NỘI DUNG CHÍNH
Nấm linh chi là loại thảo dược quý không còn xa lạ với chúng ta, được sử dụng làm thuốc và là nguyên liệu trong các sản phẩm mỹ phẩm. Vậy nấm linh chi có tác dụng gì? Cùng Sắc Ngọc Khang giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé.
Thông tin cơ bản về nấm linh chi
Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum và đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trong y học Trung Quốc và Nhật Bản. Nó có nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng như polysaccharide, triterpenoid, peptit, axit amin và khoáng chất.
Nấm linh chi được cấu tạo bởi khoảng 90% là nước, 10% còn lại bao gồm 59% chất xơ, 1,8% tro, 26–28% carbohydrate, 3–5% chất béo thô, và 7–8% protein và một số vitamin, khoáng chất như sắt, kẽm và đồng…
Tùy theo màu sắc của mũ nấm, linh chi được chia thành nhiều loại khác nhau:
- Linh chi đỏ – Xích chi hay Hồng chi có giá trị dược liệu tốt nhất và được sử dụng rộng rãi nhất.
- Linh chi tím – Tử chi.
- Linh chi vàng – Hoàng chi.
- Linh chi trắng – Bạch chi.
- Linh chi đen – Hắc chi.
- Linh chi xanh – Thanh chi.
Nấm linh chi có tác dụng gì?
Nấm linh chi có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người, điểm qua một số công dụng của loại nấm này, điển hình như:
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Nấm linh chi đã được biết đến từ lâu với tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Nghiên cứu cho thấy rằng nấm linh chi chứa các chất chống oxy hóa và kháng vi khuẩn, giúp tăng cường khả năng phòng ngừa bệnh tật.
Ngoài ra, loại nấm này còn có khả năng kích thích sản xuất các tế bào miễn dịch giúp gia tăng sức đề kháng của cơ thể. Thêm vào đó, nấm linh chi có thành phần beta-glucan – một loại polysaccharide có khả năng kích thích sản xuất cytokines, là các phân tử quan trọng trong quá trình truyền tin giữa các tế bào miễn dịch. Điều này giúp tăng cường hiệu quả của hệ miễn dịch trong việc chống lại các vi khuẩn và virus gây bệnh.
Đặc tính chống ung thư
Các thành phần chính có trong nấm linh chi như polysaccharides, triterpenoids và ganoderic acid được cho là có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra, nấm linh chi còn có khả năng kích thích hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gây ung thư.
Nấm linh chi được chứng minh về hoạt tính chống ung thư trong các thí nghiệm với tế bào ung thư và có khả năng điều trị như một chất bổ sung cho ung thư vú và tuyến tiền liệt. Ngoài ra, loại thảo dược quý này cũng đã được nghiên cứu về vai trò trong việc ngăn ngừa, chống lại ung thư đại trực tràng, giảm số lượng và kích thước của các khối u trong ruột già.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng nấm linh chi có thể giúp giảm cholesterol xấu trong máu và tăng cholesterol tốt. Điều này là quan trọng để duy trì sự cân bằng lipid trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ bị các vấn đề liên quan đến tim mạch như cao huyết áp và bệnh lý mạch máu.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Nấm linh chi có tác dụng làm giảm căng thẳng, stress, giúp bạn ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn. Điều này không chỉ mang lại cho bạn một cảm giác sảng khoái khi tỉnh dậy vào buổi sáng mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và tinh thần của bạn suốt cả ngày.
Bảo vệ chức năng gan
Các hoạt chất trong nấm linh chi bảo vệ tế bào gan mạnh mẽ đối với tổn thương gan do carbon tetrachloride (CCl4) cho chuột qua đường uống và tiêm phúc mạc.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Theo bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, uống nấm linh chi không chỉ giúp cơ thể thanh lọc, giải độc mà còn hỗ trợ hạ đường huyết rất hiệu quả. Các thành phần trong nấm linh chi có thể giúp tăng cường sự nhạy cảm của tế bào đối với insulin hoặc giảm mức đường trong máu sau khi ăn.
Tham khảo bài viết: Hiểu về nấm linh chi: Đặc điểm, phân loại và công dụng
Cách dùng nấm linh chi hiệu quả
Sơ chế nấm linh chi
- Nguyên tai nấm: Chỉ loại bỏ phần bùn dưới chân nấm. Sau đó rửa nhẹ nhàng, tránh rửa trôi các bào tử nấm, làm giảm chất lượng nấm
- Cắt lát mỏng: Làm sạch nguyên tai nấm sau đó thái lát mỏng rồi mới sử dụng
- Bột nấm: Làm sạch nguyên tai nấm, mang đi phơi hoặc sấy khô rồi xay thành bột nhuyễn
Cách sử dụng nấm linh chi
Nấu nước nấm linh chi uống
Nguyên liệu:
- 10g nấm linh chi cắt lát mỏng
- 1 lít nước sôi
- Táo đỏ, long nhãn, cam thảo (có hoặc không)
Cách thực hiện:
- Cho nấm vào nước rồi đun sôi từ 15 – 20 phút ở lửa nhỏ hoặc hãm như trà
- Có thể thêm táo đỏ, long nhãn, cam thảo để tăng độ ngọt, dễ uống hơn.
Nấm linh chi pha trà
Nguyên liệu:
- 10g nấm linh chi
- 2 đến 3 muỗng cà phê mật ong
- 1 lít nước sạch
Cách thực hiện:
- Cho nấm linh chi vào 1 lít nước đã chuẩn bị, đun sôi ở lửa nhỏ trong vòng 15 – 20 phút
- Để nguội phần nước đã đun, rồi cho thêm mật ong vào khuấy đều trước khi dùng
Lưu ý: Trà nấm linh chi mật ong thích hợp dùng vào sáng sớm.
Chế biến món ăn với nấm linh chi
Ngoài cách sử dụng nấm linh chi để pha trà, nấu nước uống, bạn cũng có thể sử dụng loại nấm này để chế biến các món ăn giúp bồi bổ sức khỏe như nấm linh chi hầm gà ác, súp gà nấm linh chi, cháo nấm linh chi hạt sen… Những món ăn này cực kì bổ dưỡng cho sức khỏe.
Bên cạnh các cách sử dụng nấm linh chi kể trên, chị em phụ nữ bị nám, tàn nhang hay đang trong giai đoạn tiền mãn kinh với các biểu hiện như suy giảm sinh lý, đổ mồ hôi, cáu gắt, đau đầu, mất ngủ, có thể bổ sung sản phẩm chứa thành phần hiệu quả này. Trong đó, Viên uống Sắc Ngọc Khang ++ là sản phẩm lý tưởng.
Với thành phần nguyên liệu cao cấp được nhập khẩu từ Nhật Bản, Úc… gồm: Astaxanthin (vua chống lão hóa), mầm Đậu Nành, nhau Thai Cừu, nấm Linh Chi, L-Cystin, bộ Tứ dược liệu quý có tác dụng hỗ trợ làm đẹp da, hạn chế sạm da, nám da, góp phần chống lão hóa da. Đặc biệt, viên uống còn giúp hạn chế các triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh, giúp chị em gìn giữ 3 khát khao của đời người phụ nữ: Một làn da trẻ trung – Sức khỏe dẻo dai – Vóc dáng đẹp đẽ.
Một số lưu ý khi sử dụng nấm linh chi
Bên cạnh tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể, nấm linh chi cũng gây một số tác dụng phụ nếu không sử dụng đúng cách, một số lưu ý dành cho bạn khi sử dụng loại nấm này:
- Mua nấm ở nơi uy tín, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Nấm linh chi có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ nhẹ như rối loạn tiêu hóa hoặc tăng nguy cơ đau dạ dày.
- Mặc dù hiếm gặp hơn, tuy nhiên vẫn có trường hợp người dùng dị ứng với nấm linh chi và gặp phải các triệu chứng của phản ứng dị ứng như: khô ở miệng, họng hoặc mũi, chóng mặt, ngứa và phát ban, nhức đầu, chảy máu cam, phân có máu…
- Những đối tượng không nên sử dụng nấm linh chi như: phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân sắp phẫu thuật, người bị rối loạn máu, người mắc bệnh huyết áp…
Như vậy, Sắc Ngọc Khang đã giải đáp nấm linh chi có tác dụng gì thông qua bài viết trên. Hi vọng bạn đã có thêm những thông tin bổ ích tác dụng và cách sử dụng loại nấm này. Đừng quên theo dõi blog để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích nhé.