NỘI DUNG CHÍNH
Trầu không là loại cây đã quá quen thuộc và gần gũi đối với người dân Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng, bên cạnh dùng để ăn trầu thì lá trầu không còn là một vị thuốc với rất nhiều tác dụng hữu ích. Vậy lá trầu không có tác dụng gì? Cùng Sắc Ngọc Khang tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về lá trầu không
Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta không chỉ để lấy lá ăn trầu mà còn được dùng làm thuốc. Trầu không là một loại cây mọc leo, thân nhẵn. Lá mọc so le, cuống có bẹ, dài 1,5 – 3,5cm, phiến lá hình trái xoan, dài 10-13cm, rộng 4,5 – 9cm, phía cuống hình tim (đối với những lá phía gốc) đầu lá nhọn, khi soi lên thấy rất nhiều điểm chứa tinh dầu rất nhỏ, gân lá thường 5. Hoa khác gốc mọc thành bông, quả mọng không có vòi sót lại.
Trong lá trầu không có 0.8 – 1.8% có khi lên đến 2.4% tinh dầu tỷ trọng 0.958 – 1.057 thơm mùi creozot (củi đốt), vị nóng. Ngoài ra lá còn chứa protein 3.1%, carbohydrate 6.9%, khoáng chất 2.3% và tanin 2%, nước (85 – 90%), chất béo (0.4 – 1.0%), vitamin C, A, phốt pho, Kali, Canxi, Sắt… Các thành phần chính của tinh dầu trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ… và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.
Lá trầu không có tác dụng gì?
Hiện nay tục ăn trầu không còn phát triển mạnh mẽ như trước kia nhưng trầu không vẫn là một trong những nét đẹp của văn hóa Việt Nam. Lá trầu không được trồng để làm thuốc bởi những tác dụng tuyệt vời như sau:
Bảo vệ sức khỏe răng miệng
Từ xa xưa, lá trầu đã được sử dụng như một biện pháp tự nhiên để làm sạch và bảo vệ răng miệng vì thành phần chứa chất chống oxy hóa và diệt khuẩn có khả năng trị hôi miệng hiệu quả. Ngoài ra, lá trầu không còn có tác dụng hạn chế sâu răng, giảm tình trạng nhiệt miệng và chảy máu chân răng nhờ hoạt chất Flavonoid và các hoạt chất chống viêm.
Giúp giảm đau
Là bài thuốc dân gian giúp giảm đau, lá trầu không có tác dụng giảm đau do trầy, xước da, phát ban, đau đầu, vết thương bầm tím hay sưng viêm. Bạn chỉ cần lấy một vài lá trầu không giã nát rồi đắp lên vết thương hoặc đun lấy nước uống đều có hiệu quả tương đương.
Điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa
Với khả năng chống viêm và sát khuẩn cao, lá trầu không là vị thuốc được sử dụng thường xuyên để điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng mà không để lại tác dụng phụ nào.
Chữa ho
Chứa nhiều kháng sinh mạnh giúp làm tan đờm và hạn chế tình trạng viêm nhiễm do các cơn ho dai dẳng gây ra, lá trầu không được sử dụng để chữa ho hiệu quả. Bạn đun sôi lá trầu không trong nước cùng với một ít nụ đinh hương và nhục đậu khấu. Sau đó lọc lấy nước uống 3 lần mỗi ngày, cơn ho sẽ thuyên giảm.
Hạn chế các cơn đau do đầy hơi
Trào ngược dạ dày làm cơ thể mệt mỏi và khó chịu với những biểu hiện ợ nóng, ợ chua, nôn ói và khó nuốt… Lá trầu không có thể giúp kiểm soát chứng trào ngược dạ dày bằng cách giữ thực quản hiệu quả nằng cách giữ cho tá tràng luôn an toàn trước sự tấn công của các chất độc và những gốc tự do gây hại. Nhờ đó, lượng a-xít trong dạ dày cũng được giữ ở mức cân bằng, làm dịu cảm giác đầy hơi.
Điều trị bỏng do nước sôi
Lá trầu không có khả năng sát khuẩn, làm dịu vết thương do bỏng gây ra. Bạn có thể điều trị bỏng nước sôi bằng cách lấy lá trầu không hơ nóng rồi quét dầu thầu dầu lên lá và đắp vào vết thương. Cứ khoảng vài tiếng, bạn có thể thay lá một lần và cảm nhận hiệu quả tuyệt vời của nó.
Điều trị hôi nách
Hôi nách gây ra mùi khó chịu và cảm giác tự ti cho cả nam và nữ. Nếu bạn đã thử rất nhiều cách mà chưa thực sự hiệu quả thì lá trầu không là giải pháp tự nhiên giúp bạn loại bỏ mùi hôi nách khó chịu. Bằng cách giã nát lá trầu không lấy nước cốt và lau lên vùng nách, mỗi tuần thực hiện 2 – 3 lần và bạn sẽ thấy được hiệu quả tốt nhất.
Điều trị nấm da
Tình trạng nhiễm nấm thường xảy ra ở những vùng da thường xuyên bị ẩm ướt trên cơ thể. Chỉ cần lấy lá trầu không giã nát và chà xát lên những vùng da bị nấm hoặc bạn cũng có thể đun lấy nước rửa hàng ngày.
Lá trầu không có tác dụng thông tia sữa
Sử dụng lá trầu không để thông tia sữa là mẹo dân gian đã được áp dụng từ xưa đến nay. Sau khi sinh, nếu mẹ bị cương sữa có thể sử dụng lá trầu không hơ nóng rồi úp vào bầu sữa. Cách này sẽ giúp mẹ bỉm cảm thấy đỡ đau nhức và kích thích sữa xuống nhanh hơn.
Điều trị ngứa, viêm nhiễm vùng kín
Ngoài các công dụng kể trên thì lá trầu không còn được sử dụng để chữa một số bệnh lý phụ khoa như ngứa, nhiễm nấm rất hiệu quả và được nhiều chị em tin dùng. Chị em có thể đun lá trầu không lấy nước để rửa vùng kín, ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.
Như vậy, Sắc Ngọc Khang đã giải đáp thắc mắc lá trầu không có tác dụng gì thông qua bài viết trên. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn, đừng quên theo dõi blog để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về làm đẹp và sức khỏe nhé.