NỘI DUNG CHÍNH
Đương quy từ lâu đã được mệnh danh là một trong những vị thuốc quý của Đông y, đặc biệt nổi tiếng với công dụng hỗ trợ sức khỏe sinh lý và sắc đẹp. Đây cũng là một trong những lựa chọn hàng đầu cho những ai quan tâm đến sức khỏe tự nhiên.
Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về công dụng của đương quy, cách sử dụng hiệu quả, và các lưu ý quan trọng, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại thảo dược này. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp an toàn, tự nhiên để cải thiện sức khỏe hoặc chăm sóc sắc đẹp, hãy cùng khám phá ngay!
Giới thiệu dược liệu đương quy
Đương quy (Angelica sinensis) có tên thường gọi khác là sâm tố nữ. Đây là một loại thảo dược quý thuộc họ hoa tán (Apiaceae), được sử dụng phổ biến trong Đông y. Bây giờ, hãy cùng nhau tìm hiểu thêm các đặc điểm và cách thu hoạch, phân loại chúng tại phần tiếp theo sau đây.
Đặc điểm thực vật
Đương quy là giống cây thân thảo lớn, sống lâu năm và được phát hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc. Giống cây này có chiều cao trung bình khoảng từ 40 – 60cm và khi trưởng thành, cây ra hoa có thể lên đến 1m. Hình dạng nhận biết của loài cây này như sau:
- Phần thân cây: có màu tím, hình trụ, có rãnh dọc và toàn thân cây tỏa ra mùi thơm nhẹ nhàng.
- Phần lá: mọc so le nhau, bẹ to, có đầu nhọn; mép lá có răng cưa không đều nhau và chia thùy.
- Hoa đương quy: mọc thành chùm ở ngọn và có màu trắng lục nhạt; còn nhị hoa dài và có đầu tròn.
- Quả đương quy: hình bế dẹt và có rìa hơi tím nhạt.
Phần lớn cây đương quy phát triển tại các vùng đất cao và có khí hậu ôn đới. Tại Việt Nam, giống cây đương quy đã được di thực từ rất lâu vào những năm 1960 và hiện tại được trồng rất nhiều tại Sapa, Ngọc Lĩnh, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt,…
Thu hái, sơ chế và phân loại
Phần rễ cây đương quy (sâm tố nữ) chính là phần được sử dụng làm dược liệu. Rễ sâm tố nữ có thể dài từ 10cm đến 20cm và gồm nhiều nhánh tủa ra. Dược liệu sâm tố nữ có vị ngọt, cay và hơi đăng đắng.
Cách thu hái rễ dược liệu đương quy được diễn ra như sau:
- Khi cây được 3 tuổi, sẽ được thu hái vào mùa thu.
- Người ta thu hoạch chỉ giữ lại phần rễ và cắt bỏ đi phần lá. Phần rễ cây sẽ được rửa sạch để loại bỏ đất cát và phơi khô ráo nước.
- Tiếp đến, phần rễ cây sẽ được bào mỏng 1mm để làm dược liệu.
- Dược liệu đương quy bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc.
Rễ đương quy được phân thành 3 loại chính để sử dụng các bài thuốc dược liệu khác nhau:
- Quy đầu: là phần đầu của rễ chính.
- Quy thân: là phần rễ chính giữa.
- Quy vĩ: là phần rễ phụ hay rễ nhánh.
Thành phần hóa học nổi bật
Một số thành phần có trong dược liệu đương quy bao gồm:
- Tinh dầu (chiếm 0,2 – 0,4%)
- Acid amin
- Acid hữu cơ
- Brefeldin
- Coumarin
- Polyacetylen
- Polysachrid
- Sterol
- Vitamin B1, B12, E
- Một số nguyên tố khác cũng được tìm thấy như canxi, crom, đồng, kẽm, magie, nhôm,…
Đương quy có tác dụng dược lý gì?
Có rất nhiều thành phần trên có thể chống oxy hóa và đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cơ thể, đặc biệt là cơ thể của phụ nữ. Vậy đương quy có tác dụng gì, chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Bổ huyết, hoạt huyết
Hàm lượng vitamin B12 và Acid folic có trong dược liệu sâm tố nữ giúp tăng huyết sắc tố và hồng cầu. Đồng thời, cây đương quy chứa lượng lớn hàm lượng sắt, điều này giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn khắp cơ thể.
Nhờ vậy đương quy có thể bổ sung khí huyết như cải thiện tình trạng thiếu máu. Đặc biệt là giúp chống ứ huyết khi các chị em dính kinh nguyệt bế tắc, không ra được hoặc kinh đông lại thành hòn cục. Ngoài bổ huyết, chúng còn có vai trò hoạt huyết, cải thiện các triệu chứng đau bụng kinh, đau đầu hay đau lưng.
Hỗ trợ cân bằng nội tiết tố
Sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như tăng cân, mất ngủ, bốc hỏa,… Một trong những công dụng nổi bật của rễ cây đương quy là làm chất cân bằng hormone độc đáo cho cơ thể người phụ nữ. Đó là chúng có khả năng làm giảm nồng độ estrogen nếu cơ thể có dấu hiệu bị tăng quá mức và ngược lại, chúng sẽ tăng nồng độ estrogen nếu cơ thể có dấu hiệu suy giảm.
Đây là lý do khiến đương quy được ví như “nhân sâm dành cho phụ nữ” bởi công dụng vượt trội trong việc hỗ trợ sức khỏe sinh lý và làm đẹp, đặc biệt với các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt và nội tiết tố
Ngăn ngừa đột quỵ
Đương quy có chứa nhiều hợp chất hóa học mạnh mẽ có thể loại bỏ các gốc tự do, một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh mãn tính. Điều này còn có ý nghĩa trong việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và một số loại bệnh ung thư. Đồng thời, các thành phần trong đương quy có khả năng ngăn ngừa đột quỵ, bằng cách làm giảm sự tích tụ dư thừa của tiểu cầu trong động mạch và mạch máu.
Cải thiện sức khỏe làn da
Dược liệu sâm tố nữ hoạt động như một chất chống viêm và có khả năng kháng khuẩn. Điều này có ý nghĩa trong việc giúp chữa lành các tình trạng da một cách tự nhiên như rụng tóc, bệnh vẩy nến và bệnh chàm. Ngoài ra, các hợp chất chống oxy hóa trong rễ cây giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các gốc tự do. Từ đó, rễ cây dược liệu này có thể tăng cường sức khỏe làn da và làm mờ vết thâm nám.
Tăng cường năng lượng tự nhiên
Đương quy nhờ vào các hợp chất chống oxy hóa và các nguyên tố giúp thúc đẩy, kích thích tủy xương và cải thiện lưu lượng máu. Chính việc này đã cung cấp nhiều oxy hơn cho não và các mô. Từ đó việc sử dụng đương quy có thể giảm mệt mỏi và tăng năng lượng một cách tự nhiên cho cơ thể.
Cách dùng vị thuốc đương quy
Cách dùng đương quy như thế nào? Đương quy được sử dụng với nhiều cách dùng khác nhau, phổ biến nhất là sắc uống, ngâm rượu, nghiền thành bột,… Hoặc sử dụng chúng như một chất bổ sung trong các sản phẩm thực phẩm chức năng.
Khi uống, bạn cần tuân thủ đúng với liều lượng được khuyến cáo là không vượt quá 10g/ngày. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào từng bài thuốc điều trị mà các thầy thuốc sẽ gia giảm liều lượng sao cho phù hợp với thể trạng của bạn.
Một số bài thuốc đương quy phổ biến:
Điều trị các vấn đề về răng miệng
- Nguyên liệu chuẩn bị: 1,6g đương quy, 1,6g sinh địa, 2g thăng ma, 1,2g hoàng liên, 1,2g mẫu đơn, thạch cao (nếu đau nhiều).
- Cách chế biến: Trộn tất cả các vị thuốc, sắc lấy nước uống.
Bài thuốc cho phụ nữ kinh nguyệt không đều và cơ thể suy nhược
- Nguyên liệu chuẩn bị: 12g đương quy, 6g xuyên khung, 8g bạch thược, 12g thục địa, 600ml nước sạch.
- Cách chế biến: Cho tất cả dược liệu vào nồi sắc cho đến khi còn 200ml nước, để nguội và chia thành 2 lần uống trong ngày, mỗi lần 100ml.
Bài thuốc điều trị sốt rét dai dẳng
- Nguyên liệu chuẩn bị: 12g đương quy, 6g quất bì, 10g ngưu tất, 12g miết giáp, 3 lát gừng tươi.
- Cách chế biến: Sắc tất cả các nguyên liệu với nước cho đến khi còn 1/3 lượng nước ban đầu, chia thành 2 lần uống vào sáng và tối trước khi đi ngủ.
Bài thuốc trị chứng mất ngủ
- Nguyên liệu chuẩn bị: 12g đương quy, 8g toan táo nhân, 10g viễn chí, 10g nhân sâm, 10g phục thần.
- Cách chế biến: Sắc các nguyên liệu cho đến khi còn 1/3 lượng nước, uống 2 lần trong ngày vào sáng và tối trước khi đi ngủ.
Bài thuốc trị ra mồ hôi trộm
- Nguyên liệu chuẩn bị: 12g đương quy, 6g hoàng cầm, 6g hoàng liên, 10g hoàng kỳ, 8g sinh địa, 8g thục địa, 6g hoàng bá.
- Cách chế biến: Sắc tất cả dược liệu cho đến khi còn 1/3 lượng nước, chia thành 2 lần uống vào sáng và tối trước khi đi ngủ.
Điều trị bệnh động mạch vành
- Nguyên liệu chuẩn bị: 10g đương quy, 6g rễ hành, 90g sơn tra, 15g ngó sen.
- Cách chế biến: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, thêm nước vừa đủ và sắc. Uống 2 lần trong ngày, vào sáng và tối.
Điều trị viêm tuyến tiền liệt
- Nguyên liệu chuẩn bị: 15g hạt quýt, 15g hạt vải, 15g đương quy, 50g thịt dê.
- Cách chế biến: Nấu các nguyên liệu cùng nhau, ăn thịt và uống nước, sử dụng tuần 2 lần.
Ngoài ra, có thể sắc một bài thuốc khác với: 25g lá hành, 8g đương quy, 5g trạch lan.
Chữa huyết nhiệt, táo bón
- Nguyên liệu chuẩn bị: 4g đương quy, 4g đại hoàng, 4g cam thảo, 4g thục địa, 3g đào nhân, 3g sinh địa, 3g thăng hoa, 1g hồng hoa.
- Cách chế biến: Sắc tất cả các nguyên liệu và uống.
Các lưu ý quan trọng khi muốn sử dụng đương quy
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nếu không có kiến thức và kinh nghiệm, nhất định bạn không được bào chế đương quy tại nhà theo bất kỳ công thức nào. Khi dùng sai liều lượng hoặc khi cơ thể mắc bệnh chưa chẩn đoán, sẽ có nguy cơ xảy ra một số tác dụng phụ như rối loạn cương dương, huyết áp thấp, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đau đầu,…
Đồng thời, nếu bạn rơi nhóm người sau đây thì không nên sử dụng đương quy, để tránh tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe:
- Người đang sử dụng bất kỳ thuốc điều trị bệnh nào như thuốc ung thư, thống chống đông máu, thuốc xạ trị,…
- Người bị huyết áp cao
- Người bị âm hư hỏa vượng
- Người bị rối loạn đông máu
- Người bị tiêu chảy mãn tính
- Người bị rối loạn tiêu hóa, chướng bụng
- Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai
- Phụ nữ có kinh nguyệt ra nhiều nên tránh dùng vì nó có thể làm tăng chảy máu
- Trẻ em, người già
Tóm lại, bất kể ai muốn sử dụng các bài thuốc có đương quy thì cần thăm khám nơi uy tín. Để các thầy thuốc lên đơn bài thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Đồng thời, sử dụng vị thuốc theo đúng liều lượng và chỉ dẫn của người thầy thuốc.
Gợi ý sản phẩm chứa đương quy từ Sắc Ngọc Khang
Thương hiệu nổi tiếng Sắc Ngọc Khang với hơn 15 năm sản xuất dược mỹ phẩm uy tín, đã thành công mang dược liệu đương quy vào bảng thành phần tự nhiên và cho ra mắt Viên uống Sắc Ngọc Khang++.
Viên uống chứa dược liệu quý hiếm như đương quy kết hợp cùng ngưu tất, ích mẫu, thục địa giúp bổ huyết, hoạt huyết để tăng cường sức khỏe sinh lý và sức khỏe tổng thể. Từ đó hỗ trợ tăng cường nội tiết tố nữ từ bên trong và giảm các triệu chứng mãn kinh như đau đầu, mất ngủ, bốc hỏa, suy giảm trí nhớ,…
Ngoài ra sản phẩm còn chứa các thành phần “vàng” như Astaxanthin có khả năng chống oxy hóa gấp 6000 lần Vitamin C, 110 lần Vitamin E; L-Cystin, chiết xuất mầm đậu nành, dầu Gấc…
Hướng dẫn lựa chọn đương quy chất lượng cao
Để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng đương quy, bạn cần chú ý những tiêu chí sau khi chọn mua:
Nguồn gốc rõ ràng
- Chọn mua đương quy từ các nhà thuốc Đông y uy tín hoặc các thương hiệu nổi tiếng.
- Kiểm tra đầy đủ thông tin trên bao bì: nguồn gốc, nhà sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Hình dáng và màu sắc
- Rễ đương quy thật thường có màu vàng nâu, mùi thơm đặc trưng, không bị ẩm mốc.
- Hạn chế mua sản phẩm có màu sắc quá nhạt hoặc quá đậm, vì có thể đã bị xử lý hóa chất.
Ưu tiên sản phẩm đã qua kiểm định
- Các dạng sản phẩm như viên uống, trà túi lọc hoặc bột đương quy cần có chứng nhận kiểm định chất lượng từ cơ quan y tế.
Tránh hàng giả, hàng kém chất lượng
- Hàng giả thường có giá rẻ hơn nhiều so với thị trường. Đừng ham rẻ mà ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Hãy mua sản phẩm ở những nơi có chính sách đổi trả minh bạch để tránh rủi ro.
Kết luận
Bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết về đương quy là gì, công dụng và các lưu ý sử dụng an toàn của loại dược liệu này. Như vậy, rễ cây đương quy mang đến nhiều tác dụng cho các chị em phụ nữ. Nhưng bất kể ai muốn sử dụng dược liệu này, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng cơ thể và tuyệt đối không tự ý bào chế để chữa bệnh.
- Nguồn tham khảo:
- https://vinmec.com/vi/y-hoc-co-truyen/duoc-lieu/cay-duong-quy-co-tac-dung-gi/
- https://www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/duong-quy
- https://bvnguyentriphuong.com.vn/y-hoc-co-truyen/vi-thuoc-duong-quy
- https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/-uong-quy-bo-mau?inheritRedirect=false
- https://magazine.circledna.com/angelica-sinensis-benefits-10-health-benefits-of-angelica-sinensis-root-extract/?fbclid=IwAR2duRIu84Y09tTAuJTJ50qoz7LtcySFucFze4gcR89akFfs7g4vz_uRAVI