NỘI DUNG CHÍNH
Loãng xương là bệnh do giảm mật độ xương và thiếu hụt canxi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bạn mắc phải bệnh này. Và trong quá trình điều trị chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Câu hỏi loãng xương nên ăn gì sẽ được các chuyên gia của Sắc Ngọc Khang đề cập đến ngay tại bài viết dưới đây.
1. Biểu hiện của bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương sẽ âm thầm “tấn công” xương khớp của bạn mà không hề báo trước. Đến khi có biểu hiện bệnh loãng xương thì bệnh lúc này đã ở mức độ nặng.
Tình trạng giảm mật độ xương sẽ khiến cho cột sống có thể bị xẹp hoặc gãy lún. Đây cũng chính là lý do khiến bạn cảm thấy bị đau lưng, vẹo cột sống. Dẫn đến dáng đi lom khom. Những vùng xương có thể bị đau nhiều nhất là: cột sống, thắt lưng, xương châu, xương hông, đầu gối,… Những cơn đau này sẽ liên tục lặp đi lặp lại nhiều lần và không thuyên giảm.
Những cơn đau này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động thường ngày của bạn. Rất nhiều bệnh nhân không thể đi lại phải nhờ đến các công cụ hỗ trợ khi bệnh trở nặng.
Để điều trị bệnh loãng xương cần một thời gian rất lâu, tầm khoảng 3-4 năm. Căn bệnh này nhẹ có thể điều trị tại nhà với phác đồ điều trị được bác sĩ hướng dẫn chi tiết cụ thể. Và hơn hết bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa bệnh với chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Vậy trong quá trình điều trị loãng xương nên ăn gì? Theo dõi bài viết để cập nhật thêm.
2. Loãng xương nên ăn gì?
Nguyên nhân gây ra loãng xương là do các yếu tố như chế độ ăn thiếu canxi, vitamin D, các khoáng chất cần thiết khác, suy giảm nội tiết tố, bệnh nội tiết,…
Với câu hỏi loãng xương nên ăn gì? Các chuyên gia đã liệt kê một số thực phẩm cần bổ sung ngay sau đây:
- Sữa và các chế phẩm từ đậu nành: Một trong những thực phẩm giúp bổ sung vitamin D và canxi dồi dào là đậu nành. Có nguồn gốc từ thực vật và rất an toàn lại còn ngăn ngừa bệnh loãng xương. Khuyến cáo uống 2 lần mỗi ngày.
- Xương ống động vật: Xương ống động vật thì dĩ nhiên sẽ có canxi. Không những thế còn giàu các khoáng chất khác như: phốt pho, sắt, kẽm, đồng, niken, muối khoáng,… rất tốt cho việc bảo vệ xương khớp.
- Các loại cua, cá nhỏ: Những món ăn chế biến từ cua hay cá nhỏ chứa hàm lượng canxi vô cùng cao, nuôi dưỡng xương khớp khỏe mạnh.
- Các loại rau, hoa quả chứa vitamin K: chuối, khoai tây, rau cải chứa nhiều vitamin K, giúp tăng mật độ xương đặc biệt là xương vùng chậu.
- Các loại hạt hoặc quả như: óc chó, củ đậu, hạt bí và dầu thực vật chứa protein và chất béo: giúp cơ thể hấp thu vitamin D hiệu quả.
Thực phẩm chứa hoạt chất tốt cho xương hầu như xuất hiện hằng ngày. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bạn cần hỏi bác sĩ để bổ sung liều lượng phù hợp. Tránh ảnh hướng đến các cơ quan khác như gan hoặc thận.
3. Điều trị loãng xương bằng collagen
Collagen là hoạt chất quan trọng có trong xương. Vì thế sẽ không lạ gì nếu bổ sung collagen giúp xương chắc khỏe và điều trị được bệnh loãng xương. Những lợi ích nhận được khi điều trị loãng xương bằng collagen là: tăng mật độ xương, cải thiện chỉ dấu ấn xương, tăng chất nhờn giữa các khớp xương, cải thiện được cơn đau nhức. Giúp bạn hoạt động được thoải mái hơn.
Song với việc bổ sung canxi và vitamin D thì bạn cũng đừng nên bỏ quên collagen. Collagen không chỉ là thành phần quan trọng cấu tạo nên da mà chúng còn là hoạt chất vô cùng quan trọng đối với xương khớp. Việc bổ sung collagen liên tục là hoàn toàn hợp lý giúp bảo vệ chất lượng cuộc sống của bạn.
4. Loãng xương không nên ăn gì
Bên cạnh những thực phẩm mà người bị loãng xương nên ăn, có một số sản phẩm bạn không nên ăn:
- Thực phẩm chứa nhiều axit: bánh ngọt, bánh quy, ngô, lạc,…
- Hạn chế rượu bia và sử dụng chất kích thích
- Không nên ăn đồ ăn nhanh như thịt xông khói, gà rán,…
- Muối: không ăn đồ ăn quá mặn.
Những thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề loãng xương nên ăn gì vừa được cập nhật trong bài viết. Kết luận lại collagen, vitamin D và canxi chính là những hoạt chất vô cùng cần thiết cho quá trình phục hồi xương khớp và cơ thể săn chắc. Hy vọng bạn sẽ có phương hướng điều trị và phòng ngừa loãng xương tốt nhất. Những thông tin liên quan đến chăm sóc sức khỏe, liên hệ với chuyên gia Sắc Ngọc Khang để nhận được câu trả lời chính xác nhất.
Xem thêm: viên uống collagen, nước uống collagen, những bệnh không nên uống collagen