Hội chứng kém hấp thu ở người lớn là gì?

hội chứng kém hấp thu ở người lớn

Hội chứng kém hấp thu ở người lớn ngày càng phổ biến, khiến cơ thể không thể hấp thu các chất dinh dưỡng kể cả khi bạn ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Cùng Sắc Ngọc Khang tìm hiểu rõ hơn về hội chứng kém hấp thu ở người lớn thông qua bài viết dưới đây nhé.

Hội chứng kém hấp thu ở người lớn là gì?

Hội chứng kém hấp thu ở người lớn là tình trạng hệ tiêu hóa không hấp thu được các chất vitamin và khoáng chất dù chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, làm cho cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, sút cân, suy dinh dưỡng…

hội chứng kém hấp thu ở người lớn
Hội chứng kém hấp thu ở người lớn là gì

Khi xảy ra hội chứng kém hấp thu, các triệu chứng có thể bao gồm sự suy nhược, mất cân đối trọng lượng, tiền sử tiêu chảy hoặc táo bón. Bệnh nhân có thể trở nên thiếu máu và dễ bị suy giảm miễn dịch.

Hội chứng kém hấp thu có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào, phổ biến nhất là trẻ em dưới 5 tuổi, người trưởng thành mắc các bệnh về đường tiêu hóa, người cao tuổi, người bị bệnh mãn tính…

Triệu chứng thường gặp của hội chứng kém hấp thu

Hấp thu kém gây khó chịu ở bụng, bao gồm đầy hơi và chướng bụng. Các triệu chứng khác bạn có thể có:

  • Tiêu chảy thường xuyên
  • Phân có mùi hôi và lỏng lẻo
  • Phân có màu nhạt hoặc cồng kềnh
  • Phân khó trôi đi vì nổi hoặc dính vào bồn cầu
  • Giảm cân
  • Phát ban da có vảy
  • Tiêu chảy mãn tính (hoặc liên tục) là dấu hiệu rất phổ biến của tình trạng kém hấp thu. Bạn nên tìm đến bác sĩ để thăm khám khi xuất hiện một trong những triệu chứng trên.

Nguyên nhân gây ra hội chứng kém hấp thu

Một số nguyên nhân gây ra hội chứng kém hấp thu, điển hình như:

  • Tổn thương ruột do nhiễm trùng, viêm, chấn thương hoặc phẫu thuật.
  • Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài.
  • Bệnh lý dạ dày, chẳng hạn như loét dạ dày hoặc vi khuẩn H.pylori, có thể làm giảm khả năng tiếp thu và xử lý chất dinh dưỡng của cơ thể.
hội chứng kém hấp thu ở người lớn
Đau dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hội chứng kém hấp thu
  • Các bệnh lý trong gan, như xơ gan hay viêm gan mãn tính, cũng có liên quan đến vấn đề kém hấp thu. 
  • Xơ nang, viêm tụy mãn tính và các bệnh khác ảnh hưởng đến tuyến tụy.
  • Không dung nạp Lactose hoặc các tình trạng liên quan đến enzyme khác.
  • Rối loạn đường ruột như bệnh celiac (khi protein gluten từ lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen kích hoạt hệ thống miễn dịch tấn công cơ thể bạn).
  • Suy tim sung huyết nặng khiến thành ruột bị sưng tấy chứa dịch (phù) và không hấp thụ tốt chất dinh dưỡng.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng kém hấp thu

Trẻ em bị cúm dạ dày nặng có nguy cơ mắc hội chứng kém hấp thu trong thời gian ngắn hơn. Hội chứng kém hấp thu cũng có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu bạn mắc một trong các bệnh tiêu hóa sau:

  • Bệnh celiac
  • Xơ nang (cơ thể bạn tiết ra chất nhầy dày gây cản trở sức khỏe phổi và tiêu hóa)
  • Bệnh Crohn ( viêm do rối loạn này khiến ruột của bạn khó hấp thụ chất dinh dưỡng hơn)

Những điều khác có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng:

  • Sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc dùng kháng sinh trong thời gian dài.
  • Phẫu thuật đường ruột
  • Du lịch đến những nơi nổi tiếng có ký sinh trùng đường ruột

Hấp thu kém phải làm sao?

Để cải thiện khả năng hấp thu của cơ thể, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản. Đầu tiên là tăng cường hoạt động thể chất hàng ngày, bằng việc tập luyện thường xuyên và duy trì một lịch trình vận động hợp lý.

Thêm vào đó, một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp ruột hàn gắn tổn thương và làm sạch ruột khỏi chất ứ đọng và chất nhầy dư thừa. Để làm điều này, cần bảo đảm khẩu phần ít chất xơ, chất béo và sữa, tập trung vào nhiều chất lỏng, hạn chế ăn đặc. 

Áp dụng nguyên tắc sau trong ít nhất 30 ngày: 

  • Chia nhỏ khẩu phần thành nhiều bữa trong ngày. 
  • Không ăn quá nhiều mỗi bữa vì có thể làm giảm hoạt động ruột và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu của ruột. 
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. 
  • Ăn nhiều carbohydrate phức như gạo, yến mạch, bột, mì… 
  • Ăn nhiều trái cây, đặc biệt là đu đủ tươi và dứa. 
hội chứng kém hấp thu ở người lớn
Bổ sung chế độ ăn nhiều chất lỏng, hạn chế ăn đặc
  • Ăn cá nướng hoặc hấp ba lần mỗi tuần. 
  • Uống từ 6-8 ly nước lọc hoặc nước trái cây hàng ngày. 
  • Bổ sung thêm các loại chất lỏng giữa các bữa để giúp giới hạn thức ăn còn lại trong dạ dày. Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo như bơ, bơ thực vật, thức ăn chiên xào, thịt mỡ, dầu ăn, sô-cô-la… 
  • Tránh tiêu thụ sản phẩm từ sữa và lúa mì, sản phẩm có chứa caffein, sản phẩm từ thịt và các loại thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là những loại có nhiều phụ gia. 
  • Tuy nhiên, có thể bổ sung sữa chua ít đường, tốt nhất là tự lên men tại nhà để cung cấp vi khuẩn có lợi cho ruột.

Không chỉ vậy, việc duy trì giấc ngủ điều độ và không áp lực cũng là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất hấp thu của cơ thể. Giấc ngủ không đủ hoặc thiếu chất lượng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Cuối cùng, stress và căng thẳng không chỉ ảnh hưởng xấu đến tâm lý mà còn có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa, dẫn đến sự kém hấp thu. Vì vậy, việc giảm bớt áp lực và tìm hiểu cách quản lý stress là một yếu tố cần thiết để duy trì sức khỏe của cơ thể.

Lưu ý: Bạn nên thăm khám bác sĩ để được theo dõi và điều trị kịp thời nếu có các dấu hiệu của hội chứng kém hấp thu.

Kết Luận

Như vậy, thông qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về hội chứng kém hấp thu ở người lớn, cũng như nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp cải thiện sức khỏe. Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi Sắc Ngọc Khang để cập nhật thêm các bài viết mới nhất.

Một số bài viết khác cho bạn tham khảo:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *