Loãng xương ở người già nguy hiểm như thế nào?

Loãng xương là căn bệnh dễ gặp ở người già. Khi tuổi tác đã cao, quá trình lão hóa xương sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Loãng xương ở người già thường có những biểu hiện như vẹo cột sống, gù lưng, đau nhức,… Chi tiết sẽ có ngay lời giải đáp tại bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây loãng xương ở người già

Những nguyên nhân gây loãng xương ở người già có thể kể đến như:

Lão hóa cơ quan và suy giảm một số hoạt chất. Sự suy giảm hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể có thể khiến xương không hấp thu canxi được nhiều như trước. Song song với đó một số hoạt chất như sự ngừng sản sinh collagen, nội tiết tố cũng gây ra loãng xương ở người cao tuổi.

Ít tập thể dục, ít vận động khiến giảm hấp thu các chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi. Giảm tổng hợp vitamin D từ mặt trời. Nguy cơ loãng xương với người lớn tuổi càng cao. 

Mắc các bệnh lý về thận, nội tiết hoặc sử dụng thuốc chứa corticoid cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương.

Người từng bị các bệnh về xương khớp, tai nạn hoặc gãy xương.

2. Những hậu quả mà loãng xương gây ra

Loãng xương là căn bệnh thầm lặng tiến triển bên trong cơ thể mà bạn không thể nhận ra. Đến khi có những biểu hiện ra bên ngoài thì bạn mới biết được mình đã bệnh loãng xương đã ở mức độ nặng. Tình trạng loãng xương ở người già là phổ biến hơn cả. Những hậu quả có thể kể đến của căn bệnh loãng xương là:

Đau nhức: Do thiếu hụt canxi nên xương khớp của cơ thể bắt đầu bị xốp, vận động nhẹ cũng gây đau nhức. Thường người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức đốt sống, đau khớp, khớp háng, khớp cổ chân, thắt lưng,…

Mất ngủ: Những cơn đau còn xuất hiện ở lúc ngủ hoặc khi thời tiết thay đổi khiến xương khớp bị đau nhức. Tình trạng kéo dài dẫn đến mất ngủ và stress. 

Gù vẹo cột sống: nếu không được nhanh chóng điều trị đúng cách thì sẽ xảy ra tình trạng gù vẹo cột sống khiến bệnh nhân phải đi khom không thẳng lưng được.

Đối với người cao tuổi nên tránh những hoạt động mạnh hoặc những việc gây đau nhức. Tránh bị gãy xương nếu không sẽ khó chữa trị. Nghiêm trọng hơn sẽ tàn phế.

3. Điều trị loãng xương ở người già

Điều trị loãng xương ở người già cần có sự can thiệp và phác đồ điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tùy vào tình trạng của bệnh mà có những phương hướng điều trị khác nhau. Tuy nhiên bệnh loãng xương là căn bệnh hoàn toàn có thể điều trị bằng cách kết hợp uống thuốc theo chỉ định, chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Quá trình điều trị bệnh sẽ được rút ngắn và giảm đau nhức.

Chế độ ăn: bệnh loãng xương rất cần bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D và khoáng chất cần thiết. Những thực phẩm có thể kể đến như: trứng, cá hồi,… Hạn chế sử dụng các chất kích thích, ăn thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn, uống nhiều nước ngọt như coca, pepsi,…

Chế độ vận động, thể dục thể thao. Nên vận động vào buổi sáng ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bạn có thể luyện tập những động tác nhẹ nhàng như đi bộ quanh nhà, tập các bài tập đơn giản,… Vận động giúp xương khớp của bạn trở nên linh hoạt và chắc khỏe hơn.

4. Làm gì để phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi?

Bệnh loãng xương là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Cách phòng ngừa bệnh loãng xương cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần nghiêm khắc áp dụng chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, bổ sung canxi, vitamin D và khoáng chất khác,… Giúp cho cơ thể bạn có lượng canxi bổ sung tái tạo và xương khớp chắc khỏe. Đừng quên là cân bằng dinh dưỡng chứ không phải cố gắng bổ sung canxi vô tội vạ. Nhiều quá sẽ khiến bạn mắc các bệnh về gan hoặc thận.

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hợp lý. Thực hiện những bài tập tốt cho xương khớp và cơ thể của mình ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Cùng với đó bạn có thể bổ sung một số hoạt chất tốt cho xương khớp mà cơ thể giảm sản sinh như Collagen. Collagen là hoạt chất quan trọng giúp tạo ra chất nhờn giữa xương khớp, đảm bảo cơ thể hoạt động linh hoạt.

Bài viết đã được các chuyên gia phân tích căn bệnh loãng xương ở người già vô cùng chi tiết. Hy vọng sẽ giúp bạn có được những kiến thức cũng như thông tin bổ ích cho chính mình cũng như người thân. Chúc chúng ta luôn khỏe mạnh!

Xem thêm: viên uống collagen, nước uống collagen, những bệnh không nên uống collagen

nguồn:https://sacngockhang.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *