Bệnh loãng xương nên ăn gì? Gợi ý 5 thực phẩm không nên bỏ qua

Bệnh loãng xương nên ăn gì

Bệnh loãng xương là một vấn đề sức khỏe đáng lưu ý. Đặc biệt là đối với những người cao tuổi. Loãng xương gây ra tình trạng yếu và mất mật độ của xương, làm tăng nguy cơ gãy xương và gây ra đau đớn. Việc chăm sóc sức khỏe xương và ăn uống lành mạnh có thể giúp phòng ngừa và quản lý bệnh loãng xương. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn biết bệnh loãng xương nên ăn gì. Qua đó giới thiệu những thực phẩm quan trọng mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày để duy trì sức khỏe xương tốt.

Bệnh loãng xương là gì?

Theo Viện Quốc gia về Viêm Khớp và Bệnh Cơ Xương và Da (NIH), loãng xương là một bệnh về xương. Nó phát triển khi mật độ khoáng xương và khối lượng xương giảm hoặc khi cấu trúc và sức bền của xương thay đổi. Điều này có thể dẫn đến giảm độ cứng của của xương. Từ đó, nó có thể làm tăng nguy cơ gãy xương ở người.

Xương của bạn thường dày đặc và đủ khỏe để hỗ trợ trọng lượng của bạn. Đồng thời nó có thể chống đỡ với hầu hết các loại tác động. Khi bạn già đi, xương của bạn sẽ tự nhiên mất đi một phần mật độ và khả năng tự tái tạo. Nếu bạn bị loãng xương, xương của bạn sẽ mỏng manh hơn và yếu hơn nhiều so với bình thường.

Bệnh loãng xương là gì
Loãng xương xảy ra khi cấu trúc và mật độ xương giảm đi, làm xương yếu dần

Loãng xương được xem là một căn bệnh “thầm lặng”. Vì nó thường không có các triệu chứng rõ ràng. Đôi khi người ta thậm chí còn không biết mình mắc bệnh cho đến khi xương bị gãy đi.

Loãng xương là nguyên nhân chính gây gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và nam giới lớn tuổi. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận xương nào. Nhưng thường xảy ra phổ biến nhất là ở xương hông, các đốt sống ở cột sống và cổ tay.

Các dấu hiệu khi bị loãng xương

Như đã nói, loãng xương không được thể hiện qua một dấu hiệu đặc biệt nào. Người bệnh có thể sẽ không cảm thấy sự khác thường nào của cơ thể khi mắc bệnh. Người ta chỉ có thể nhận ra cho đến khi xương đột ngột bị gãy. Đặc biệt là sau khi chỉ trải qua một vài cú va chạm, vấp ngã hoặc tai nạn nhỏ mà thông thường không thể gây hề hấn gì đến cơ thể.

Dấu hiệu loãng xương
Khi xương đột ngột trở nên dễ gãy hơn so với bình thường, đó là một biểu hiện cụ thể của bệnh loãng xương

Tuy nhiên, mặc dù loãng xương không gây ra các triệu chứng cụ thể. Thế nhưng bạn có thể lưu ý đến một vài thay đổi nhỏ trong cơ thể mình. Nó có thể là dấu hiệu xương bạn đang dần mất đi bộ bền hoặc mật độ xương. Cleve and Clinic đưa ra những cảnh báo loãng xương có thể thể hiện qua một số điều như sau:

  • Chiều cao của bạn dần mất đi một hoặc vài cm 
  • Tư thế đi, đứng của bạn có sự thay đổi. Có thể là cổ hoặc phần thân trên có xu hướng cúi xuống hoặc đưa về trước nhiều hơn. 
  • Đau ở phần lưng dưới (chủ yếu là phần cột sống và thắt lưng)
  • Khó thở (điều này xảy ra khi đĩa đệm ở cột sống bị nén quá mức dẫn đến làm giảm dung tích phổi)

Xem thêm: Cách giảm đau xương khớp hiệu quả

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương

Nhìn chung, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh loãng xương được nhận định là do tuổi tác. Tuổi càng cao đồng nghĩa với quá trình lão hóa cũng dần diễn ra. Khi người ta già đi, mật độ xương giảm và xương trở nên mỏng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số nguyên nhân khác có thể gây nên tình trạng tương tự:

Nguyên nhân của bệnh loãng xương
Nguyên nhân chính của bệnh loãng xương chủ yếu là do tuổi già
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ cao hơn bị loãng xương so với nam giới. Đặc biệt là sau thời kỳ mãn kinh. Sự giảm tỷ lệ hormone nữ estrogen trong cơ thể sau mãn kinh có thể gây mất canxi và khoáng chất từ xương.
  • Thiếu canxi và vitamin D: Canxi và vitamin D là hai yếu tố quan trọng cho sức khỏe xương. Thiếu canxi trong chế độ ăn uống hoặc thiếu vitamin D (do thiếu nắng hoặc do hấp thụ kém) có thể gây loãng xương.
  • Tiền sử bệnh: Một số bệnh và điều kiện y tế có thể gây nên tình trạng nói trên. Hoặc chỉ đơn giản tăng nguy cơ hình thành bệnh này. Các bệnh như tắc nghẽn mạch máu, đái tháo đường, bệnh tuyến giáp,… là một số ví dụ.
  • Thuốc: Sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài có thể gây loãng xương. Chúng bao gồm corticosteroids, thuốc chống dẫn truyền thụ động vật và một số thuốc điều trị bệnh lý tăng miễn dịch.
  • Thói quen xấu: Hút thuốc lá và tiêu thụ rượu một cách quá mức có thể làm gia tăng nguy cơ loãng xương. Ngoài ra, không tập thể dục đều đặn và có lối sống ít vận động cũng là nguyên nhân làm xương yếu đi.

Bệnh loãng xương nên ăn gì?

Để hỗ trợ sức khỏe xương và phòng ngừa bệnh loãng xương thì canxi là một yếu tố quan trọng. Đàn ông và phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 50 cần 1.000 miligam canxi mỗi ngày. Lượng hàng ngày này tăng lên 1.200 miligam khi phụ nữ bước sang tuổi 50 và nam giới bước sang tuổi 70. Vì vậy, bạn nên tập trung vào một chế độ ăn uống giàu canxi và chất dinh dưỡng cần thiết khác. 

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Bệnh loãng xương nên ăn gì
Trong sữa và các chế phẩm từ sữa là một nguồn canxi dồi dào, rất tốt cho xương khớp

Sữa là nguồn canxi quan trọng nhất cho xương. Bạn có thể sử dụng đa dạng các loại sữa như bao gồm sữa, sữa chua và sữa bột vào chế độ ăn hàng ngày. Nếu bạn không thích sữa từ động vật, có nhiều loại sữa thực vật bổ sung canxi như sữa hạt lanh, sữa đậu nành và sữa hạt óc chó.

Hải sản tốt cho xương

Các loại hải sản như cá hồi, cua, tôm, ốc,… là một nguồn thực phẩm rất tốt cho xương. Vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, vitamin D, magiê và omega-3 rất cần thiết cho sức khỏe xương khớp.

Bổ sung vitamin D

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi từ thức ăn và đưa canxi vào xương. Nó có thể được tổng hợp trong cơ thể dưới tác động của ánh nắng mặt trời.

Nguồn vitamin D bao gồm:

  • Ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian ngắn hàng ngày có thể giúp cung cấp vitamin D.
  • Thực phẩm: Cá hồi, lòng đỏ trứng và một số thực phẩm khác sẽ bổ sung vitamin D.

Ngoài ra, để bổ sung canxi hoặc vitamin D, bạn cũng có thể dùng các sản phẩm chức năng hỗ trợ. Nhưng cần đặc biệt lưu ý phải tuân thủ theo liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ.

Các loại rau xanh đậm màu

Rau xanh chứa nhiều dưỡng chất quan trọng giúp bảo vệ và duy trì sức khỏe xương. Một số loại rau xanh như cải bó xôi và bông cải xanh cung cấp canxi. Đây một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển và duy trì xương khỏe mạnh. Ngoài ra, rau xanh thường giàu vitamin K. Đây là một dưỡng chất có vai trò quan trọng trong việc đặc biệt là quá trình đông máu và hình thành xương. Bên cạnh đó, trong các loại rau cũng chưa nhiều các chất như folate, kali và chất xơ cần thiết cho cơ thể.

Bệnh loãng xương nên ăn gì
Trong phần lớn các loại rau xanh chứa nhiều các dưỡng chất tốt cho sức khỏe xương

Bổ sung protein

Protein là một thành phần quan trọng của xương. Nó có vai trò trong việc xây dựng và bảo vệ bộ phận này. Cung cấp đủ lượng protein thông qua thực phẩm như thịt gà, cá, đậu, hạt, và sản phẩm từ sữa là quan trọng cho sức khỏe xương của bạn.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đây cũng Sắc Ngọc Khang đã cung cấp cho bạn các thông tin về bệnh loãng xương. Đồng thời, chúng tôi cũng đã giải đáp cho câu hỏi rằng bệnh loãng xương nên ăn gì. Chúng tôi hi vọng rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích với bạn. Có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe của mình mỗi ngày.

Hơn hết, bạn cần phải nhớ rằng chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương. Bạn hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp đủ canxi, vitamin D, protein và chất xơ thông qua thực phẩm và duy trì một lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ loãng xương. Đồng thời, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Họ có thể giúp bạn tạo ra một chế độ ăn uống phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *