NỘI DUNG CHÍNH
Có rất nhiều loại vitamin cần bổ sung cho cơ thể và mỗi loại đều có chức năng nhất định. Vitamin C cũng có vai trò quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Thế nên nếu thiếu vitamin C sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Do đó, bản thân mỗi người cần nắm được các dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu các vitamin, khoáng chất thiết yếu và bổ sung hợp lý. Dưới đây Sắc Ngọc Khang sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến một số loại bệnh do thiếu vitamin C, mời các bạn tham khảo!
Vai trò của vitamin C đối với cơ thể
Vì là một trong 13 vitamin quan trọng nên không thể thiếu Vitamin C đối với cơ thể người. Vitamin C có nhiều vai trò cụ thể như:
- Hỗ trợ hấp thu sắt vì vitamin C tham gia chuyển sắt, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu sắt. Do vậy khi thiếu máu thiếu sắt thường uống kèm vitamin C.
- Tham gia vào quá trình chuyển hóa của cơ thể như chuyển hóa protid, lipid, glucid…
- Tham gia vào quá trình tổng hợp một số chất như catecholamin, hormon vỏ thượng thận, tăng tạo ra interferon, nhờ đó giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Chống oxy hóa bằng cách trung hòa các gốc tự do sinh ra từ các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể, từ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào.
- Giúp tăng hấp thu calci vào cơ thể và làm tăng mật độ xương.
- Tham gia sản xuất collagen và một số thành phần của mô liên kết.
Những biểu hiện của cơ thể khi thiếu Vitamin C
Hãy dành thời gian để lắng nghe cơ thể để biết rằng bản thân mình có bị thiếu vitamin C không bạn nhé!
– Chảy máu nướu khi đánh răng.
– Nổi chấm xuất huyết trên da.
– Dễ bị vết bầm trên da.
– Dễ bị bệnh nhiễm trùng.
– Đặc biệt là cúm và viêm hô hấp.
– Xương yếu có thể cong vẹo.
– Dễ trật khớp, đau khớp.
– Người yếu ớt, thiếu năng lượng để hoạt động.
– Tiêu hóa kém, lâu lành vết thương, vết mổ.
– Răng dễ gãy, rụng.
Các bệnh do thiếu thiếu vitamin C
Bệnh thiếu vitamin C có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Nhưng có thể dễ xảy ra với những người nghiện rượu, hút thuốc lá, người cao tuổi, người bị bệnh kém hấp thu… Khi thường xuyên không được đáp ứng đầy đủ lượng vitamin C cần thiết, cơ thể chúng ta có thể gặp một số căn bệnh sau đây:
- Bệnh thiếu máu: Vitamin C giúp hấp thu sắt, sản sinh haemoglobin và hồng cầu. Khi không có đủ vitamin C, cơ thể không thể hấp thu sắt và gây ra tình trạng thiếu máu.
- Bệnh loãng xương: Nhiều người cứu cho thấy vitamin C có tác dụng làm tăng mật độ xương cột sống, xương đùi. Những người thiếu vitamin C có nguy cơ cao bị gãy xương, loãng xương, đặc biệt là phụ nữ.
- Bệnh thoái hóa khớp: Vitamin C là một chất chống oxy hóa góp phần tổng hợp collagen tuýp 1, 2 và aggrecan – thành phần cơ bản của sụn khớp. Lượng vitamin C thấp hơn mức bình thường là 1 trong những nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp.
- Bệnh tim mạch: Thiếu vitamin C có thể dẫn đến một số bệnh về tim mạch như thoát mạch, yếu mạch, suy giảm chức năng tim,…
- Bệnh Scorbut: Là một trong những căn bệnh điển hình khi cơ thể không được đáp ứng đủ lượng vitamin C cần thiết. Các triệu chứng điển hình của bệnh Scorbut gồm có: viêm lợi, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, tụ máu dưới màng xương,…
- Ung thư: Thiếu vitamin C, cơ thể dễ bị tấn công bởi các gốc tự do và các chất oxy hóa – nguyên nhân chính gây ung thư.
Những nguồn thực phẩm giàu vitamin C dành cho bạn
Một chế độ ăn giàu vitamin C là cách tốt nhất bổ sung lượng vitamin C bị thiếu hụt. Dưới đây là một số thực phẩm được cho là chứa nhiều vitamin C trong thành phần:
- Ổi: Hàm lượng vitamin C trong ổi cao gấp 4 lần cam. Ngoài ra trong ổi còn chứa vitamin A, axit folic, kali, đồng, mangan, chất xơ…
- Các loại ớt: ớt, đặc biệt là những loại ớt màu đỏ có rất nhiều vitamin C. Một số nghiên cứu cho thấy 100g ớt đỏ có thể cung cấp 140 mg vitamin C. Trong khi 100g ớt xanh chứa 80 mg vitamin C.
- Bông cải xanh: 100g bông cải xanh chứa 89 mg vitamin C. Đồng thời cũng chứa một số chất khác như beta-carotene, carotenoid, vitamin B, canxi, kẽm, chất xơ…
- Dâu tây: Dâu tây không chỉ thơm ngon mà còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt là vitamin C (khoảng 80 mg vitamin C/100g dâu tây).
- Ngoài các thực phẩm trên, vitamin C cũng có nhiều trong: quả kiwi (70 mg), đu đủ (62 mg), cam (50 mg), súp lơ (46 mg)…
Xem thêm: Vitamin C có nhiều trong loại quả nào?
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin C
Bên cạnh một chế độ ăn uống lạnh mạnh. Thì việc sử dụng thực phẩm chức năng cũng là một cách bổ sung vitamin C cho cơ thể. Do được sản xuất dưới dạng tinh chế nên các loại thuốc uống vitamin C thường đem lại hiệu quả cao lại dễ sử dụng và bảo quản.
Lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày nên bổ sung là bao nhiêu?
Theo chuyên gia, lượng vitamin C bổ sung mỗi ngày sẽ tùy theo giới tính, độ tuổi và mức độ hoạt động của mỗi người mà khác nhau.
Độ tuổi | Hàm lượng vitamin C (mg/ngày) |
Trẻ dưới 1 tuổi | 40 – 50mg/ ngày |
Trẻ từ 1 – 13 tuổi | 15 – 45mg/ ngày |
Trẻ từ 14 – 18 tuổi | Nữ: 65mg/ ngày Nam: 75mg/ ngày |
Người trưởng thành | Nữ: 75mg/ ngày Nam: 90mg/ ngày |
Phụ nữ mang thai, cho con bú | nhiều hơn 70 – 95mg/ ngày |
Bạn nên lưu ý rằng, vitamin C chỉ tồn tại trong cơ thể khoảng 4 tiếng. Chính vì thế, chúng ta cần bổ sung nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó cũng không nên hấp thụ quá nhiều vitamin C vì có thể làm rối loạn tiêu hóa nhẹ, tiêu chảy, buồn nôn…Thế nên, vitamin C cần bổ sung đủ, không thừa cũng không thiếu quá nhiều.
Những loại bệnh do thiếu vitamin C đều không có lợi cho sức khỏe của bạn. Hãy chọn cho mình một loại thuốc bổ sung vitamin C phù hợp đồng thời xây dựng chế độ ăn uống khoa học để luôn khỏe mạnh nhé!