tím: Có bước sóng từ 380nm đến 450nm, với năng lượng cao hơn và tiềm ẩn nhiều tác hại hơn.
- Ánh sáng xanh lam (xanh ngọc): có bước sóng từ 450nm đến 500nm, được coi là ít gây hại hơn so với ánh sáng xanh tím.
Xem thêm: Tia UV là gì? Các tác hại tia UV và cách bảo vệ da
Ánh sáng xanh có tồn tại trong ánh sáng mặt trời nhưng đa số mọi người lại dành thời gian cho ánh sáng nhân tạo nhiều hơn. Chúng ta cùng đi sâu vào đặc điểm của từng loại ngay phần dưới đây.
Ánh sáng xanh có ở đâu?
Hiện nay có hai nguồn ánh sáng xanh mà chúng ta đang tiếp xúc mỗi ngày là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.
Ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng xanh có ở nguồn ánh sáng tự nhiên đến từ mặt trời. Vào sáng sớm, nguồn ánh sáng xanh mang bước sóng xanh lam, giúp chúng ta tăng cường sự tỉnh táo, tập trung tinh thần. Đây là nguồn ánh sáng xanh phổ biến nhất và con người có thể thích nghi với loại ánh sáng này. Ánh sáng mặt trời chính là nguồn cung cấp năng lượng, hấp thụ vitamin D tự nhiên để kích thích não bộ chúng ta phát triển.
Ngoài ra, việc tiếp xúc với ánh mặt trời cũng giữ cho nhịp sinh học của con người (chu kỳ 24h tự nhiên) được kiểm soát hơn. Cơ thể biết chìm vào giấc ngủ vào buổi tối và thức dậy tỉnh táo vào sáng sớm. Tuy nhiên, chúng ta lại dành nhiều thời gian và khoảng cách tiếp xúc trực tiếp với nguồn sáng nhân tạo nhiều hơn.
Ánh sáng nhân tạo
Ánh sáng xanh còn có ở nguồn ánh sáng nhân tạo. Đây là nguồn sáng không có năng lượng nhiều bằng ánh sáng tự nhiên và có cường độ khác nhau như sau:
- Thiết bị điện tử: Màn hình máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng và tivi phát ra ánh sáng xanh. Đây là nguồn sáng mà gần như mỗi ngày, chúng ta đều tiếp xúc ở khoảng cách gần hơn bất kỳ nguồn sáng nào khác. Ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể gây mỏi mắt, khô mắt, nhức đầu và rối loạn giấc ngủ.
- Đèn LED: Một số loại đèn LED có thể phát ra ánh sáng xanh với cường độ cao. Ánh sáng xanh từ đèn LED có thể gây hại cho mắt và da tương tự như ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử.
Nhìn chung, các loại ánh sáng đến từ mỗi thiết bị màn hình điện tử có bước sóng chênh lệch khác nhau. Thế nhưng chúng đều nằm trong phổ quang gây hại cho sức khỏe đôi mắt.
Những lợi ích của ánh sáng xanh mang lại
Ánh sáng xanh, đặc biệt là loại ánh sáng xanh lam (bước sóng 450nm – 500nm), mang lại một số lợi ích nhất định cho sức khỏe con người khi được tiếp xúc ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hầu hết các lợi ích đến từ ánh sáng xanh tự nhiên, chứ không phải ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử.
Dưới đây là một số lợi ích của ánh sáng xanh:
- Tăng cường sự tỉnh táo và tập trung: Ánh sáng xanh giúp ức chế melatonin, một loại hormone gây buồn ngủ, từ đó giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và tập trung hơn. Tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban ngày có thể cải thiện hiệu suất nhận thức và tâm trạng.
- Điều chỉnh nhịp sinh học: Ánh sáng xanh đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể, giúp duy trì chu kỳ ngủ – thức hợp lý.
- Cải thiện trí nhớ: Một số nghiên cứu cho thấy ánh sáng xanh có thể giúp cải thiện trí nhớ và khả năng học tập.
- Nâng cao tâm trạng: Ánh sáng xanh có thể giúp tăng cường sản xuất serotonin, một loại hormone tạo cảm giác hạnh phúc. Tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban ngày có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm theo mùa.
- Cải thiện thị lực: Ánh sáng xanh lam có thể giúp cải thiện thị lực, đặc biệt là khả năng nhìn xa. Ánh sáng xanh lam giúp kích thích võng mạc, bộ phận chịu trách nhiệm cho tầm nhìn, từ đó tăng cường độ nhạy cảm của mắt.
- Chăm sóc da: Ánh sáng xanh có thể được sử dụng trong liệu pháp quang học để điều trị một số tình trạng da liễu như mụn trứng cá và nếp nhăn.
Ngoài những lợi ích được liệt kê ở trên, ánh sáng xanh cũng được sử dụng trong một số ứng dụng y tế, chẳng hạn như liệu pháp ánh sáng xanh để điều trị chứng rối loạn nhịp sinh học và liệu pháp quang động để điều trị ung thư
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh, đặc biệt là ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử, có thể gây ra một số tác hại như mỏi mắt, khô mắt, rối loạn giấc ngủ, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, tăng nguy cơ ung thư, ảnh hưởng đến da,…
Tác hại của ánh sáng xanh đối với cơ thể
Ánh sáng xanh, đặc biệt là ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính và TV, có thể gây ra một số tác hại cho sức khỏe con người nếu tiếp xúc quá nhiều. Một số tác hại tiềm ẩn bao gồm:
Đối với mắt
- Nguy cơ thoái hóa điểm vàng: Trong một thời gian dài tiếp xúc quá nhiều với cường độ cao ánh sáng xanh, sẽ làm hỏng các tế bào nhạy cảm với ánh sáng tại võng mạc. Trong khi đó các tế bào này có lợi ích trong việc giảm các tác hại của tia UV chiếu đến võng mạc. Nếu quang hóa võng mạc bị tổn thương, tế bào thị giác sẽ không đủ chất dinh dưỡng. Lâu ngày dẫn đến thoái hóa võng mạc, tăng nguy cơ mù lòa.
- Mỏi mắt, khô mắt: Có một thực trạng là chúng ta rất ít chớp mắt khi nhìn vào màn hình thiết bị điện tử. Điều này sẽ gây ra hội chứng mỏi mắt. Hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số sẽ có các triệu chứng như khô rát mắt, nhức mắt, căng mắt khiến mắt khó tập trung. Các triệu chứng này trở nặng sẽ gây ra một số bệnh tật nguy hiểm cho sức khỏe đôi mắt.
- Cận thị: Khi đôi mắt tiếp xúc quá nhiều ánh sáng xanh nhân tạo nhưng tiếp xúc không đủ với ánh sáng tự nhiên, sẽ làm tăng nguy cơ cận thị. Hiện nay, các thanh thiếu niên và thanh niên bị cận thị từ rất sớm, một trong nhân chủ yếu là do đôi mắt thường xuyên tiếp xúc màn hình LED ở khoảng cách quá gần.
- Đục thủy tinh thể: Ánh sáng xanh cũng có thể góp phần gây ra bệnh đục thủy tinh thể, dẫn đến mờ mắt và mất thị lực.
Đối với làn da
Không chỉ đôi mắt bị tổn thương, các bức xạ từ ánh sáng từ điện thoại, laptop, máy tính,… cũng đủ làm cho làn da “xuống cấp”:
- Lão hóa da sớm: Ánh sáng xanh có thể làm tăng sản xuất gốc tự do, dẫn đến nếp nhăn, đốm nâu và chảy xệ da.
- Kích ứng da: Ánh sáng xanh có thể gây kích ứng da ở một số người, dẫn đến tình trạng như rosacea và chàm.
- Melasma: Ánh sáng xanh có thể làm trầm trọng thêm tình trạng melasma, một tình trạng da gây ra các đốm nâu trên mặt.
Cụ thể hơn: 4 tác hại của ánh sáng xanh đối với da
Đối với sức khỏe tổng thể
- Rối loạn nhịp sinh học: Tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm có thể làm gián đoạn nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể, dẫn đến các vấn đề sức khỏe như béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch.
- Trầm cảm: Thiếu ngủ do tiếp xúc quá nhiều ánh sáng xanh có thể dẫn đến các triệu chứng trầm cảm như buồn bã, lo âu và mất hứng thú với các hoạt động.
- Giảm khả năng tập trung: Ánh sáng xanh có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung, ghi nhớ và học tập.
- Ung thư: Một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư nhất định.
- Khó ngủ: Ánh sáng xanh có thể ức chế sản xuất melatonin, một hormone giúp điều chỉnh giấc ngủ. Điều này có thể khiến bạn khó ngủ hơn và làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, thậm chí là mất ngủ kéo dài.
Ảnh hưởng đến trẻ em
Trẻ em đặc biệt nhạy cảm với tác hại của ánh sáng xanh do mắt của trẻ chưa phát triển hoàn toàn. Tiếp xúc quá nhiều ánh sáng xanh có thể ảnh hưởng đến thị lực, giấc ngủ, khả năng học tập và phát triển hành vi của trẻ.
Lưu ý
Mức độ nghiêm trọng của các tác hại này có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe và thời gian tiếp xúc với ánh sáng xanh của mỗi người.
Hiện tại vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định đầy đủ các tác động lâu dài của ánh sáng xanh đối với sức khỏe con người.
Các biện pháp giảm tác hại ánh sáng xanh
Cuộc sống ngày càng bận rộn và hiện đại hơn, các thiết bị điện tử thông minh rất cần thiết với chúng ta trong công việc.Thế nên, chúng ta không thể rời xa các thiết bị điện tử mà nên nhận thức rõ về các tác hại của ánh sáng xanh. Từ đó, hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe khỏi ánh sáng xanh qua các lời khuyên hữu ích dưới đây.
Giảm thiểu thời gian tiếp xúc với ánh sáng xanh
Trong quá trình sử dụng điện thoại hay máy tính, bạn nên có thời gian cho mắt nghỉ “giải lao”. Sau 20 phút xem thiết bị điện tử, bạn hãy di chuyển mắt, nhìn vào khoảng không 6 mét trong 20 giây để mắt tập trung hơn. Đồng thời, khoảng cách từ mắt đến màn hình máy tính nên là 50cm để giảm mỏi mắt.
Quan trọng hơn là bạn cũng phải cắt giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm, ít nhất nửa giờ trước khi đi ngủ. Nhằm giúp cơ thể tuân theo chu kỳ thức và chu kỳ ngủ bình thường, không bị rối loạn giấc ngủ gây tác hại cho mắt và làn da.
Thay vì sử dụng thiết bị điện tử để giải trí, hãy thử đọc sách, nghe nhạc hoặc tham gia các hoạt động khác không liên quan đến màn hình.
Nếu bạn vẫn bị mất ngủ, hãy xem giải pháp: Bật mí 5 cách tự nhiên chống mất ngủ hiệu quả 2023
Sử dụng bộ lọc ánh sáng màu xanh
Bạn có thể sử dụng tấm chắn ánh sáng xanh cho màn hình của các thiết bị điện tử, để giảm mức độ phơi nhiễm của mắt. Bên cạnh đó, nếu thiết bị của bạn có “chế độ ban đêm”, chức năng giảm ánh sáng xanh và đèn vàng thì hãy sử dụng các tính năng hữu ích này.
Nếu thiết bị điện tử của bạn không có các tính năng trên, bạn có thể tải và cài đặt các phần mềm giảm ánh sáng xanh trên ứng dụng Chrome, IOS, Android.
Đeo kính chuyên dụng chống ánh sáng xanh
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều kính đeo chống ánh sáng xanh để giảm mỏi mắt. Nếu bạn muốn sử dụng kính đeo, hãy chọn sản phẩm có phủ lớp chống phản xạ (AR) lên tròng kính. Lớp phủ AR có tác dụng giảm thiểu độ sáng của ánh sáng xanh cho đôi mắt đỡ chói khi làm việc trong thời gian dài.
Duy trì lối sống lành mạnh
- Ngủ đủ giấc (7-8 tiếng mỗi đêm) để cơ thể có thời gian phục hồi.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các thực phẩm tốt cho mắt như rau bina, cà rốt, cá hồi…
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt và thức uống có đường.
Sử dụng kem chống nắng giảm tác hại ánh sáng xanh
Dù kem chống nắng không thể ngăn chặn hoàn toàn nhưng bạn có thể kết hợp cùng các biện pháp kể trên để giảm tác hại ánh sáng xanh.
Kem chống nắng tạo ra màng chắn trên bề mặt da để bảo vệ da. Thế nên, việc sử dụng kem chống nắng mỗi ngày có thể giảm các dấu hiệu lão hóa da và giảm kích ứng da từ tác hại của ánh sáng xanh.
Bạn có thể tham khảo Kem Chống Nắng “Sa Mạc” của nhà Sắc Ngọc Khang. Sản phẩm được trang bị công nghệ tối tân 6 tầng lọc filter kết hợp với Ectoin từ Vi Sinh Vật Sa Mạc cho khả năng:
👉 Chống tia UVA1/UVA2/UVB
👉 Chống ánh sáng xanh
👉 Chống tác hại của ô nhiễm, bụi mịn
Đặc biệt, chỉ số chống nắng của sản phẩm đạt SPF50+/PA++++ đã được kiểm định tại Thái Lan.
Bên cạnh đó, Kem Chống Nắng “Sa Mạc” còn được bổ sung thêm Antileukine 6 từ Rong Biển Vàng nước Pháp giúp làm dịu da tức thì, củng cố cấu trúc da và làm chậm quá trình lão hóa.
Kết luận
Qua bài viết trên bạn đã được tìm hiểu ánh sáng xanh là gì và các tác hại của chúng. Hi vọng trong thời đại bùng nổ các thiết bị số như hiện nay, chúng ta cần nhận thức được các tác hại từ ánh sáng xanh và luôn thực hiện biện pháp bảo vệ đôi mắt, làn da và sức khỏe tinh thần ngay từ bây giờ bạn nhé.
Xem thêm: