Suy thận mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

suy thận mãn tính

Khi bạn mắc bệnh thận mãn tính sẽ khiến thận không hoạt động tốt như bình thường và trực tiếp gây ra các vấn đề sức khỏe như thiếu máu, huyết áp cao, chân tay phù nề,… và có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, khi bệnh có biểu hiện, triệu chứng rõ ràng thì bệnh tiến triển tới giai đoạn cuối, cần lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Vì thế, bất kể ai cũng nên tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị căn bệnh suy thận mãn tính để có phương pháp phòng ngừa bệnh kịp thời. 

Tổng quan về bệnh suy thận mãn tính 

Bệnh suy thận mãn tính, còn gọi là thận mãn tính, liên quan đến việc mất dần chức năng thận. Thận lọc chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu, sau đó được loại bỏ qua nước tiểu và đồng thời điều chỉnh những chất điện giải, duy trì sự ổn định của huyết áp, tham gia vào quá trình tạo máu, chuyển hoá xương. Bệnh thận mãn tính tiến triển có thể khiến lượng chất lỏng, chất điện giải và chất thải tích tụ trong cơ thể bạn ở mức nguy hiểm.

suy thận mãn tính
Suy thận mãn tính là tình trạng thận bị tổn thương và mất chức năng lọc máu

Suy thận mãn tính được chia thành 5 giai đoạn dựa trên mức độ lọc cầu thận (GFR). GFR là chỉ số đo lường lượng máu được lọc qua thận mỗi phút.

  • Giai đoạn 1: giai đoạn đầu tiên của suy thận mãn tính. GFR vẫn ở mức bình thường hoặc cao. Ở giai đoạn này, người bệnh thường không có triệu chứng.
  • Giai đoạn 2: giai đoạn suy thận mãn tính nhẹ. GFR giảm xuống từ 60 đến 89 mL/phút. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể có một số triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như mệt mỏi, phù chân và thay đổi thói quen đi tiểu.
  • Giai đoạn 3: giai đoạn suy thận mãn tính trung bình. GFR giảm xuống từ 45 đến 59 mL/phút hoặc từ 30 đến 44 mL/phút. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể có nhiều triệu chứng hơn, chẳng hạn như phù nặng hơn, mệt mỏi hơn và thay đổi thói quen đi tiểu.
  • Giai đoạn 4: giai đoạn suy thận mãn tính nặng. GFR giảm xuống từ 15 đến 29 mL/phút. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể có nhiều triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như khó thở, thiếu máu và suy tim.
  • Giai đoạn 5: giai đoạn suy thận mãn tính cuối cùng. GFR dưới 15 mL/phút. Ở giai đoạn này, thận không còn hoạt động và cần phải được lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
suy thận mãn tính
5 giai đoạn suy thận mãn tính

Nhận biết triệu chứng suy thận mãn tính

Trong giai đoạn đầu của bệnh thận mãn tính, bạn có thể có ít dấu hiệu hoặc triệu chứng. Bạn có thể không nhận ra mình mắc bệnh thận khi bệnh tiến triển chậm theo thời gian. Điều này rất nguy hiểm vì mất chức năng thận có thể gây ra sự tích tụ chất lỏng hoặc chất thải cơ thể hoặc các vấn đề về điện giải. 

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, việc mất chức năng thận có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng suy thận mãn tính sau đây:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Mệt mỏi và suy nhược
suy thận mãn tính
Cơ thể suy nhược và mệt mỏi kéo dài có thể là triệu chứng suy thận mãn tính
  • Các vấn đề về giấc ngủ
  • Đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn
  • Giảm độ nhạy bén về tinh thần
  • Chuột rút cơ bắp
  • Sưng ở bàn chân và mắt cá chân
  • Da khô và ngứa
  • Huyết áp cao (tăng huyết áp) khó kiểm soát
  • Khó thở, nếu chất lỏng tích tụ trong phổi
  • Đau ngực, nếu chất lỏng tích tụ xung quanh màng tim

Lưu ý: Những triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm suy thận mãn tính. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị sớm. 

Nguyên nhân gây nên bệnh thận mãn tính 

Hai nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh suy thận mãn tính là bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu của bạn quá cao, có thể làm hỏng thận. Huyết áp cao có nghĩa là lực của máu trong các mạch máu quá mạnh, có thể làm hỏng các mạch máu và dẫn đến bệnh thận mãn tính.

Có những vấn đề về thận khác có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính, chẳng hạn như:

  • Viêm cầu thận
  • Bệnh đa nang thận
  • Lupus ban đỏ thận
  • Ung thư thận

Đồng thời, người có các yếu tố dưới đây cũng có nguy cơ cao là mắc bệnh suy thận mãn tính, bao gồm:

  • Mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc bệnh tim
  • Có người thân cận mắc bệnh thận
  • Trên 60 tuổi
  • Người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa hoặc người Mỹ gốc Á
suy thận mãn tính
Người mắc bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ suy thận

Một số cách điều trị bệnh suy thận mãn tính từ bác sĩ  

Mục tiêu của điều trị bệnh suy thận mãn tính là kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

Kiểm soát nguyên nhân 

Điều trị bệnh thận mãn tính thường tập trung vào việc làm chậm sự tiến triển của tổn thương thận, đó là kiểm soát nguyên nhân. Tuy nhiên, ngay cả việc kiểm soát nguyên nhân cũng có thể không ngăn được tổn thương thận tiến triển. Bệnh thận mãn tính có thể tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối, gây tử vong nếu không lọc thận nhân tạo (lọc máu) hoặc ghép thận.

Mặc dù vậy, việc tập trung điều trị từ nguyên nhân là quan trọng nhất, giúp người bệnh kiểm soát chặt chẽ đường máu, huyết áp bằng thuốc kê đơn và thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày khoa học hơn. 

Điều trị huyết áp và đường máu 

Huyết áp tăng và sự rối loạn lipid máu là hai trong các yếu tố gây ra suy thận mãn tính. Với phương pháp điều trị huyết áp có thể làm tăng cường các chức năng của thận và giúp giảm huyết áp. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị huyết áp cho người mắc bệnh thận mạn tính, đặc biệt là những loại thuốc có thể ức chế thụ thể hoặc thuốc nhóm ức chế men chuyển (nếu không có chống chỉ định). 

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê toa thuốc Statin giúp kiểm soát cholesterol xấu để làm giảm sự tiến triển của bệnh. Lượng cholesterol xấu giảm đi sẽ ngăn ngừa được một số vấn đề về xơ vữa, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.  

Ghép thận và lọc máu 

Suy thận mãn tính là tình trạng thận bị tổn thương và mất chức năng lọc máu. Khi thận không thể lọc máu hiệu quả, các chất thải và nước dư thừa sẽ tích tụ trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng. Lọc máu và ghép thận là hai phương pháp điều trị thay thế thận. 

suy thận mãn tính
Điều trị suy thận mạn tính ở những giai đoạn cuối có thể phải lọc máu hoặc ghép thận thay thế

Lọc máu sẽ sử dụng máy móc để lọc máu thay cho thận, nhằm giúp loại bỏ chất thải và nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, ghép thận được hiểu là mang một quả thận khỏe mạnh được cấy ghép vào người bệnh, mang lại hiệu quả lâu dài hơn lọc máu nhưng cũng mang những rủi ro nhất định, chẳng hạn như thải ghép, nhiễm trùng,… Tuy nhiên, bệnh thận mãn tính có thể tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối, gây tử vong nếu không được chạy thận nhân tạo (lọc máu) hoặc ghép thận. 

Phòng ngừa nguy cơ bệnh suy thận mãn tính tiến triển

Để giảm sự phát triển bệnh thận mãn tính, người bệnh cần thực hiện kỹ lưỡng các điều sau đây. 

Tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ 

Khi muốn sử dụng các loại thuốc không kê đơn, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ đang điều trị bệnh. Việc lạm dụng quá nhiều loại thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen và acetaminophen,… có thể dẫn đến tổn thương thận.

Thay đổi lối sống 

  • Duy trì huyết áp và đường huyết ở mức bình thường: điều này có thể giúp bảo vệ thận. Mục tiêu kiểm soát huyết áp là thường là dưới 130/80 mm Hg, ít hơn 2300 mg của natri mỗi ngày. 
  • Duy trì cân nặng hợp lý: bằng cách tập thể dục, thay đổi chế độ ăn uống để kiểm soát lượng đường máu theo mục tiêu bác sĩ đã đặt ra. Nhằm ngăn ngừa nguy cơ thừa cân, béo phì và giảm sự phát triển của bệnh suy thận. 
  • Không hút thuốc lá: điều này sẽ rất khó với nhiều người bệnh nghiện thuốc lâu năm. Nhưng việc từ bỏ hút thuốc lá sẽ giảm tình trạng tổn thương thận và ngăn ngừa chất độc từ thuốc lá có thể làm hỏng thận nhanh hơn. 
suy thận mãn tính
Hút thuốc lá thường xuyên và lâu dài có thể khiến suy gan và suy thận

Thay đổi chế độ ăn uống 

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh cũng là một trong những biện pháp giảm sự tiến triển của bệnh suy thận mạn mà không cần dùng thuốc. Một số chế độ ăn uống lành mạnh của người mắc bệnh suy thận như sau: 

  • Hạn chế các thực phẩm nhiều muối: người suy thận cần ăn nhạt, nạp tối đa 2-3g muối/ ngày để giảm tình trạng giữ nước cho cơ thể cũng như giảm gánh nặng cho thận. 
  • Hạn chế ăn đạm: người bệnh suy thận cần hạn chế tối đa việc chế biến đồ ăn nhiều dầu mỡ, thay vào đó hãy chế biến đồ ăn bằng cách luộc hay hấp để thận không chứa nhiều chất độc hại. 
  • Hạn chế các thực phẩm giàu kali: người bệnh suy thận không nên bổ sung quá nhiều kali vì ảnh hưởng đến tim mạch. Trong đó, các thực phẩm giàu kali mà người bệnh nên hạn chế tiêu thụ đó là chuối, nho, cá hồi, trái cây khô,… 
  • Uống đủ nước: đối người bệnh suy thận không phải lọc thận nhưng còn đi tiểu nhiều thì cần bổ sung trên 1,2 lít nước/ ngày. 
  • Không ăn uống thiếu chất: người bệnh suy thận cần ăn uống đầy đủ bốn thành phần là (1) đường bột, (2) chất đạm, (3) chất béo, (4) vitamin và chất khoáng như người bình thường. 
suy thận mãn tính
Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh để giảm tải gánh nặng cho thận

Bạn đã vừa tìm hiểu xong những thông tin cần biết về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phương pháp giảm bệnh suy thận mãn tính. Mong rằng với thông tin quan trọng trong bài về căn bệnh này sẽ giúp người mắc bệnh thay đổi lối sống lành mạnh và dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, nhằm giảm nguy cơ phát triển bệnh.

Nguồn tham khảo: 

  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-kidney-disease/symptoms-causes/syc-20354521
  2. https://www.kidneyfund.org/all-about-kidneys/chronic-kidney-disease-ckd
  3. https://www.nhs.uk/conditions/kidney-disease/

Có thể bạn muốn biết thêm: 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *