Ở bà bầu, có rất nhiều triệu chứng xuất hiện khiến cho mẹ bầu thường xuyên rơi vào trạng thái khó chịu. Trong đó, chuột rút là một trong những hiện tượng phổ biến. Đây không phải là bệnh và không làm cho thai nhi bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, chuột rút làm mẹ bầu rất đau, thường xuyên xảy ra vào buổi tối nên làm mất giấc ngủ, phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, những cách xử lý khi bà bầu bị chuột rút là rất cần thiết.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút ở mẹ bầu, trong đó có những nguyên nhân nổi bật như sau:
- Vào những ngày đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai thường bị bị ốm nghén, nôn ói và không ăn uống được khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, mất nước,… Từ đó, dẫn đến hiện tượng căng cứng cơ, và gây ra chuột rút.
- Trọng lượng cơ thể ngày càng tăng lên, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân dẫn đến hiện tượng chuột rút (nhất là về đêm và càng đến cuối thai kì càng xảy ra thường xuyên hơn).
- Ngoài ra, chuột rút còn xuất hiện ở vùng bụng, lưng, mông,… Lý do là vì khi em bé lớn dần lên, tử cung của mẹ cũng phải giãn rộng ra để có đủ không gian cho con. Chính vì thế, điều này đồng nghĩa với các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, dẫn đến việc bị co rút.
Những cách xử lý khi bà bầu bị chuột rút
Khi gặp phải những lần bị chuột rút, bạn cần bình tĩnh và có những cách giải quyết như sau:
- Xoa bóp những chỗ bị chuột rút: cần phải dùng tay xoa bóp đều, nhẹ nhàng để cơn co rút qua đi. Thêm vào đó, cần lưu ý là nếu bị chuột rút ở vùng gần bụng thì phải xoa bóp nhẹ nhàng, tránh đụng đến thai nhi.
- Duỗi chân: cách này áp dụng khi bạn bị chuột rút ở chân, tiêu biểu là ở bắp chuối và đùi. Lúc này, bạn hãy cố gắng để thẳng chân, bắt đầu xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân. Việc này có thể rất đau vào lúc đầu, nhưng từ từ cơn đau sẽ giảm và ít bị tái phát lại.
- Để cơ thể, nhất là đôi chân được vận động, thư giãn thường xuyên; tránh tình trạng đứng/ngồi 1 chỗ quá lâu khiến bà bầu bị chuột rút nặng nề hơn.
- Thường xuyên mát xa, xoa bóp chân, bắp chân, các ngón chân,… để máu được lưu thông tốt hơn, hạn chế chứng chuột rút.
- Kê chân lên gối mềm: Khi ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi, mẹ bầu có thể kê chân cao một chút với chiếc gối/chăn mềm để không cản trở sự lưu thông máu.
- Ăn uống đầy đủ: nhất là cần phải uống đủ nước mỗi ngày để tránh việc cơ thể bị căng cứng.
Có thể bạn quan tâm: TOP 10 thực phẩm tốt cho bà bầu 2023