Nguyên nhân và cách chăm sóc khi nặn mụn để lại máu bầm

Nặn mụn để lại máu bầm khiến trên da xuất hiện vết sậm màu rất mất thẩm mỹ. Việc điều trị vết máu bầm do nặn mụn cũng mất nhiều thời gian, ngắn thì 1 tháng dài thì lên đến mấy tháng. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và các cách lấy nhân mụn đúng cách.

1. Nguyên nhân nặn mụn để lại máu bầm?

Những loại mụn khi nặn dễ để lại máu bầm là mụn viêm, mụn nang. Những trong những nguyên nhân mà phần lớn mọi người thường gặp phải là kỹ thuật nặn mụn không đúng, da bị nhiễm trùng, viêm nang lông, do thay đổi nội tiết, không vệ sinh da trước và sau khi lấy nhân mụn, ăn nhiều đồ cay nóng, sử dụng sản phẩm điều trị mụn không đúng cách,…

Nguyên nhân nặn mụn không đúng cách thường sẽ xảy ra nhiều hơn. Bạn tự ý lấy nhân mụn ở nhà hoặc đi đến những spa, phòng khám không có chuyên môn khiến các mạch máu dưới da bị vỡ tạo ra vết bầm dưới da.

2. Kỹ thuật nặn mụn không để lại máu bầm

Trước tiên, bạn cần xem xét xem những loại mụn nào bạn có thể tự xử lý ở nhà. Mụn đầu đen hoặc mụn có ngòi bạn có thể tự xử lý nhưng phải đúng kỹ thuật. Đối với mụn nang, mụn sưng viêm nên điều trị bằng các loại thuốc giúp tiêu viêm. Đặc biệt, những loại mụn như mụn đầu trắng không được nặn vì sẽ để lại sẹo. 

Bạn có thể tham khảo kỹ thuật nặn mụn không để lại máu bầm sau đây:

  • Tìm kiếm địa chỉ nặn mụn để tin tưởng và sử dụng dịch vụ lâu dài
  • Làm sạch da trước khi lấy nhân mụn
  • Sau khi lấy nhân mụn, 1 ngày đầu tiên rửa mặt với nước muối. Những ngày sau tối giản chu trình skincare.
  • Điều trị mụn cần thời gian và tâm lý thoải mái
  • Chế độ ăn uống đủ nước, đủ vitamin,… Cân bằng dinh dưỡng hạn chế đồ ăn dầu mỡ cay nóng.

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết về vấn đề nặn mụn để lại máu bầm sẽ giúp bạn có thêm những thông tin làm đẹp hợp lý. Chúc bạn luôn khỏe, vui vẻ và yêu thương làn da của mình.

nguồn:https://sacngockhang.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *