NỘI DUNG CHÍNH
Sâu răng là hiện tượng răng xuất hiện lỗ nhỏ hoặc lỗ hổng trên bề mặt răng hoặc các phần mềm bám vào răng gây tổn thương. Lỗ hổng này sẽ to theo thời gian nếu không có cách khắc phục kịp thời, đặc biệt sâu răng hàm sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật thông tin về cách chữa sâu răng hàm hiệu quả.
1. Nguyên nhân sâu răng hàm
Nguyên nhân gây ra tình trạng răng sâu là do một số loại vi khuẩn tạo axit gây ra. Cụ thể là loại Lactobacillus, Streptococcus mutans và các loài Actinomyces. Các vi khuẩn này gây tổn thương cho răng trong môi trường chứa carbohydrate lên men được, điển hình là các loại đường sucrose, fructose và glucose.
Răng miệng chỉ cần không chăm sóc thường xuyên và cẩn thận đều tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng. Dưới đây là những nguyên nhân gây sâu răng trong cuộc sống hàng ngày.
- Không đánh răng thường xuyên: Răng cần được làm sạch thường xuyên, ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là sau khi ăn những đồ ăn nhiều màu, nhiều đường. Nếu răng không được làm sạch đều đặn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Đánh răng không đúng cách: Chải răng đúng cách là chải theo chiều dọc răng hoặc xoay vòng tròn. Bàn chải đánh răng cũng rất quan trọng, bạn nên sử dụng các bàn chải có đầu lông tơ để có thể chải sạch các vị trí kẽ răng. Bề mặt tiếp diện của bàn chải rộng để tiếp xúc với toàn bộ mặt trước, sau răng và nhẹ nhàng làm sạch bề mặt lưỡi.
- Ăn đồ ngọt và ăn vặt quá nhiều: Đồ ngọt khi bám vào răng trong thời gian dài dễ khiến vi khuẩn có hại phát triển gây sâu răng. Đặc biệt trong các loại nước ngọt và đồ ăn vặt có chứa nhiều chất axit gây hại cho răng. Bạn nên hạn chế uống sữa, trái cây hoặc chất lỏng chứa nhiều đường, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Không uống đủ nước dẫn đến tình trạng khô miệng, thiếu nước bọt. Không làm sạch thức ăn và mảng bám vào răng. Nước bọt giúp chữa sâu răng sớm hạn chế vi khuẩn phát triển và trung hòa axit gây hại.
- Chân răng yếu hoặc nứt vỡ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám vào bề mặt răng. Mảng bám này dần dần thu hút thêm sự tập trung của vi khuẩn gây sâu răng.
- Nướu bị tụt khỏi hàm sẽ hình thành các mảng bám trên rễ chân răng. Lúc này ngà răng trở thành mục tiêu của vi khuẩn, tấn công đến cả chân răng.
- Những trường hợp như trào ngược dạ dày thực quản, axit dạ dày khả năng tiếp xúc với răng khiến răng bị ăn mòn, lâu dần dẫn đến sâu răng.
2. Cách chữa sâu răng hàm
Tùy vào tình trạng sâu răng mà bạn có thể sử dụng những phương pháp điều trị khác nhau. Các trường hợp kể đến như sau:
- Điều trị sâu răng tại nhà bằng lá ổi, lá bàng, tía tô và vệ sinh kỹ răng miệng: Đối với trường hợp bị sâu răng đơn giản.
- Đối với các trường hợp khác như bị mất răng, răng có lỗ hổng lớn thì những cách trên không còn có tác dụng nữa. Bạn phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ nha khoa.
Bài viết vừa chia sẻ những cách chữa sâu răng hàm. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin chăm sóc răng miệng hiệu quả. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và xinh đẹp.
Nguồn: https://sacngockhang.com/