NỘI DUNG CHÍNH
Loãng xương hiện nay trở thành vấn đề y tế đáng lo ngại. Số người bị bệnh loãng xương ngày càng tăng lên khiến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của con người bị ảnh hưởng. Về căn bệnh này, các chuyên gia sẽ giải đáp giúp bạn phác đồ điều trị loãng xương để bạn nắm được sơ bộ thông tin.
1. Tìm hiểu bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương khiến suy giảm sức mạnh của xương trong cơ thể, nghiêm trọng hơn là giảm lượng xương có trong cơ thể. Tình trạng này khiến người bệnh bị đau nhức ở các vùng như thắt lưng, khớp gối, đầu gối, cổ chân, thắt lưng,…
Chất lượng xương giảm khiến các hoạt động thường ngày trở nên khó khăn hơn. Người bệnh dễ dàng bị gãy xương. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh, người lớn tuổi, người hay khuân vác nặng,…
2. Chẩn đoán bệnh loãng xương
Bước đầu tiên trước khi có phác đồ điều trị cần chẩn đoán tình trạng bệnh loãng xương của bệnh nhân thông qua những bước cơ bản sau:
- Bước 1: Khám lâm sàng cân nặng, chiều cao của bệnh nhân. Hỏi thăm tình trạng bệnh nhân có đau nhức ở vị trí nào không. Có mắc những bệnh như đau lưng cấp và mạn tính, biến dạng cột sống, khó thở chậm tiêu, đau ngực, gãy xương và những công việc thường làm.
- Bước 2: Thực hiện các công tác phục vụ cho quá trình khám bệnh như: xét nghiệm huyết học, đo mật độ xương trong cơ thể, chụp X-Quang, chẩn đoán xương qua hình ảnh chụp CT, thực hiện một số thăm dò khác phù hợp với tình trạng của mỗi bệnh nhân.
- Bước 3: Thực hiện chẩn đoán xác định. Bước này bác sĩ sẽ dựa vào các kiến thức chuyên môn của mình để xác định tình trạng loãng xương của bệnh nhân ở mức độ nào.
- Bước 3: Đánh giá nguy cơ gãy xương. Dựa trên các mô hình FRAX hoặc mô hình Garvan để xác định nguy cơ gãy xương của bệnh nhân. Tiến hành dặn dò bệnh nhân cần hoạt động và sinh hoạt như thế nào để tránh tình trạng gãy xương.
- Bước 4: Xây dựng phác đồ điều trị loãng xương theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Chi tiết theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết.
3. Phác đồ điều trị bệnh loãng xương
Tùy vào mục đích và tình trạng bệnh mà sẽ có phác đồ điều trị bệnh loãng xương khác nhau.
Những mục đích trong điều trị loãng xương có thể kể đến như: giảm nguy cơ gãy xương cho bệnh nhân, giảm mất xương, giảm tình trạng đau nhức xương khớp, giảm nguy cơ tử vong do các bệnh về xương gây ra,…
Các thành phần thuốc được dùng trong điều trị loãng xương bao gồm: Canxi, vitamin D, nhiều người còn kết hợp uống collagen để gia tăng chất nhờn giữa các khớp xương. Sử dụng các loại thuốc chống hủy xương cũng được các bác sĩ chỉ định để cải thiện tình trạng xương cho bệnh nhân.
Bên cạnh phác đồ điều trị thì trong quá trình điều trị loãng xương chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao vô cùng quan trọng. Cần thiết sẽ sử dụng sự hỗ trợ của vật lý trị liệu giúp bệnh nhân giảm đau nhức và đi lại bình thường. Trong quá trình điều trị bạn cần nhận được sự thăm khám của bác sĩ để tránh được những tác động không mong muốn.
4. Bệnh loãng xương có thể phòng ngừa được
Trước khi bệnh loãng xương có biểu hiện cụ thể bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như sử dụng chất bổ sung hợp lý:
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Quan tâm đến những thực phẩm có nhiều canxi và khoáng chất giúp cải thiện hoặc phát triển xương khớp. Bên cạnh đó cần tránh chất kích thích, thực phẩm nhiều giàu mỡ,…
- Chế độ tập luyện, chuyên gia khuyên bạn nên tập luyện 30 phút mỗi ngày vào sáng sớm. Thứ nhất giúp cơ thể xương khớp linh hoạt hơn và còn giúp hấp thụ vitamin D vào cơ thể thông qua ánh nắng sáng sớm.
- Bổ sung những hoạt chất đang dần thiết hụt trong cơ thể như collagen. Collagen là hoạt chất quan trọng có trong xương và tạo ra chất nhờn giúp xương liên kết giữa các khớp xương. Hoạt động, sinh hoạt của bạn cũng sẽ linh hoạt và không còn bị đau nhức. Phụ nữ đến tuổi mãn kinh cần lưu ý để tránh bị loãng xương.
Những thông tin về phác đồ điều trị loãng xương được cập nhật trong bài viết. Hy vọng giúp bạn nắm được cơ bản quy trình xây dựng phác đồ điều trị loãng xương. Những câu hỏi liên quan đến chăm sóc cơ thể liên hệ ngay với Sắc Ngọc Khang để có câu trả lời chính xác nhất từ các chuyên gia.
Xem thêm: viên uống collagen, nước uống collagen, những bệnh không nên uống collagen