NỘI DUNG CHÍNH
Đại dương bao la rộng lớn mà con người chưa thể khám phá ra được hết. Trong đó các loài sao biển được xem là “nữ hoàng đại dương” luôn khiến cho những người yêu thích chúng phải trầm trồ mỗi khi nghe nói đến. Bạn có tin sao biển là loài không có não, không có máu và kích cỡ khổng lồ lên tới 2 vòng tay lớn của chúng ta mới ôm trọn chúng. Cùng tìm hiểu các sự thật về sao biển khổng lồ dưới bài viết này sẽ khiến bạn ngỡ ngàng đấy.
Sao biển khổng lồ là gì?
Khác với những con sao biển 5 cánh bình thường thì các con sao biển khổng lồ có tới 12 cánh và kích thước của chúng to như một cái chảo cỡ lớn. Vậy tên gọi sao biển có ý nghĩa gì, chúng có nguồn gốc như thế nào? Sao biển là tên gọi chung cho các động vật da gai thuộc lớp Asteroidea. Nguồn gốc tên gọi “sao biển” chủ yếu dựa vào các thành viên của lớp Asteroidea.
Hiện nay, các nhà sinh vật học khám phá ra được khoảng 1.800 loài sao biển còn sinh sống và hiện diện trong tất cả các đại dương của thế giới gồm Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Cực và các vùng đại dương phía Nam. Ngoài ra, sao biển hay sao biển khổng lồ có mặt ở trên một phạm vi sâu rộng từ các bãi triều đến độ sâu thẳm (6.000 m).
Những con sao biển có đặc tính kiếm ăn theo cơ hội, cùng một số loài khác có hành vi kiếm ăn chuyên ngành, bao gồm cả kiếm ăn treo và kiếm ăn thịt con mồi cụ thể. Sao biển chiếm vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, thường được nghiên cứu trong sinh học phát triển. (1)
10 sự thật về sao biển khổng lồ
“Skill” tái tạo của sao biển khổng lồ
Các loài vật khác khó mà bắt nạt được sao biển khổng lồ. Nguyên do sao biển có “skill” tái tạo lại cánh tay đã mất. Sau một khoảng thời gian ngắn thì cánh tay bị đứt sẽ mọc lại toàn bộ chi mới. Không chỉ riêng cánh tay, sao biển có thể tái tạo lại toàn bộ cơ thể. Nguyên nhân là do hầu hết các cơ quan tế bào của chúng đều nằm ở cánh tay.
Khó phân biệt được giới tính sao biển
Đa số các loài sao biển đều được phân chia thành hai cá thể đực và cái riêng biệt. Tuy nhiên, bạn sẽ rất khó hoặc không phân biệt bằng mắt thường để nhận định giới tính của chúng. Vì các tuyến sinh dục của sao biển thường không hiện ra, cho đến khi chúng tới kỳ sinh sản thì mới nhận ra được giới tính.
Sao biển khổng lồ “ảo thuật” chuyển đổi giới tính
Một số loại sao biển khổng lồ còn có khả năng chuyển đổi giới tính hay còn được gọi là lưỡng tính. Cùng một tuyến sinh dục được gọi là vòng trứng, sao biển lưỡng tính có khả năng sản xuất trứng và tinh trùng. Như vậy, các loài sao biển khó có thể bị mất cân bằng giới. Thời điểm sinh sản mà lỡ “âm suy dương thịnh”, thì chắn hẳn sẽ có màn biến hình ngoạn mục thành con cái từ các con đực.
Có tới “nghìn mắt” ở đằng chân
Sự thật về các loài sao biển quá ngỡ ngàng, ngoài sở hữu rất nhiều mắt nhưng mắt lại được gắn trên đầu của mỗi chi. Những con mắt dưới chân của sao biển được gọi là Teenssy, chúng không phát triển hoàn chỉnh nhưng có khả năng di chuyển tốt trong bóng đêm đại dương. Có một sự thật là loài vật xinh đẹp này ngoài thị giác ra thì không sử dụng giác quan nào khác trong việc định hướng và nhận biết thông tin về môi trường sống.
Sao biển khổng lồ sống được trên bờ 28 tiếng
Một sự thật khác về sao biển là chúng có khả năng sống dai dẳng trên bờ, không cần nước cả ngày trời. Khác với các loài sao biển nhỏ chỉ sống trên bờ được vài tiếng đồng hồ. Nhưng riêng sao biển khổng lồ có cơ thể khỏe mạnh hơn nên khi tách khỏi nước, chúng có thể sống đến 28 tiếng mà không cần oxy dưới nước.
Sao biển khổng lồ có thị lực nhạy bén
Mắt sao biển khổng lồ có chức năng thị giác bậc nhất nhật trong các loài động vật da gai. Ấn tương hơn bao giờ hết, dù có sự hạn chế phát triển về tuyến thần kinh trung ương nhưng sao biển xử lý nhanh gọn lẹ các thông tin hình ảnh vào đôi mắt. Dù cho thị lực không giống như con người nhưng chúng có thể phân biệt được nhiều tông màu sắc trong ánh sáng lẫn bóng đêm.
Sao biển có “nghìn mắt” nhưng không có não
Sao biển khổng lồ có thể nhìn rõ cảnh vật trong bóng đêm hay săn mồi một cách dứt khoát, mạnh mẽ nhưng lại không có não. Vì không có não nên chúng chỉ có thể dùng “nghìn mắt” của mình để cảm nhận cách di chuyển, ánh sáng, môi trường sống dưới nước nhằm xác định vị trí con mồi và tránh sự truy sát của kẻ thù.
Sao biển khổng lồ có tuổi thọ cao
Các nhà sinh vật học cho biết, tuổi thọ của các con sao biển sẽ khác nhau do kích thức của chúng. Tuổi thọ trung bình của sao biển có kích thước bình thường sẽ sống 10 năm. Nhưng các loài sao biển khổng lồ hơn thì có khả năng sống hơn 20 năm. Đã có trường hợp kỷ lục sống lâu nhất thế giới của loài sao biển lên tới 35 năm.
Sao biển khổng lồ di chuyển rất nhanh
Khác với loài soa biển nhỏ di chuyển chậm chạp, các sao biển khổng lồ như sao biển hướng dương có thể di chuyển với tốc độ 1m/phút. Chúng di chuyển bằng các chân nhỏ phía dưới của chúng với tổng chiều dài các chân lên tới 4.500m. Cách chúng di chuyển là lấy một phần chân bám bề mặt bằng chất kết dính, phần chân còn lại sẽ ngừng tiết chất dính, sau đó gỡ ra và tiến ra xa.
Những kẻ săn mồi thượng hạng
Đừng nhìn mặt mà bắt hình dong các loài sao biển khổng lồ có màu sắc rực rỡ này rất ngoan hiền, vì chúng là tay săn mồi “khét tiếng”. Nguồn thức ăn chủ yếu của loài sao biển sẽ là trai, sò và hàu. Khi đi săn mồi, sao biển sẽ dùng các giác hút trên những “cánh sao” để tấn công, cạy thành công lớp vỏ cứng cáp của con mồi. Sau khi đã bắt được con mồi, sao biển đưa dạ dày ra khỏi cơ thể để ăn trọn các bộ phận bên trong lớp vỏ trai, sò, hàu.
Có những loài sao biển có thể còn nguy hiểm hơn, nếu đó là sao biển gai. Nó là loài sao biển lớn thứ nhì thế giới, sau loài sao biển hoa hướng dương. Chúng thường dài trên 80 cm và rất hung hãn, thường dùng những chiếc gai độc sắc nhọn để tiếp cận rạn san hô và sẽ lóc sạch từ thịt đến xương của con mồi. Tốc độ ăn kinh hoàng của chúng làm các rạn săn hô không kịp tái sinh.
>>> Xem thêm: Sao biển có biết bơi không?
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp các loài sao biển
Sao biển hướng dương
Sao biển hướng dương (Pycnopodia helianthoides) đứng đầu là loài sao biển lớn nhất thế giới. Chúng có kích thước dài 80-100 cm và sống ở vùng biển ven bờ Đông Bắc Thái Bình Dương. Loài sao biển này có thân mềm và các loài da gai nhỏ hơn. Điểm đặc biệt ở sao biển hướng dương là có đến 15.000 xúc tu ở chân có thể mọc lại.
Sao biển mũ gai
Sao biển mũ gai (Acanthaster planci) có kích thước dài 50-60 cm, phân bố ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Loài sao biến này lớn thứ hai trên thế giới, được coi là mối đe dọa đối với hệ sinh thái rạn san hô. Chúng sở hữu từ 10-20 tay đầy gai nhọn, có độc tố nhẹ, con người có thể bị thương vì các gai sắc nhọn của chúng.
Sao biển vòng cổ
Sao biển vòng cổ (Fromia monilis) có kích thước dài 10-12 cm, phân bố từ Tây Thái Bình Dương đến Biển Đỏ. Tương tự nhiều thành viên trong họ, loài sao biển tay rắn này có màu sắc rực rỡ. Khi bị con mồi tấn công, sao biển vòng cổ sẽ phun độc tố để tự vệ.
Như vậy, bạn đã có được thêm thông tin bổ ích khi khám phá top 10 sự thật về loài sao biển khổng lồ trong bài viết này. Khám phá rồi mới biết, những loài sao biển khổng lồ hiền lành thì chỉ có trên hoạt hình thôi. Dù vậy, loài sao biển mang giá trị sinh học rất lớn cho đại dương. Cùng đón chờ nhiều bài viết khám phá về đại dương khác từ Sắc Ngọc Khang bạn nhé.