NỘI DUNG CHÍNH
Kiết lỵ là bệnh thường xuyên gặp gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên cũng rất may là có nhiều phương pháp dân gian giúp chữa kiết lỵ ngay tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cập nhật những thông tin về cách chữa kiết lỵ nhanh nhất. Cùng tham khảo nhé!
Tìm hiểu bệnh kiết lỵ là gì?
Kiết lỵ là một bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, có biểu hiện là tiêu chảy không kiểm soát, phân không đều và có màu trắng nhầy hoặc lùng nhùng kèm theo máu. Triệu chứng tiêu chảy có thể kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
Triệu chứng của bệnh kiết lỵ bao gồ: buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, đau co rút từng cơn, sốt cao, mất nước, đau đầu, mệt mỏi, sụt cân… Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Các triệu chứng gồm sốt cao và đau quặn bụng thường kéo dài từ 4 đến 8 ngày. Một số trường hợp nặng có thể kéo dài từ 6 đến 8 tuần, nhưng cũng có thể tự khỏi trong vòng 3 ngày.
Nguyên nhân chính gây kiết lỵ
Trước khi tìm hiểu cách chữa kiết lỵ nhanh nhất, bạn cần nắm rõ nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh kiết lỵ là do nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng như Shigella, Campylobacter, Salmonella, E. coli đường ruột.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều thực phẩm sống, lạnh hoặc vệ sinh kém, không rửa tay sạch sẽ, bơi trong nước ô nhiễm và tiếp xúc với người mắc bệnh cũng cũng có thể gây nhiễm trùng và tiêu chảy.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh kiết lỵ có thể gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày, làm trầm trọng bệnh tình và thậm chí gây nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm gan.
Do đó, khi mắc kiết lỵ, cần áp dụng phương pháp chữa trị hiệu quả và kịp thời để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và sức khỏe. Việc thăm khám y tế là bước quan trọng trước khi chữa trị kiết lỵ. Sau khi xác định mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định và lời khuyên về điều trị hiệu quả.
Cách chữa kiết lỵ nhanh nhất
Dưới đây là một số cách chữa kiết lỵ nhanh nhất, dễ dàng thực hiện tại nhà, tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả cao mà bạn có thể áp dụng:
Cách chữa kiết lỵ nhanh nhất bằng canh rau sam
Rau sam có vị chua, tính hàn, trị được kiết lỵ, trừ giun sán, chữa mụn nhọt. Ngoài ra còn giúp phòng ngừa bệnh nếu bạn ăn ăn rau sam luộc hoặc nấu cháo hằng ngày. Đây là phương pháp đã được nghiên cứu và xác nhận, hơn nữa rau sam vẫn thường hay được sử dụng làm món canh ăn kèm cơm. Vì thế bạn có thể yên tâm về độ an toàn.
Chữa kiết lỵ bằng lá ổi
Bạn có thể điều trị bệnh kiết lỵ bằng cách áp dụng các cách sau:
- Búp ổi 20g, gừng nướng 10g, gạo rang 20g, vỏ măng cụt 20g. Cho các nguyên liệu này vào đun cô đặc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
- Búp ổi 20g sao qua, vỏ quýt khô 10g, gừng nướng chín 10g. Tất cả các nguyên liệu này đem cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia ra uống làm 2 lần trong ngày.
- Lá ổi 20g, vỏ bưởi 20g đem phơi khô lá chè tươi 10g, gừng tươi 2 lát. Đem tất cả các nguyên liệu này đi sắc uống.
Chữa kiết lỵ bằng hồng xiêm
Hồng xiêm cũng là một trong những nguyên liệu được sử dụng làm phương pháp chữa kiết lỵ nhanh chóng tại nhà.
Cách thực hiện: Cắt quả hồng xiêm xanh thành lát mỏng, phơi khô và rang vàng để sử dụng. Khi bị tiêu chảy, lấy khoảng 10 lát hồng xiêm khô đem sắc với nước, dùng hai lần mỗi ngày.
Cách chữa kiết lỵ nhanh nhất bằng lá diếp cá
Theo y học cổ truyền, lá diếp cá có vị chua, tính hơi hàn và thuộc kinh Can và phế, có tác dụng thanh nhiệt, thấp thổ, lợi tiêu, lợi dịch. Rau diếp cá cũng được sử dụng phổ biến trong việc chữa kiết lỵ.
Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nắm lá diếp cá, giã nát để lấy nước cốt uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm và uống.
Cách chữa kiết lỵ nhanh nhất bằng quả sung
Quả sung chứa nhiều chất dinh dưỡng như đường, axit citric và các axit hữu cơ, nhựa sung có tác dụng chống lại ký sinh trùng đường ruột.
Do đó, khi mắc kiết lỵ, có thể ăn sung tươi hoặc luộc và nấu cháo sung để cải thiện triệu chứng.
Cách chữa kiết lỵ nhanh nhất bằng chuối
Ăn chuối xanh cũng có thể giúp chữa kiết lỵ. Lý do là bởi vỏ và nhựa chuối xanh có tác dụng diệt khuẩn và vi khuẩn đường ruột. Có thể ăn chuối xanh trực tiếp hoặc chấm thêm muối, nhưng cần chú ý cân nhắc việc tiêu thụ chuối trong trường hợp có các vấn đề sức khỏe khác.
Cách chữa kiết lỵ bằng vỏ lựu
Vỏ lựu chứa Tanin, có tác dụng tốt trong việc chữa trị kiết lỵ ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, vỏ lựu có tính ấm, giúp giảm tiêu chảy và có tác dụng kháng khuẩn.
Cách thực hiện: Phơi khô và xay nhuyễn vỏ lựu thành bột. Cho bột vỏ lựu vào ly nước sôi (200ml) và đậy kín trong 30 phút. Uống hai lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 100ml nước. Kiên nhẫn uống cho đến khi triệu chứng giảm.
Hỗ trợ giảm các triệu chứng bằng thực phẩm chức năng
Ngoài các phương pháp dân gian, trong trường hợp kiết lỵ ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể.
Một trong những sản phẩm được ưa chuộng nhất hiện nay phải kể đến Đại Tràng Bảo Nguyên.
Sản phẩm được chiết xuất từ các nguyên liệu thảo mộc, điển hình như:
- Kha Tử (Chiêu Liêu) có tính mát, chứa Axit gallic được gọi là Chebulin, có khả năng gây ra hiện tượng trung tiện, kích thích tiêu hóa và chống co thắt.
- Mộc Hương theo Y học cổ truyền có vị cay, đắng, tính ôn ấm, hỗ trợ giảm các triệu chứng khó tiêu, trướng đầy và kích thích tiêu hóa.
- Hoàng Liên có vị đắng, tính hàn và có tác dụng vào các kinh tâm, can, vị, đại tràng, giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như dạ dày, tuyến tụy và lá lách.
- Đại Tràng Bảo Nguyên hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm đại tràng cấp và mãn tính, giảm co thắt đại tràng, đau bụng, đầy hơi khó tiêu, đi ngoài phân sống, kiết lỵ, tiêu chảy và cải thiện chức năng đại tràng.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Trường hợp sử dụng thuốc để chữa kiết lỵ, bạn phải dựa trên đơn thuốc và chỉ định của bác sĩ sau khi đã thăm khám và hiểu rõ tình trạng cụ thể của bệnh. Vì vậy, khi mắc kiết lỵ, nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định, vì điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Các biện pháp phòng tránh kiết lỵ cần biết
Chế độ ăn uống
Cần chú ý đến chế độ ăn uống để phòng tránh kiết lỵ.
Nên ăn:
- Thực phẩm không có dầu mỡ như rau củ quả luộc và các món nhạt.
- Bổ sung thực phẩm có khả năng kháng khuẩn như lá chè, tỏi, ngó sen,…
- Sử dụng Oresol để bổ sung nước và ngăn ngừa tình trạng mất nước.
- Tiêu thụ nhiều loại hoa quả tươi, sạch hoặc ép thành nước uống.
Kiêng ăn:
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm từ sữa và sữa bò.
- Tránh ăn các món cay và có nhiều dầu mỡ.
- Không uống đồ uống có ga, cồn và tránh các loại thực phẩm gây chướng bụng như đậu, bắp, súp lơ, bông cải xanh và các loại hạt.
Thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa và khắc phục bệnh. Để tránh bị kiết lỵ, cần tuân thủ các thói quen sau:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn. Đặc biệt là trước khi ăn uống hoặc tiếp xúc với thức ăn
- Đối với những người đang bị nhiễm khuẩn, không nên cầm và chia sẻ thức ăn, đồ uống với người khác. Vi khuẩn gây bệnh vẫn có thể tồn tại trong phân từ 1 đến 2 tuần sau khi các triệu chứng đã hết.
- Đối với trẻ nhỏ đang sử dụng tã và bị nhiễm vi khuẩn, cần lau sạch khu vực xung quanh bằng chất khử trùng trước khi bỏ vào thùng rác kín. Sau khi vệ sinh trẻ, cần rửa tay kỹ bằng nước ấm và xà phòng để diệt vi khuẩn.
Kết luận
Bài viết đã cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết về bệnh kiết lỵ, từ nguyên nhân, triệu chứng đến các phương pháp chữa trị nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thăm khám bác sĩ và tuân thủ chỉ định dùng thuốc để tránh những nguy cơ không mong muốn. Hy vọng bài viết giúp bạn có mẹo chăm sóc sức khỏe đúng cách và an toàn.