Các loại hoa cúc đẹp và phổ biến nhất hiện nay

Các loại hoa cúc đẹp và phổ biến nhất hiện nay

Nổi tiếng với vẻ đẹp thanh tao và hương thơm dịu nhẹ, các loại hoa cúc từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sự trường thọ, niềm vui và lòng hiếu thảo trong văn hóa Việt Nam. Vượt ra khỏi vẻ đẹp bình dị, hoa cúc còn ẩn chứa những câu chuyện lịch sử, văn hóa và ý nghĩa tinh thần sâu sắc.

Hãy cùng bước vào hành trình khám phá muôn màu muôn sắc của hoa cúc trong bài viết này. Nơi bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bông hoa kiều diễm, tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng hoa cúc đơn giản tại nhà.

Đặc điểm của hoa cúc

Hoa cúc có tên khoa học là Asteraceae hay Compositae, là một loài thực vật có hai lá mầm. Tên gọi Asteraceae của nó được bắt nguồn từ Hy Lạp với ý nghĩa chỉ những ngôi sao. Tùy vào từng loài cúc khác nhau mà sở hữu những đặc điểm thân khác nhau. Với loài cúc thân thấp chỉ cao trung bình từ 20 đến 30cm, trong khi loài thân cao có thể lên đến 3m.

Cho đến hiện nay người ta đã tìm thấy đến 24.000 loại cúc, nhưng phổ biến nhất là 15.000 loài trên thế giới. Ở Việt Nam, có 7 loài cúc được trồng nhiều là: cúc bất tử, cúc vàng, cúc họa mi, cúc mâm xôi, cúc thược dược, cúc thạch thảo và cúc vạn thọ. Mỗi loại cúc lại mang một vẻ đẹp riêng và có nhiều tác dụng khác nhau trong cuộc sống con người.

các loại hoa cúc
Đa dạng các loại hoa cúc

Lá hoa cúc thường là lá đơn, dưới điều kiện chăm sóc tốt, lá cây sẽ to, xanh bóng và có phiến lá dày. Các bông hoa có thể lưỡng tính hoặc đơn tính và có thể có màu sắc đa dạng tùy thuộc vào từng loài. Đường kính của hoa dao động từ 1.5 đến 12 cm. Thường xuất hiện ở nách lá và thường mọc nhiều hoa trên một cành.

Các loại hoa cúc đẹp và phổ biến nhất hiện nay

Hoa cúc họa mi

Cúc họa mi hay còn gọi là hoa cúc dại, cúc la mã, là loài hoa nhỏ, cánh trắng ngần, ở giữa là nhụy vàng tươi trông rất đẹp mắt. Đây được coi là hoa báo mùa đông đến vì nở đúng vào thời điểm giao mùa cuối thu, đầu đông. Mùa hoa cúc họa mi sẽ bắt đầu vào khoảng đầu tháng 11. Loại cúc này có vòng đời khá ngắn, chỉ nở trong khoảng 3 tuần rồi lụi tàn.

các loại hoa cúc
Cúc họa mi

Không chỉ được nhiều người ưa thích bởi vẻ ngoài xinh tươi, nhỏ nhắn vô cùng đáng yêu mà cúc họa mi còn mang những ý nghĩa vô cùng độc đáo. Loài hoa này đại diện cho tình yêu lâu dài, vĩnh cửu và thuần khiết, mong muốn được sống bên người mình yêu thương đến đầu bạc răng long. Đặc biệt, cúc họa mi chứa nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe và sắc đẹp. 

Hoa cúc vàng

Hoa cúc vàng thường được sử dụng nhiều nhất trong các dịp thờ cúng, tảo mộ… Màu vàng tươi tắn của hoa cúc sẽ giúp ngôi nhà của bạn trở nên ngập tràn sức sống, thu hút những điều may mắn, sự thịnh vượng vào ngôi nhà của bạn. Ngoài ra, trang trí hoa cúc vào ngày Tết sẽ mang ý nghĩa về sự cầu mong cho một năm mới yên bình, mạnh khỏe và trường thọ.

Hoa cúc thạch thảo

Hoa cúc thạch thảo nổi bật với màu tím đặc trưng mà không có bất kì loại cúc nào có được. Với vẻ đẹp nhẹ nhàng và đơn giản, đại diện cho nét đẹp đơn thuần và mộc mạc, mang ý nghĩa biểu tượng cho sự mong manh và cần được chở che của những người thiếu nữ.

các loại hoa cúc
Hoa cúc thạch thảo

Hoa cúc chi

Cúc chi còn có tên gọi khác là kim cúc hay cúc tiến vua, do từ xưa đã được trồng để lấy hoa dâng lên vua, chúa làm dược liệu. Cúc chi được trồng từ khoảng tháng 6 dương lịch, đến cuối tháng 11 bắt đầu bung nở, báo hiệu mùa thu hoạch rộ trong tháng 12 cho đến Tết Dương lịch.

các loại hoa cúc
Hoa cúc chi

Hoa cúc đồng tiền

Hoa cúc đồng tiền rất được ưa chuộng trong những dịp lễ Tết. Người ta thường cắm hoa cúc đồng tiền trong nhà với mong muốn gặp nhiều may mắn, tài lộc và hạnh phúc.

Hoa cúc trắng

Hoa cúc trắng sở hữu vẻ đẹp tinh khôi và thuần khiết với cánh hoa trắng muốt. Hoa cúc trắng tượng trưng cho sự trung thành, lòng kính trọng và sự trong sáng. Trong các đám tang, hoa cúc trắng thể hiện lòng tiếc thương và sự tưởng nhớ đến người đã khuất.

Cúc thược dược (Dahlia)

Cúc thược dược là một loại hoa cúc có hình dạng to lớn và rực rỡ. Chúng có nhiều màu sắc khác nhau, như trắng, hồng, vàng, cam, đỏ và tím. Hoa cúc thược dược tượng trưng cho sự sang trọng, quý phái và quyền lực.

Cúc thược dược
Cúc thược dược

Cúc Sao Băng

Cúc sao băng mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh tế với những cánh hoa mảnh mai như những ngôi sao băng. Loài hoa này tượng trưng cho sự hy vọng, ước mơ và niềm tin vào tương lai.

Cúc Sao Băng
Cúc Sao Băng

Hoa cúc mẫu đơn

Hoa của cúc mẫu đơn thường rất to, với kích thước từ 15 – 20 cm và có nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau như: Hồng, tím, cam, xanh lá, xanh dương, trắng, nâu,… Mỗi bông hoa sẽ có nhiều cánh nhỏ xếp thành nhiều lớp bung nở rất đẹp. Với ý nghĩa là loài hoa đại diện cho lòng chung thủy trong tình bạn, tình yêu mãi trường tồn và là biểu tượng cho niềm vui, hạnh phúc. Cúc mẫu đơn phù hợp là món quà dành tặng bạn bè, người thân trong những sự kiện quan trọng.

Hoa cúc mâm xôi

Cúc mâm xôi là hoa cúc đặc trưng của Việt Nam vào những ngày Tết, mang đến vẻ đẹp ấm áp, ngọt ngào và tượng trưng cho sự vĩnh cửu, trường tồn. Chính vì thế, vào mỗi dịp tết, ai cũng tìm cho bằng được những chậu cúc mâm xôi về trang trí cho ngôi nhà hoặc tặng những người thân thương với ý niệm cầu mong thịnh vượng, an khang.

các loại hoa cúc
Cúc mâm xôi

Hoa cúc vạn thọ

Hoa cúc vạn thọ biểu tượng cho sự trường tồn, vĩnh cửu và bất diệt. Không những thế, loài hoa này còn tượng trưng cho sức khỏe dồi dào, cuộc sống giàu sang, sung túc. Với hình dạng độc đáo và khác biệt so với các loại hoa cúc cùng họ, cúc vạn thọ có bông hoa to, độ xòe phủ lớn, được nhiều người lựa chọn làm quà tặng ông bà, cha mẹ vào các dịp lễ Tết.

Hoa cúc bách nhật

Cúc bạch nhật mang vẻ đẹp tự nhiên, thuần khiết và sang trọng nên được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh đó, loài hoa này còn là bài thuốc hữu hiệu trong y học cổ truyền để chữa trị ho, hen suyễn, viêm phế quản.

Ý nghĩa của các loại hoa cúc

Ý nghĩa trong phong thủy

Hoa cúc được cho là mang lại may mắn, tài lộc và sự an vui. Đặt hoa cúc trong nhà, đặc biệt là vàng và đỏ, sẽ giúp cân bằng năng lượng và mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ.

Chúng có thể cân bằng yếu tố m (tĩnh lặng, cảm xúc) và Dương (động lực, năng lượng) trong nhà, giúp ổn định tinh thần và tăng cường sức khỏe cho gia chủ.

Bên cạnh đó, hoa cúc với vẻ đẹp giản dị và thanh tao, giúp mang lại cảm giác an yên, thanh bình cho không gian sống. Đặt hoa cúc trong nhà hoặc khu vườn không chỉ làm đẹp không gian mà còn tạo nên một môi trường sống hòa hợp và thư giãn.

Ý nghĩa trong tâm linh

Hoa cúc thường được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, cúng dường và tang lễ.

Với vẻ đẹp thanh khiết và hình dáng trang nhã, hoa cúc thể hiện lòng thành kính và sự tôn trọng đối với các vị thần linh và tổ tiên.

Tại các nghi lễ tang lễ, đặc biệt ở các nước Á Đông, hoa cúc trắng tượng trưng cho lòng thành kính và sự tưởng nhớ đến người đã khuất.

Trong khi cúc vàng thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp và hồi sinh.

Ý nghĩa khi tặng hoa cúc

Tặng hoa cúc không chỉ đẹp mắt mà còn chuyển tải thông điệp yêu thương và trân trọng. Mỗi màu sắc của hoa cúc mang một ý nghĩa riêng, giúp người tặng dễ dàng bày tỏ cảm xúc và tình cảm của mình.

Tặng hoa cúc không chỉ đẹp mắt mà còn chuyển tải thông điệp yêu thương và trân trọng
Tặng hoa cúc không chỉ đẹp mắt mà còn chuyển tải thông điệp yêu thương và trân trọng

Những công dụng tuyệt vời của hoa cúc

Làm đẹp không gian sống

Hoa cúc thường được sử dụng để trang trí nhà cửa, làm bó hoa tươi và trong thiết kế cảnh quan. Với vẻ đẹp tinh tế và màu sắc đa dạng, hoa cúc tạo nên điểm nhấn hấp dẫn cho không gian sống của gia đình bạn.

Tác dụng của hoa cúc trong y học

Theo y học cổ, hoa cúc trắng có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn; hoa cúc vàng có vị đắng cay, tính ôn, vào 3 kinh phế, can và thận. Hiện nay, loại dược liệu này được dùng trong dân gian để làm thuốc chữa các chứng nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, cao huyết áp, sốt.

Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, hoa cúc là một nguồn cung cấp tinh dầu, choline, adnenin, vitamin A…có nhiều công dụng đối với sức khoẻ như kháng khuẩn, an thần, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp…

Trà hoa cúc có lợi cho sức khỏe

Trà hoa cúc là loại trà thảo dược được rất nhiều người ưa chuộng bởi những lợi ích tuyệt vời mà chúng mang lại. Một số tác dụng tuyệt vời của trà hoa cúc đối với sức khỏe có thể kể đến như hỗ trợ điều trị mất ngủ, điều hòa huyết áp, giải độc mát gan…

Trà hoa cúc có lợi cho sức khỏe
Trà hoa cúc có lợi cho sức khỏe

Xem thêm: Trà hoa cúc có tác dụng gì? 10 công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Chăm sóc da

Hoa cúc có nhiều công dụng tuyệt vời trong chăm sóc da. Nước sắc hoa cúc hoặc chiết xuất từ hoa cúc thường được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng da để làm dịu và chống viêm da. Nó giúp giảm đỏ, sưng tấy và kích ứng, làm sáng da và ngăn ngừa mụn.

Chống lão hóa

Hoa cúc chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và các gốc tự do. Sử dụng các sản phẩm chứa chiết xuất hoa cúc giúp ngăn ngừa lão hóa, giảm nếp nhăn, tăng độ đàn hồi và giữ cho làn da luôn trẻ trung.

Nguyên liệu trong ẩm thực

Hoa cúc không chỉ đẹp mà còn có thể ăn được. Cánh hoa cúc được sử dụng để trang trí các món ăn, tạo nên sự tươi mới và đẹp mắt cho thực đơn. Ngoài ra, hoa cúc cũng có thể được dùng làm nguyên liệu cho các món ăn truyền thống, chẳng hạn như chè hoa cúc.

Hoa cúc trang trí món ăn
Hoa cúc trang trí món ăn

Sản xuất thuốc nhuộm tự nhiên

Hoa cúc có thể được sử dụng để chiết xuất thuốc nhuộm tự nhiên, mang lại màu sắc đẹp và thân thiện với môi trường. Các loại thuốc nhuộm từ hoa cúc thường được dùng trong ngành công nghiệp dệt may và làm mỹ phẩm.

Quy trình trồng và chăm sóc hoa cúc đúng kỹ thuật

Thời điểm trồng

Nhờ bộ giống đa dạng, phong phú, thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau, cúc có thể trồng được quanh năm, phụ thuộc vào điều kiện và khí hậu nơi mà bạn đang sinh sống.

Chuẩn bị đất trồng

Đất thích hợp cho trồng hoa cúc là đất thịt nhẹ, tơi xốp, đặc biệt là đất phù sa mới, bề mặt bằng phẳng, thoát nước tốt, có nguồn nước tưới không bị ô nhiễm; độ pH từ 6 – 7.

Nếu bạn trồng cúc với mật độ dày, cần trộn thêm phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ supe lân 100 kg cho 1.000 m2 đất, sau đó dùng ni lông che lại để tránh mưa rửa trôi và cỏ mọc, đợi đến khi trồng mới bỏ ra.

Kỹ thuật trồng

Chọn ngày râm mát hoặc buổi chiều mát để trồng hoa cúc. Đặt các cây con vào trong từng luống đất rồi lấy tay vun sát gốc. Khi trồng xong lấy tay ấn chặt gốc, dùng rơm mềm hoặc mùn rác che phủ gốc và dùng vòi phun nhẹ tưới đẫm luống. Những ngày đầu, tưới nước cần hết sức nhẹ nhàng, tránh lay gốc, trôi cây và giữ cho lá cây sạch sẽ, không bị bám bùn đất để tránh ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.

các loại hoa cúc
Trồng hoa cúc

Bón phân

Bón phân cho hoa cúc cần đẻ ý thời điểm và liều lượng. Đối với vụ xuân – hè chỉ nên bón lót, còn vụ thu – đông thì bón thúc.

Với bón lót:

  • Sau khi lên luống rắc đều phân lên mặt luống rồi đảo đều phân với đất.

Với bón thúc (chia làm 6 đợt để bón, lượng bón cho 1000m2 đất)

  • Đợt 1: Tưới nhử, sau trồng 10 ngày hòa loãng 10 kg phân đầu trâu + 2 kg ure.
  • Đợt 2, 3 và 4: Bón sau khi trồng được 30, 40 và 50 ngày. Sử dụng 20 kg phân đầu trâu + 5 kg urê cho mỗi đợt.
  • Đợt 5 và 6: Bón sau khi trồng được  60 và 70 ngày.  Sử dụng 15 kg phân đầu trâu + 5 kg phân kali clorua cho mỗi đợt.

Chăm sóc

Cúc cần tưới nước trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, nhưng không cần nhiều. Bạn có thể tưới rãnh hoặc tưới trên mặt.

Thường xuyên làm cỏ kết hợp với xới đất và vun luống khi cúc còn nhỏ. Khi cúc đã lớn (sau trồng 40 ngày) nên hạn chế việc xới xáo tránh làm rễ cây bị đứt. Lúc này chỉ nên cắt tỉa các lá già xung quanh gốc, cũng không nên vun đất vào gốc quá cao vì sẽ làm phát sinh nhiều mắt rễ khiến gốc xù xì, thân cây không đẹp ảnh hưởng tới chất lượng cành mang hoa.

Kết luận

Như vậy Sắc Ngọc Khang đã giới thiệu đến bạn các loại hoa cúc đẹp và phổ biến nhất hiện nay cùng những thông tin về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi blog để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe và làm đẹp nhé.

Một số bài viết khác cho bạn tham khảo:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *