Bệnh thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

bệnh thoái hóa khớp

Theo thống kê của Hội Thấy khớp học Việt Nam, bệnh thoái hóa khớp đang có xu hướng trẻ hóa khi có đến 30% người trên 35 tuổi gặp phải tình trạng trên, con số này tăng đến 60% ở người từ 65 tuổi và người trên 80 tuổi là 85%.

Những bệnh nhân thoái hóa xương khớp phải đối mặt với các cơn đau kéo dài, thậm chí có người bị bại liệt, chi phí khám chữ bệnh cũng vô cùng tốn kém. Chính vì vậy, việc tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoái hóa khớp là vô cùng cần thiết.

Tìm hiểu bệnh thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là một bệnh lý mạn tính, xảy ra khi lớp sụn khớp bị tổn thương, bào mòn. Sụn khớp là một lớp đệm mỏng bao phủ các đầu xương ở khớp, giúp giảm ma sát và bảo vệ khớp khỏi bị tổn thương. Khi sụn khớp bị tổn thương, các đầu xương sẽ cọ xát trực tiếp với nhau, gây đau đớn và khó vận động.

bệnh thoái hóa khớp
Tìm hiểu bệnh thoái hóa khớp

Xem thêm: Hiểu rõ về bệnh viêm khớp: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị 

Các vị trí thoái hóa khớp thường gặp

Thoái hóa khớp gối

Bệnh thoái hóa khớp gối xảy ra khi lớp sụn bảo vệ quanh khớp gối bị mòn, rách hoặc biến dạng, không còn khả năng bảo vệ khớp gối dẫn đến tình trạng khớp chà sát lên nhau gây tổn thương, sưng viêm, đau đớn và hạn chế vận động. Trong các trường hợp nghiêm trọng, thoái hóa khớp gối có thể thúc đẩy sự hình thành các gai xương trên bề mặt khớp gối, gây ra bệnh gai khớp gối. Đây là dạng thoái hóa khớp phổ biến và thường gặp nhất.

Thoái hóa khớp háng

Bệnh thoái hóa khớp háng có thể gây ra sự khó khăn trong việc di chuyển. Giai đoạn đầu của bệnh thường khó chẩn đoán do cơn đau có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, bao gồm cả háng, đùi, mông, hoặc đầu gối. Cơn đau có thể mang nhiều cảm giác khác nhau, từ đau nhói và buốt đến đau âm ỉ và thường đi kèm với sự cứng ở phần hông.

bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp cùng chậu

Đau thắt lưng và hông là những biểu hiện thường xuyên xuất hiện của thoái hóa khớp vùng chậu. Cảm giác tê bì ở chân cũng có thể xảy ra, đặc biệt khi ngồi lâu trong một tư thế cố định. Đây tình trạng viêm khớp và đau sưng ở khớp nối xương cụt, nằm dưới cột sống thắt lưng và xương cánh trên. Người bệnh có thể bị ảnh hưởng ở một hoặc cả hai khớp cùng chậu.

Thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa khớp cổ chân là một vấn đề thường gặp ở những người trên 40 tuổi hoặc những người thường xuyên sử dụng cổ chân như vận động viên và cầu thủ bóng đá. Giai đoạn ban đầu của bệnh thường diễn ra chậm và có các triệu chứng không rõ ràng, khó để nhận biết. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng, người bệnh có thể cảm thấy nặng nề và đau đớn ở vùng khớp cổ chân, cùng với sự kém linh hoạt khi vận động. Cố gắng vận động mạnh hoặc tác động trực tiếp vào vùng khớp bị tổn thương có thể gây ra những cơn đau nhói dữ dội.

bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa khớp ở bàn tay, ngón tay và cổ tay

Đây là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh này gây ra đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng vận động cũng như cuộc sống hàng ngày. Tại Việt Nam, thoái hóa khớp tay chiếm tỷ lệ 14% và nằm ở vị trí thứ tư trong danh sách các vị trí thoái hóa khớp thường gặp nhất.

Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 60 – 65 tuổi, tuy nhiên, các triệu chứng có thể bắt đầu từ độ tuổi 55. Tỉ lệ thoái hóa khớp tăng dần theo tuổi, đặc biệt cao ở những người ở độ tuổi từ 60 trở lên và đỉnh điểm ở nhóm tuổi 70 – 79 tuổi.

Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ hay thoái hóa cột sống cổ, là một bệnh lý phức tạp do nhiều nguyên nhân bao gồm công việc, lao động, hoạt động hàng ngày, và tuổi tác. Quá trình thoái hóa này là tự nhiên và thường liên quan đến sự lão hóa của sụn, đĩa đệm, dây chằng và xương trong cột sống cổ. Điều này dần dần dẫn đến sự đau đớn ở cổ, đặc biệt khi vận động khu vực cổ, và có thể gây ra sự cứng khớp cùng với nhiều triệu chứng khác.

bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ là một bệnh lý mạn tính phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, thậm chí từ độ tuổi 30. Bệnh tiến triển chậm và có thể thoái hóa ở bất kỳ phần nào của cột sống cổ, tuy nhiên, đoạn C5-C6-C7 là vị trí thường gặp nhất.

Thoái hóa đốt sống lưng

Thoái hóa đốt sống lưng xảy ra khi đĩa đệm và khớp xương bị thoái hóa và gây ra sự hình thành gai xương quanh các đốt sống. Đây là những biến đổi tự nhiên xảy ra trong quá trình lão hóa. Bệnh không chỉ gây đau nhức, mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động và hoạt động hàng ngày của người bệnh.

Các giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp được chia thành 4 giai đoạn, dựa trên mức độ tổn thương của khớp:

  • Giai đoạn 1: Trạng thái khởi phát, chưa có nhiều triệu chứng rõ ràng. Có thể có đau nhức nhẹ khi vận động khớp quá mức, hoặc khi thời tiết thay đổi.
  • Giai đoạn 2: Gai xương bắt đầu hình thành trên bề mặt khớp. Sụn khớp bị bào mòn nhẹ, khe khớp hẹp lại một chút. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhức nhiều hơn, đặc biệt khi vận động mạnh.
  • Giai đoạn 3: Gai xương phát triển to hơn, sụn khớp bị bào mòn nhiều hơn, khe khớp hẹp lại đáng kể. Người bệnh thường xuyên bị đau nhức, cứng khớp, khó khăn khi vận động.
  • Giai đoạn 4: Sụn khớp bị bào mòn hoàn toàn, các đầu xương cọ xát trực tiếp vào nhau. Người bệnh có thể nghe thấy tiếng lạo xạo khi vận động, khớp bị biến dạng, khó khăn trong đi lại.
bệnh thoái hóa khớp
Các giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp

Các triệu chứng phổ biến của bệnh thoái hóa khớp

Dưới đây là một số triệu chứng thường xuất hiện khi bạn bị thoái hóa khớp:

  • Đau khớp: Triệu chứng phổ biến nhất của thoái hóa khớp là đau đớn ở các khớp bị tổn thương. Ở giai đoạn đầu có thể đau nhẹ khi vận động. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, cơn đau có thể kéo dài và mức độ đau cũng tăng lên.
bệnh thoái hóa khớp
Triệu chứng phổ biến nhất của thoái hóa khớp là đau đớn
  • Sưng viêm: Các khớp bị thoái hóa thường sưng và viêm nhiễm, gây ra sự khó chịu và đau nhức. Thậm chí các vùng xung quanh khớp cũng bị ảnh hưởng và sưng viêm.
  • Hạn chế vận động và mất sự linh hoạt: Khớp bị thoái hóa thường trở nên cứng và mất linh hoạt. Biểu hiện dễ thấy là bạn khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như uốn cong cổ tay, đi bộ, leo cầu thang, ngồi lâu.
  • Tiếng ồn trong khớp: Có thể xuất hiện tiếng ồn khi bạn di chuyển khớp bị thoái hóa, như tiếng kêu cạch cạch hoặc xộc xộc.

Lưu ý rằng triệu chứng có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương của khớp.

Các nguyên nhân khiến khớp bị thoái hóa

Thoái hóa khớp là một vấn đề phức tạp và có nhiều nguyên nhân khác nhau góp phần gây ra tình trạng này. Dưới đây là các nguyên nhân chính khiến các khớp bị thoái hóa:

  • Tuổi tác: Sự lão hóa tự nhiên của cơ thể là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây thoái hóa khớp. Theo thời gian, sụn bảo vệ khớp mất đi tính linh hoạt và khả năng tái tạo, làm cho chúng dễ bị hao mòn và tổn thương.
bệnh thoái hóa khớp
Tuổi tác càng cao thì nguy cơ thoái hóa khớp càng lớn
  • Di truyền: Trường hợp bố mẹ bị bệnh thoái hóa khớp thì con cái có nguy cơ cao sẽ bị bệnh này.
  • Chấn thương: Các chấn thương trước đây ở khớp có thể gây tổn thương sụn và góp phần vào quá trình thoái hóa.
  • Sử dụng khớp với tần suất cao: Sử dụng quá mức hoặc căng thẳng đối với một khớp trong thời gian dài có thể gây tổn thương và thoái hóa sụn.
  • Suy dinh dưỡng: Chế độ ăn uống không cân đối và thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như canxi và vitamin D có thể ảnh hưởng đến sức kháng của sụn và góp phần vào thoái hóa khớp.
  • Ảnh hưởng từ những bệnh xương khớp khác: Các bệnh lý khớp khác như viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus có thể góp phần làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp.
  • Tác động từ môi trường: Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và nhiều hóa chất có thể ảnh hưởng đến các khớp.
  • Thói quen không tốt: Ít vận động, hút thuốc lá và tiêu thụ nhiều cồn có thể gây hại cho khớp và tăng nguy cơ thoái hóa.
  • Ảnh hưởng từ những bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác như tiểu đường có thể tác động và làm gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
  • Vận động cường độ cao: Hoạt động thể chất cường độ cao và tải trọng lớn có thể góp phần vào tổn thương khớp và thoái hóa sụn.

Phương pháp chẩn đoán thoái hóa xương khớp

bệnh thoái hóa khớp
Phương pháp chẩn đoán thoái hóa xương khớp

Chẩn đoán thoái hóa khớp là một bước quan trọng để xác định tình trạng bệnh và lên kế hoạch điều trị phù hợp. Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán thoái hóa xương khớp phổ biến nhất:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc khám lâm sàng kỹ lưỡng để kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng của thoái hóa khớp. Điều này bao gồm việc kiểm tra khả năng vận động của khớp, cảm nhận đau đớn, dấu hiệu sưng viêm và cảm giác tổn thương xung quanh khớp.
  • Chụp X-quang: X-quang là một công cụ quan trọng để xem xét tình trạng của xương và sụn trong khớp. Hình ảnh X-quang khớp có thể giúp phát hiện các dấu hiệu thoái hóa khớp như mỏng sụn khớp, gai xương, hẹp khe khớp,…
  • Cắt lớp MRI (Magnetic Resonance Imaging): Chụp cộng hưởng từ tạo ra hình ảnh cắt lớp của khớp và các cấu trúc xung quanh. Điều này có thể giúp bác sĩ xác định mức độ tổn thương và viêm nhiễm trong khớp.
  • Kiểm tra huyết tương: Một số xét nghiệm huyết tương có thể được sử dụng để xác định mức độ viêm nhiễm trong khớp, chẳng hạn như kiểm tra C-reactive protein (CRP).
  • Khám cận lâm sàng: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể quyết định thực hiện khám cận lâm sàng bằng cách sử dụng một dụng cụ nhỏ để kiểm tra các cấu trúc bên trong khớp và lấy mẫu dịch khớp để kiểm tra.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): CT scanner tạo ra hình ảnh chi tiết của xương và khớp, giúp xác định mức độ tổn thương và biểu hiện của thoái hóa.
  • Nội soi khớp (Arthroscopy): Trong trường hợp không rõ hoặc cần xác định tổn thương chính xác, nội soi khớp có thể được thực hiện. Đây là một phương pháp can thiệp y tế mà bác sĩ sử dụng một dụng cụ nhỏ để xem bên trong khớp và lấy mẫu mô để kiểm tra.

Việc chẩn đoán thoái hóa khớp sớm có thể giúp ngăn chặn tình trạng tổn thương khớp trầm trọng và tối ưu hóa kế hoạch điều trị. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng hoặc bất thường nào liên quan đến khớp, hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán sớm nhất có thể.

Thoái hóa xương khớp có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp không phải là một bệnh đe dọa tính mạng, tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Giảm khả năng vận động: Thoái hóa khớp gây đau đớn và hạn chế vận động, khiến người bệnh khó khăn trong việc đi lại, vận động. Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống tổng thể, làm cho người bệnh cảm thấy không thoải mái và không tự do trong các hoạt động hàng ngày.
  • Gai khớp: Thoái hóa khớp có thể thúc đẩy sự hình thành của các gai xương trên bề mặt của khớp. Gai xương này có thể gây đau đớn và tổn thương thêm lớp sụn xung quanh.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh khác: Thoái hóa khớp có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường, tim mạch,…
  • Rối loạn tâm lý: Đau đớn và hạn chế vận động có thể ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của người bệnh, gây ra căng thẳng, thậm chí là trầm cảm.
  • Tăng nguy cơ chấn thương: Thoái hóa khớp làm giảm khả năng hấp thụ lực của khớp, khiến người bệnh dễ bị chấn thương hơn.
  • Tăng nguy cơ tàn tật: Nếu không được điều trị, thoái hóa khớp có thể dẫn đến tàn tật, mất khả năng vận động.
  • Mất ổn định khớp: Thoái hóa khớp có thể làm suy giảm cấu trúc và chức năng của khớp, dẫn đến mất ổn định khớp. Ở tình trạng thoái hóa khớp nặng có thể dẫn đến mất xương ở các khớp bị ảnh hưởng.
  • Gút: Thoái hóa khớp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
  • Rối loạn giấc ngủ: Đau đớn kéo dài có thể gây rối loạn giấc ngủ.
  • Viêm khớp tăng cường: Một số trường hợp thoái hóa khớp có thể gây ra viêm khớp tăng cường, tạo ra cơn đau và sưng viêm nặng hơn.
bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Giải đáp thoái hóa khớp có chữa được không?

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có biện pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn để khôi phục lại sự hoàn hảo cho khớp bị thoái hóa. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học, các phương pháp điều trị thoái hóa khớp ngày càng được cải thiện, giúp người bệnh giảm các triệu chứng, giảm đau, tăng cường vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp

  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể được bác sĩ khuyến nghị trong điều trị thoái hóa khớp như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc bôi giảm đau, thuốc tiêm steroid và thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm (DMOADs) có thể được sử dụng để kiểm soát triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
  • Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị thoái hóa khớp. Các chuyên gia sẽ thiết kế các bài tập cụ thể để cải thiện độ linh hoạt và sức mạnh của khớp, giúp giảm đau và nâng cao chức năng khớp.
bệnh thoái hóa khớp
Vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị thoái hóa khớp
  • Thay đổi lối sống: Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý, tham gia vào các hoạt động thể thao ít tác động như bơi lội hoặc đạp xe và sử dụng các thiết bị hỗ trợ có thể giúp kiểm soát thoái hóa khớp hiệu quả.
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp nghiêm trọng khi các phương pháp điều trị thông thường không hiệu quả, phẫu thuật thay thế khớp có thể được đề xuất để thay thế khớp bị hỏng bằng khớp nhân tạo.

Xem thêm: 8 cách giảm đau xương khớp nhanh và hiệu quả nhất 2023

Dinh dưỡng và chế độ ăn cho người bị thoái hóa khớp

Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể có tác động đáng kể đến việc quản lý và giảm nhẹ các triệu chứng của thoái hóa khớp.

Dưới đây là những lưu ý dinh dưỡng cần biết:

Chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn cân đối, giàu vitamin và ít chất béo bão hòa là quan trọng. Hãy ăn nhiều loại trái cây, rau cải, các loại thực phẩm nguyên hạt, thịt gà và dầu ăn lành mạnh trong bữa ăn hàng ngày của bạn.

Axit Béo Omega-3

Thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá có mỡ (cá hồi, cá thu, cá sardine), hạt lanh và hạt óc chó có thể giúp giảm viêm nhiễm và đau khớp.

Bổ sung Collagen

Collagen thường được sử dụng như một loại chất bổ sung dinh dưỡng để hỗ trợ chức năng khớp và giảm đau trong trường hợp thoái hóa khớp.Các loại Collagen thường được dùng dưới dạng thủy phân, giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.

Viên uống Collagen của thương hiệu Sắc Ngọc Khang là một sản phẩm đáng cân nhắc nếu bạn đang muốn bổ sung Collagen cho cơ thể. Đây là thương hiệu đã có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Collagen của Sắc Ngọc Khang được nhập khẩu trực tiếp từ Nhà máy Collagen top đầu Nhật Bản – Nitta Gelatin với hơn 100 năm chỉ nghiên cứu về Collagen.

Collagen Dipeptide Sắc Ngọc Khang - Chất lượng Nhật Bản, giá cả Việt Nam
Collagen Dipeptide Sắc Ngọc Khang – Chất lượng Nhật Bản, giá cả Việt Nam

Thành phần Collagen được xử lý qua 15 công đoạn loại tạp chất theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Nhật Bản để thu về Collagen siêu tinh khiết giúp loại bỏ nỗi lo về mùi tanh, tăng cân và nóng trong khi sử dụng Collagen.

Xem thêm: Uống Collagen có tác dụng gì? 

Vitamin D và Canxi

Những chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố sức khỏe xương khớp. Hãy bổ sung nhiều các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, rau xanh lá và cân nhắc sử dụng thêm các loại bổ sung nếu cần để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của bạn.

bệnh thoái hóa khớp
Bổ sung Vitamin D và Canxi

Chất chống oxy hóa

Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa như quả mâm xôi, quả anh đào và trà xanh có thể giúp chống lại căng thẳng oxy hóa và giảm viêm nhiễm khớp.

Uống đủ nước

Luôn duy trì sự cân đối trong dinh dưỡng và uống đủ nước là quan trọng cho sức khỏe khớp. Nước là lựa chọn tốt nhất, nhưng trà thảo mộc và đồ uống ít đường cũng có thể đóng góp vào lượng nước bạn cần hàng ngày.

Hãy nhớ rằng các khuyến nghị dinh dưỡng có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân và mức độ nghiêm trọng của thoái hóa khớp. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn có một kế hoạch dinh dưỡng cá nhân phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn.

Kết luận

Bài viết đã cung cấp cái nhìn tổng quan về bệnh thoái hóa khớp, từ nguyên nhân gây ra bệnh, các triệu chứng phổ biến, phương pháp chẩn đoán và điều trị. Một điểm quan trọng cần nhấn mạnh là thoái hóa khớp không phải là một bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, thông qua các biện pháp điều trị và quản lý triệu chứng, người bệnh có thể duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về thoái hóa xương khớp, hãy đặt câu hỏi ở phần bình luận, Sắc Ngọc Khang sẽ giải đáp chi tiết sớm nhất có thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *