Bài viết được tham vấn bởi Dược Sĩ Phạm Mỹ Hạnh
Isoflavone là một nhóm hợp chất có cấu trúc tương tự như estrogen nội sinh của cơ thể. Có rất nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh về tác dụng thật sự của Isoflavone đối với sức khỏe con người. Liệu chúng có thật sự chống được nhiều tế bào ung thư? Isoflavone có ảnh hưởng tác dụng sức khỏe ra sao? Bài viết dưới đây đã tổng hợp lại 9 điều có thể bạn chưa biết về Isofavone để giúp bạn hiểu hơn về tác dụng của chúng.
Tổng quan về Isoflavone
9 Điều có thể BẠN chưa biết về Isoflavone
1. Đậu nành là nguồn cung cấp Isoflavone dồi dào nhất
Isoflavone là một phytoestrogen (estrogen có nguồn gốc thực vật) có hoạt tính giống với estrogen. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành là nguồn cung cấp isoflavon phong phú nhất trong chế độ ăn của con người.
2. Khả năng chuyển hoá Isoflavon dạng daidzein thành dạng equol có nhiều tác dụng sức khỏe
Daidzein là một loại Isoflavone phổ biến được tìm thấy trong các sản phẩm từ đậu nành, như đậu phụ, sữa đậu nành, và tương miso. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có khả năng chuyển hóa daidzein thành equol cao có thể nhận được nhiều lợi ích sức khỏe hơn như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh ung thư hay cải thiện sức khỏe xương và giảm các triệu chứng mãn kinh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các nghiên cứu về tác dụng ảnh hưởng sức khỏe của Isoflavone vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, khả năng chuyển hóa daidzein thành equol có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, chủng tộc, và chế độ ăn uống.
3. Cần có thêm nhiều bằng chứng về Isoflavone có thể ngăn ngừa ung thư
Kết quả nghiên cứu quan sát cho thấy xu hướng sử dụng đậu nành từ sớm khi còn trẻ có thể thể giảm nguy cơ bệnh ung thư vú ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng lâm sàng cho thấy việc bổ sung isoflavone đậu nành giảm nguy cơ mắc bệnh và tái phát ung thư vú.
4. Chưa đủ cơ sở khẳng định 100% Isoflavone trong đậu nành có thể cải thiện bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Bằng chứng hiện tại từ các nghiên cứu quan sát và thử nghiệm lâm sàng nhỏ không đủ mạnh để hiểu liệu chất bổ sung protein đậu nành/Isoflavone có thể giúp ngăn ngừa hoặc ức chế sự tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt hay không.
5. Tác động Isoflavone đối với sức khỏe xương cần được nghiên cứu thêm
Các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng kiểm tra tác dụng của Isoflavon từ đậu nành đối với độ loãng xương của phụ nữ thời kỳ mãn kinh cho ra nhiều kết quả khác nhau, do đó chưa thể xác định được tác động của Isoflavon.
6. Isoflavone có tác dụng hiệu quả đối với sức khỏe tim mạch
Bằng chứng hiện tại cho thấy rằng các thành phần từ đậu nành nguyên chất ngoài Isoflavone có thể có tác dụng có lợi đối với nồng độ lipid huyết thanh. Tuy nhiên, hai phân tích tổng hợp gần đây các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng chỉ ra rằng isoflavone có thể tác động có lợi lên tim mạch bằng cách cải thiện chức năng mạch máu ở phụ nữ mãn kinh.
7. Vẫn còn nhiều ý kiến bổ sung Isoflavone kém hiệu quả so với với liệu pháp thay thế hormone
Việc bổ sung Isoflavone dường như kém hiệu quả hơn khoảng 40% so với liệu pháp thay thế hormone trong việc làm giảm các cơn bốc hỏa ở thời kỳ mãn kinh và cần thời gian lâu hơn để đạt được hiệu quả tối đa. Tuy nhiên, các chất bổ sung chứa chủ yếu Isoflavone genistein đã chứng minh sự giảm bớt các cơn bốc hỏa ở thời kỳ mãn kinh.
8. Isoflavone trong đậu nành có thể tránh tái phát ung thư vú đến 25%
Dữ liệu hiện cho thấy những người sống sót sau ung thư vú không nên tránh tiêu thụ thực phẩm đậu nành thường xuyên. Hơn nữa, trong một phân tích tổng hợp của ba nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu, lượng Isoflavone đậu nành ≥10 mg/ngày có liên quan đến việc giảm 25% nguy cơ tái phát khối u ở những người sống sót sau ung thư vú.
9. Bác bỏ ý kiến về sữa công thức có chứa đậu nành sẽ mang nhiều tác dụng phụ
Hiện tại, không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy trẻ uống sữa công thức làm từ đậu nành có nguy cơ bị tác dụng phụ cao hơn trẻ bú sữa công thức làm từ sữa bò.
Bài viết trên đã vừa cung cấp xong về những thông tin thú vị mà có thể bạn chưa biết về isoflavone. Qua việc Isoflavone đã mang tới nhiều lợi ích về sức khỏe thì những nghiên cứu về tác dụng Isoflavone vẫn còn nhiều hạn chế. Mong rằng trong tương lai gần, giới khoa học sẽ có thêm nghiên cứu để xác định tác dụng thực sự của Isoflavone đối với sức khỏe.