NỘI DUNG CHÍNH
Khoa học đã chứng minh giấc ngủ là yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe của con người. Vậy chúng ta có nên ngủ sớm không hay ngủ sớm có tác dụng gì? Để tìm ra câu trả lời chính xác nhất, hãy tham khảo bài viết sau.
Nên ngủ mấy tiếng mỗi ngày là đủ?
Để duy trì trạng thái tinh thần minh mẫn và giúp não bộ được hoạt động tốt nhất. Chúng ta cần một giấc ngủ đủ. Dựa vào độ tuổi trung bình của từng người để biết được ngủ bao nhiêu là đủ. Thời lượng ngủ đủ giấc tiêu chuẩn như sau:
- Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi: 16 – 20 giờ
- Từ 1 – 2 tuổi: 14 giờ
- Từ 3 – 4 tuổi: 12 giờ
- Từ 5 – 12 tuổi: 10 giờ
- Từ 13 – 19 tuổi: 9 giờ
- Người lớn và người cao tuổi: 7 – 8 giờ.
Ở mỗi độ tuổi, mỗi đối tượng, mỗi cơ địa và tùy thuộc vào mỗi môi trường sống khác nhau. Nên sẽ có sự chênh lệch về thời gian ngủ đủ giấc. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi sẽ có số giờ ngủ trải đều trong ngày, từ 6 tuổi trở lên thời gian ngủ hầu hết là vào buổi tối và buổi trưa.
Người càng lớn tuổi, các tế bào thần kinh làm nhiệm vụ điều phối giấc ngủ chết dần đi khiến giấc ngủ ngày càng ngắn lại.
Giải đáp ngủ sớm có tác dụng gì?
Ngủ sớm và dậy sớm, bộ não sẽ được linh hoạt và xử lý thông tin nhạy bén hơn, thúc đẩy một ngày làm việc hiệu quả. Dưới đây là 8 lợi ích của việc ngủ sớm.
Bộ não được phục hồi và làm việc hiệu quả hơn
Lợi ích của giấc ngủ sâu và liền mạch vào ban đêm sẽ giúp bộ não có thời gian nghỉ ngơi và làm nhiệm vụ sàng lọc và tái tạo kí ức. Ngủ sớm và ngủ đủ giấc sẽ mang đến nguồn năng lượng dồi dào và luôn có khuynh hướng suy nghĩ tích cực, điều này cung cấp oxi cho não bộ để ghi nhớ tốt hơn.
Duy trì vóc dáng cân đối
Duy trì vóc dáng thon thả, cân đối là điều đặc biệt quan trọng và luôn được chị em phụ nữ ưu tiên quan tâm. Ngủ đủ giấc chính là một trong những giải pháp giúp các chị em quản lí cân nặng tốt hơn. Thiếu ngủ gây ra gia tăng tình trạng căng thẳng, từ đó dẫn đến việc ăn uống mất kiểm soát. Cơ thể thiếu ngủ, mệt mỏi cũng là nguyên nhân khiến cơ thể không thể tiêu thụ tốt calo, tích tụ lâu ngày biến thành mỡ thừa. Một cuộc điều tra cho thấy, người ngủ hơn 8,5 giờ có chỉ số BMI, giá trị A1C cao hơn. A1C là số đo mức đường huyết. Những người ngủ 6,5 giờ có mức A1C rất thấp.
Tăng tuổi thọ
Theo như công bố kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, cho thấy nếu giấc ngủ ít hơn 6 giờ một ngày nguy cơ tử vong sớm cao hơn 12% so với những người ngủ đủ giấc. Một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái giúp cho chúng ta kéo dài tuổi thọ của mình được lâu hơn.
Tái tạo tế bào và tăng miễn dịch đẩy lùi bệnh tật
Khi ngủ cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, các cơ quan trong cơ thể sẽ làm nhiệm vụ thải độc, tái tạo tế bào và phục hồi sau một ngày dài. Nếu giấc ngủ không đáp ứng được chất lượng, một số cơ quan trong cơ thể hoạt động trì trệ, tích tụ lâu ngày sinh ra rất nhiều độc tố sẽ làm tổn thương tế bào có lợi, hình thành nguy cơ ung thư cao hơn so với người thường hay ngủ sớm dậy sớm.
Giảm căng thẳng, bất ổn về tâm lý
Áp lực cuộc sống hàng ngày, căng thẳng là điều khó tránh. Giấc ngủ sẽ giúp chúng ta giảm stress và kiểm soát được lượng máu lên não đồng thời, giấc ngủ sẽ kiểm soát mức độ cholesterol trong máu và giúp giảm nguy cơ mắc các về tâm lí và tim mạch.
Làm việc hiệu quả năng suất hơn
Thức khuya và ngủ không đủ giấc một đêm là sáng hôm sau cơ thể đã có những dấu hiệu mệt mỏi, uể oải, không tập trung và buồn ngủ dẫn đến năng suất làm việc của bạn giảm sút. Ngược lại, ngủ đủ giấc có thể khiến tinh thần bạn sảng khoái và nâng cao độ tập trung hơn vào sáng hôm sau, năng suất làm việc của bạn cũng nhờ vậy mà tăng lên.
Ngủ sớm giúp đẹp da
Ngủ sớm và thức dậy sớm khiến da ngày càng khỏe đẹp. Da bắt đầu thực hiện sự trao đổi chất được tiến hành từ khoảng 22 giờ đến 4 giờ sáng. Cho nên cần ngủ sâu trong khoảng thời gian này. Vì vậy ngủ sớm và dậy sớm không những loại bỏ mệt mỏi, mà còn làm cho tinh thần thoải mái, làn da sáng đẹp hơn.
Quản lí cảm xúc tốt hơn
Theo nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày sẽ có nguy cơ dễ nóng giận và nguy cơ mắc các bệnh về tim cao hơn.
Tác hại của việc thức khuya
Suy giảm trí nhớ
Ngủ là thời gian để bộ não được nghỉ ngơi và thư giãn. Khi thức khuya, bạn đang tăng cường việc tiếp nhận thông tin mà não cần ghi nhớ, đồng thời giảm thời gian nghỉ ngơi của não. Điều này gây suy giảm trí nhớ, vì não cần được nghỉ ngơi đủ 8 tiếng mỗi ngày.
Suy giảm hệ miễn dịch
Thức khuya thường xuyên khiến cơ thể thiếu năng lượng, gây mệt mỏi và làm giảm sức đề kháng. Điều này dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, viêm nhiễm đường hô hấp, ho, đau họng và các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.
Giảm thị lực
Ban đêm là khoảng thời gian mắt cần được nghỉ ngơi và điều tiết sau ngày dài hoạt động liên tục. Khi thức khuya, mắt phải làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng, dẫn đến giảm thị lực. Ngoài ra mắt còn bị khô, nhạy cảm với ánh sáng, ngứa, đỏ hoặc thậm chí mờ mắt.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Ban đêm, quá trình tái tạo tế bào da diễn ra nhanh hơn so với ban ngày. Thức khuya ảnh hưởng đến quá trình tái tạo và điều tiết các tế bào da, làm giảm chức năng của da. Điều này dẫn đến tình trạng lão hóa sớm, da xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn, mụn trứng cá và khô da…
Quầng thâm và bọng mắt
Thiếu ngủ hoặc thức khuya dẫn đến sự kém lưu thông máu xung quanh mắt, gây ra quầng thâm và bọng mắt.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Thức khuya khiến tế bào niêm mạc dạ dày không được nghỉ ngơi, dẫn đến suy yếu hệ tiêu hóa. Hơn nữa, nó còn làm tăng tiết dịch dạ dày và gây ăn mòn dạ dày. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến viêm loét dạ dày.
Tăng nguy cơ mắc bệnh
Thức khuya làm cơ thể căng thẳng và hoạt động kém hiệu quả, tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, béo phì và các vấn đề khác.
Hướng dẫn cách tạo thói quen ngủ sớm hiệu quả
Để tránh những tác hại của việc thức khuya, hãy tạo thói quen ngủ sớm và đảm bảo ngủ đủ giấc. Dưới đây là một số phương pháp tạo thói quen ngủ sớm đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
Hình thành thói quen trước khi ngủ
- Hãy dành khoảng 30 phút trước giờ ngủ để thực hiện những hoạt động giúp cơ thể thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ. Một số thói quen lành mạnh mà bạn có thể áp dụng bao gồm:
- Tắm nước ấm: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạ nhiệt độ cơ thể giúp bạn ngủ nhanh và có giấc ngủ ngon hơn.
- Thiền định hoặc tập yoga: Các hoạt động này giúp giải tỏa căng thẳng và dễ dàng đi vào giấc ngủ.
- Nghe nhạc nhẹ nhàng: Âm nhạc êm dịu có thể giúp bạn thư giãn trước khi đi ngủ.
Tránh ánh sáng xanh
Tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại di động, tivi, laptop và máy tính bảng trước khi đi ngủ. Vì ánh sáng xanh có thể ngăn chặn sản xuất melatonin – một hormone gây buồn ngủ.
Giới hạn caffein và giấc ngủ ngắn sau 4 giờ chiều
Hạn chế uống đồ có chứa caffein và tránh giấc ngủ ngắn sau 4 giờ chiều để giúp cơ thể tạo thói quen ngủ sớm.
Tạo môi trường phòng ngủ lý tưởng
Tạo một môi trường phòng ngủ thoải mái và lý tưởng để giúp bạn ngủ sớm hơn. Đảm bảo phòng ngủ có ánh sáng dịu nhẹ, nhiệt độ mát mẻ và giảm tiếng ồn.
Kết luận
Bài viết đã giải đáp thắc mắc ngủ sớm có tác dụng gì cũng như chia sẻ đến bạn cách để tạo thói quen ngủ sớm. Hãy nhớ rằng việc ngủ đủ và đúng giờ là một đầu tư quan trọng cho sức khỏe và trạng thái tinh thần của chúng ta. Hãy tận hưởng những lợi ích mà giấc ngủ sớm mang lại và áp dụng những bí quyết trên để duy trì một lối sống lành mạnh và cân bằng.