NỘI DUNG CHÍNH
- Bệnh viêm loét dạ dày là gì?
- Các giai đoạn của bệnh viêm loét dạ dày
- Dấu hiệu viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày
- Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
- Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày
- Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì?
- Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?
- Cách ăn uống đúng khi viêm loét dạ dày
- Kết kuận
Người mắc bệnh viêm loét dạ dày khó có thể ăn ngon ngủ yên vì những cơn đau âm ỉ trong bụng luôn đến thường xuyên. Viêm loét dạ dày được coi là một trong những bệnh lý dễ gặp về đường tiêu hóa và có thể chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, bệnh viêm loét dạ dày tiến triển nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và không có cách điều trị đúng đắn. Đọc bài viết dưới đây giúp bạn nhận ra dấu hiệu, hiểu về nguyên nhân và nắm rõ cách phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả.
Bệnh viêm loét dạ dày là gì?
Bệnh viêm loét dạ dày là hiện tượng niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày bị tổn thương, viêm sưng lâu ngày tạo thành các vết loét. Chúng xuất hiện sẽ làm lộ ra các lớp bên dưới thành dạ dày và thành ruột gây ra hàng loạt các triệu chứng làm người bệnh đau bụng, bỏ ăn, đầy hơi,…
Các giai đoạn của bệnh viêm loét dạ dày
Bệnh lý viêm loét dạ dày có 2 giai đoạn để phân biệt mức độ bệnh là viêm loét cấp tính và viêm loét mãn tính.
Viêm loét dạ dày cấp tính
Dễ nhận biết các dấu hiệu bệnh trong 3-4 ngày đầu và nếu được chữa trị sớm thì bệnh sẽ thuyên giảm trong 1-2 tuần tiếp theo và khỏi hoàn toàn bệnh trong vòng 1 tháng. Biển hiện rõ nét của viêm loét dạ dày cấp tính là đau vùng thượng vị, hay mắc ói và nôn ói. Tuy nhiên, thông thường người bệnh trong giai đoạn cấp tính không phát hiện bệnh hoặc không chữa trị kịp thời khiến tình hình bệnh trở nặng.
Viêm loét dạ dày mãn tính
Người bệnh chuyển sang giai đoạn viêm loét dạ dày mãn tính cần phải chữa trị kịp thời khi cơ thể có các dấu hiệu nặng nề hơn như đau đầu, mặt đỏ, nôn ra máu,… Ở giai đoạn mãn tính, bệnh viêm loét dạ dày khó điều trị và các tổn thương lan rộng có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm hơn như xuất huyết, ung thư dạ dày, thủng ruột, viêm teo, hẹp môn vị,…
Dấu hiệu viêm loét dạ dày
Dấu hiệu viêm loét dạ dạy như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết loét. Triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét dạ dày là thường có cảm giác nóng rát và đau ở giữa bụng, ngực hoặc rốn. Thông thường khi đói, cơn đau sẽ dữ dội hơn và đau liên tục trong vòng nhiều phút đến nhiều giờ.
Sau đây là một số dấu hiệu của vết loét: (1)
- Khi để bụng đói, không chứa thức ăn sẽ có cơn đau cồn cào hoặc nóng rát ở giữa hoặc trên bụng hoặc đau vào ban đêm.
- Cơn đau sẽ tạm thời biến mất khi bạn nạp thức ăn hoặc uống thuốc kháng axit.
- Luôn đầy hơi, đầy bụng, khó tiêu.
- Dễ ợ chua hoặc nóng rát thượng vị (vùng bụng được tính từ rốn trở lên đến phía dưới xương ức).
- Dễ buồn nôn hoặc hay nôn ói.
Trong trường hợp bệnh diễn biến nghiêm trọng, các dấu hiệu viêm loét dạ dày có thể bao gồm:
- Đi phân ra màu sẫm hoặc đen (do chảy máu).
- Nôn mửa ra máu.
- Xuống cân đột ngột không rõ lý do.
- Đau dữ dội ở giữa đến bụng trên.
- Mệt mỏi, khó thở hoặc da nhợt nhạt
- Mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Thiếu máu không rõ lý do.
Các triệu chứng kể trên chỉ mang tính chất phòng ngừa, cần phát hiện kịp thời để thăm khám bệnh. Để chuẩn đoán một cách chính xác về mức độ bệnh viêm loét dạ dày, bạn cần đến thủ thuật chuyên khoa gồn xác nghiệm, chụp x-quang, nội soi,… mà không được tự ý dùng thuốc.
Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày xuất hiện ở mọi độ tuổi, dễ gặp nhất từ độ tuổi 15 đến 40 tuổi. Mỗi người bệnh đều có nguyên nhân viêm loét dạ dày khác nhau. Trong đó, có hai nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày đó là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP) và dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Dưới đây là một số thông tin chi tiết về các tác nhân gây ra viêm loét dạ dày mà bạn cần biết.
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP)
Nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân gây loét dạ dày phổ biến nhất. Vi khuẩn HP sau khi xâm nhập dạ dày sẽ chui vào lớp nhầy niêm mạc để tiết ra nhiều độc tố làm tổn thương, ức chế các thành phần bảo vệ niêm mạc dạ dày, hình thành nên các vết loét. (1)
Sử dụng thuốc giảm đau lâu dài
Nguyên nhân gây loét dạ dày còn đến từ việc lạm dụng các loại thuốc NSAID (nhóm các thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid) dễ gây ức chế, bào mòn quá trình tổng hợp prostaglandin (chất bảo vệ niêm mạc dạ dày), dần dần hình thành các vết loét.
Sau đây là tên của một số loại thuốc gây ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, làm giảm hiệu quả bảo vệ niêm mạc, khiến dạ dày dễ bị viêm loét: (2)
- Aspirin.
- Naproxen (Aleve®, Anaprox®, Naprosyn® và các loại khác).
- Ibuprofen (Motrin®, Advil®, Midol® và các loại khác).
- Thuốc NSAID theo toa (Celebrex®, Cambia® và các loại khác).
Ngoài ra, vết loét dạ dày có thể nghiêm trọng hơn khi dùng NSAID vào các trường hợp sau:
- Dùng NSAID liều cao và sử dụng liên tục trong thời gian dài.
- Từ 70 tuổi trở lên.
- Là nữ.
- Sử dụng corticosteroid (thuốc mà bác sĩ có thể kê toa cho bệnh hen suyễn, viêm khớp hoặc lupus) cùng lúc với việc dùng NSAID.
- Có tiền sử bệnh loét.
Thường xuyên hút thuốc lá và các thức uống có cồn
Các thói quen trong sinh hoạt cũng một phần là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Trong đó, thói quen hút thuốc lá hay uống các nước có cồn như rượu, bia đều có khả năng phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc. Còn uống rượu bia nhiều dễ kích thích axit trong dạ dày, hình thành các vết loét và gây tổn thương dạ dày.
Ăn uống thiếu khoa học
Có thể bạn không ngờ tới, chế độ ăn uống không điều độ và lối sống không lành mạnh cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Khi bạn ngủ không đủ giấc làm tinh thần uể oải, mệt mỏi và hay bỏ bữa ăn cũng làm rối loạn sự điều tiết của axit.
Khi axit được tiết ra nhưng trong dạ dày lại không đủ hay không có thức ăn sẽ là cơ hội để axit “tấn công” chất nhầy niêm mạc. Khi chất nhầy niêm mạc bị yếu đi và mất dần sẽ hình thành các vết loét dạ dày gây bệnh.
Hay căng thẳng, lo lắng
Nếu bạn hay có tâm lý lo lắng, thần kinh căng thẳng quá độ thì cũng gây bệnh viêm loét dạ dày dễ hơn so với người khác. Khi căng thẳng quá độ trong 1 thời gian dài, cơ thể sẽ kích thích và tiết axit làm hại đến dạ dày và lớp niêm mạc bị tổn thương, viêm nhiễm.
Ăn uống không vệ sinh cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Việc chế biến món ăn trong khâu vệ sinh là cực kỳ quan trọng cho sức khỏe. Các thực phẩm không được tươi, rửa chưa sạch vi khuẩn hay chế biến còn sống mà đưa vào dạ dày sẽ gây bệnh về đường ruột.
Việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh sẽ gây bệnh viêm loét dạ dày và hình thành các triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn, nôn ói,… và gây nên bệnh viêm loét dạ dày nếu không kịp thời chữa trị.
Có tiền sử gia đình bị bệnh
Có nhiều trường hợp gây bệnh viêm loét dạ dày đến từ người thân trong gia đình. Nếu gia đình đã từng có người từng bị viêm loét dạ dày thì tỉ lệ những người thân khác cũng bị bệnh theo khá cao.
Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Bệnh viêm loét dạ dày có thể chữa trị khỏi hoàn toàn nếu tình trạng không đáng quan ngại và phát hiệu dấu hiệu bệnh kịp thời. Nhưng một khi bệnh tình chuyển sang viêm loát dạ dày cấp tính thì sẽ có các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng dưới đây và khó điều trị khỏi hoàn toàn.
- Xuất huyết tiêu hóa: biến chứng dễ gặp nhất khi bệnh viêm loét dạ dày thời gian lâu. Người bệnh sẽ mất máu, khuôn mặt xanh xao, nhợt nhạt, luôn chóng mặt, hay nôi ói, ra phân có máu hoặc có màu đen.
- Thủng dạ dày: vết loét gây đau đớn và làm thủng dạ dày. Các bệnh nhân càng lớn tuổi càng nguy hiểm đến tính mạng khi dạ dày bị thủng.
- Hẹp môn vị: môn vị l nằm ở cuối dạ dày, vị trí ở tiếp nối với hành tá tràng. Viêm loét dạ dày lâu ngày sẽ ngăn cản quá trình vận chuyển, thu nạp thức ăn của hệ tiêu hóa. Dẫn đến biến chứng hẹp môn vị làm nôn ói, sụt cân nhanh, bụng to bự vì chứa nhiều thức ăn cũ.
- Ung thư dạ dày: hình thành các khối u ác tính ở dạ dày.
Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày
Chẩn đoán và điều trị viêm loét dạ dày sẽ phụ thuộc vào từng triệu chứng và tùy mức độ nghiêm trọng của vết loét. Để chẩn đoán đúng tình trạng loét dạ dày, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh, các triệu chứng, các loại thuốc bạn đang dùng để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Điều quan trọng nhất là bạn phải đi điều trị viêm loét dạ dày sớm thì cơ hội chữa càng cao. (3)
Điều trị nội khoa
Nếu nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày là vi khuẩn HP, có thể bác sĩ sẽ điều trị theo phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori. Bên cạnh đó, người bệnh được yêu cầu ngưng tất cả các thuốc NSAID (nếu được) để đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh tình.
Trong quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày nội khoa, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ của thuốc như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, chóng mặt,… Kết thúc liệu trình trị bệnh thì các tác dụng phụ này cũng biến mất.
Khi được điều trị viêm loét dạ dày đúng cách, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm. Bạn vẫn tiếp tục sử dụng thuốc điều trị cho đến khi vi khuẩn HP được đảm bảo loại bỏ hoàn toàn để tránh tình trạng nhờn thuốc.
Điều trị phẫu thuật
Điều trị bệnh viêm loét dạ dày qua phẫu thuật sẽ do bác sĩ chỉ định khi vết loét không lành, tái đi tái lại hoặc biến trứng nguy hiểm như chảy máu, hẹp môn vị không cho thức ăn đi xuống,…
Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Thay đổi chế độ trong ăn uống cũng có thể giúp bạn ngăn cản vết loét dạ dày phát triển. Những người bị loét dạ dày nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng sau đây trong chế độ ăn uống: (4)
Men vi sinh
Nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng vi khuẩn hoạt động, chẳng hạn như sữa chua chứa men vi sinh, có thể giúp giảm nhiễm trùng Helicobacter pylori (H. pylori). Probiotic đã được chứng minh là cải thiện nhẹ các triệu chứng khó tiêu và tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.
Thực phẩm chứa Vitamin C
Vitamin C là hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, khả năng chống viêm cũng đem lại hiệu quả trong việc diệt trừ vi khuẩn H.P. Trái cây thuộc họ cam, quýt, táo, các loại đậu, cà chua, bó xôi, cải xanh, bông cải, cải xoăn… là những thực phẩm chứa vitamin C cao.
Gợi ý dành cho bạn: Điểm danh thực phẩm giàu vitamin C
Kẽm
Kẽm là chất dinh dưỡng hỗ trợ duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh để chữa lành vết loét dạ dày. Kẽm có trong thực phẩm như các loại đậu, hạt, hàu, thịt bò,…
Selenium (Selen)
Selen là một dưỡng chất giảm nguy cơ biến chứng nhiễm trùng nặng, đồng thời tác động chữa lành của cơ thể. Các thực phẩm có hàm lượng selen cao có trong: cá biển (cá thu, cá hồi, cá ngừ,…) và các loại ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch,…
Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?
- Các loại thức ăn cứng, dai như thịt nhiều sụn, nhiều gân.
- Các loại rau già nhiều xơ như rau thơm, rau cần,… và các loại quả xanh sống như cóc, xoài, thơm,…
- Các loại thịt nguội đã chế biến sẵn, thức ăn nhanh và đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.
- Những thực phẩm gây đầy hơi, làm chướng bụng như giá đỗ, dấm tỏi, cà muối, dưa muối, hành muối, cần tây,…
- Những thực phẩm làm tăng axit dạ dày như trái cây chua, thực phẩm chua.
- Thực phẩm gây tổn thương niêm mạc: các loại ớt, tỏi, rượu, bia,…
- Chè, cà phê, các loại nước ngọt có ga.
- Bỏ thuốc lá.
- Hạn chế sử dụng Ibuprofen, aspirin vaproxen (NSAID).
Xem thêm: Đau dạ dày ăn bún được không?
Cách ăn uống đúng khi viêm loét dạ dày
- Tránh làm tổn thương vết loét: trước khi nấu, các loại thực phẩm cần thái nhỏ hay nghiền nát hoặc nấu thật mềm.
- Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Nên ăn thức ăn có nhiệt độ từ 40 đến 50 độ C để hệ tiêu hóa dễ hấp thụ.
- Ăn chậm, nhai kỹ để gia tăng bài tiết của nước bọt cho tiêu hoá dễ dàng hơn.
- Nên chia 1 bữa ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ giúp dạ dày có thức ăn để trung hòa được axit.
- Không để bụng đói làm dạ dày bị co bóp gây chảy máu hoặc không ăn quá no ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn.
- Vệ sinh tay sạch sẽ và ăn thức ăn nấu chín hoàn toàn để hạn chế nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP.
Kết kuận
Như vậy, bạn đọc đã biết hiểu biết được nguyên nhân, triệu chứng nguy hiểm và cách phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày qua bài viết trên. Sắc Ngọc Khang hi vọng bạn sẽ luôn duy trì và thực hiện một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống đủ chất và cải thiện thói quen chưa tốt để phòng ngừa, chữa bệnh thành công.