NỘI DUNG CHÍNH
Lòng bàn chân nổi chấm đỏ thường liên quan đến những bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, mề đay, dị ứng,… Tuy có thể điều trị trong một thời gian nhưng mụn nước sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Làm thế nào để nhận biết bệnh, giúp bệnh nhân đỡ khó chịu và các điều trị an toàn sẽ được cập nhật thông qua bài viết sau.
Những bệnh khiến lòng bàn chân nổi chấm đỏ
Những bệnh khiến lòng bàn chân nổi chấm đỏ thường là những căn bệnh ngoài da. Và có thể gặp ở mọi độ tuổi từ trẻ sơ sinh cho đến người già. Tuy không nguy hiểm nhưng cực kỳ khó chịu và gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày:
- Nổi mề đay mẩn ngứa là bệnh da liễu phổ biến. Da sẽ nổi phát ban. sẩn cục kèm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bệnh sẽ hết trong vài ngày nếu bạn có cách chữa trị đúng. Bệnh có thể đến từ nguyên nhân bên trong hoặc môi trường bên ngoài. Bạn cần xem xét kỹ nguyên nhân để có cách khắc phục.
- Bệnh chàm tổ đỉa là loại bệnh viêm da cơ địa đặc trưng. Có phát ban, xảy ra mụn nước ngứa trên lòng bàn tay hoặc bàn chân. Nếu không điều trị đúng cách rất có thể sẽ lây lan và gây ra sẹo. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể do môi trường, thời tiết, nơi ở không sạch sẽ có nhiều bụi,…
- Bệnh viêm da cơ địa là một loại bệnh dị ứng. Có thể di truyền từ gia đình. Loại bệnh này cũng thường gặp ở em bé có làn da mỏng và nhạy cảm. Cảm giác ngứa ngáy khiến bé thường xuyên quấy khóc.
- Bệnh viêm da tiếp xúc cũng là một căn bệnh phổ biến về da, tình trạng da bị dị ứng khi tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích hoặc chất gây dị ứng.
Làm sao để giảm khó chịu khi bị bệnh ngoài da
Bạn có thể chia nguyên nhân gây ra bệnh ngoài da làm 2: nguyên nhân từ môi trường và nguyên nhân từ bên trong cơ thể. Nếu nguyên nhân đến từ bên trong cơ thể, cách nhanh nhất là hãy tìm đến bác sĩ để thăm khám và có hướng điều trị an toàn. Đối với nguyên nhân đến từ bên ngoài bạn cần dọn dẹp vệ sinh môi trường xung quanh bệnh nhân hằng ngày. Ngoài ra. còn có một số cách giúp bạn giảm khó chịu khi lòng bàn chân nổi chấm đỏ:
- Vệ sinh chân mỗi ngày thật sạch với các loại nước tắm thảo dược.
- Ngâm chân với nước ấm hoặc nước điều trị bệnh ngoài da, giúp giảm ngứa.
- Thăm khám và sử dụng thuốc theo kê toa của bác sĩ. Kiêng khem, thực hiện sinh hoạt theo lời khuyên của bác sĩ.
Cách phòng tránh nổi mẩn đỏ dưới lòng bàn chân
Một số cách giúp bạn phòng ngừa nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân và tay:
- Tránh để da tay và da chân tiếp xúc với các chất hóa học tẩy rửa nặng, cần mang bao tay hoặc ủng để phòng thân.
- Giữ ấm cho da tay và da chân khi trời lạnh
- Hạn chế mang giày chật hoặc giày bít trong một thời gian.
- Vệ sinh tay và chân mỗi ngày
- Chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước mỗi ngày. Không ăn thực phẩm khiến bạn bị dị ứng.
- Trong quá trình điều trị ăn uống kiêng khem theo lời bác sĩ tránh bệnh quay lại.
Những thông tin được chia sẻ trong bài viết về vấn đề lòng bàn chân nổi chấm đỏ được tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, bác sĩ da liễu.
Xem thêm: Triệu chứng cổ họng lúc nào cũng có đờm là bệnh gì?