Nguyên nhân bị nhiệt miệng thường do nóng trong người, nóng gan,… Phần nhiều liên quan đến chế độ sinh hoạt và thực phẩm bổ sung mỗi ngày. Bị nhiệt miệng nên ăn gì là câu hỏi được nhiều bạn thắc mắc với mong muốn được giải đáp. Bài viết sẽ cập nhật những thông tin về vấn đề trên.
1. Bị nhiệt miệng nên ăn gì?
1.1. Đồ ăn mềm
Khi bị nhiệt miệng, bệnh nhân cảm thấy đau xót nhiều. Vì vậy cần ưu tiên những món ăn mềm dễ nuốt, hạn chế sử dụng món ăn cứng, khó nhai. Nhiệt miệng cần 4-7 ngày để phục hồi, trong những ngày điều trị bạn cần sử dụng các món ăn như: cháo, thức ăn mềm, soup, canh,…
1.2. Bổ sung vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng đẩy nhanh quá trình hồi phục cho vết loét. Bạn cần bổ sung các loại vitamin từ nguồn trái cây, rau xanh là sự lựa chọn thích hợp. Chọn những loại trái cây chín mềm, có thể ăn trực tiếp hay xay sinh tố thành nước ép để sử dụng.
1.3. Ăn sữa chua
Sữa chua là thực phẩm giúp giảm cảm giác khó chịu do vết thương nhiệt miệng gây ra. Cảm giác mát mẻ khi ăn sữa chua giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Sữa chua cũng chứa nhiều lợi khuẩn, khi vào đường tiêu hóa sẽ kích thích khả năng hấp thu của ruột. Tăng khả năng trao đổi chất và hấp thụ dinh dưỡng.
1.4. Đậu
Các món ăn như đậu đen, đậu xanh có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Khi bạn đang phân vân nhiệt miệng ăn gì mau khỏi thì đừng quên những món ăn họ đậu nhé. Chế biến các hạt loại đậu bằng cách nấu chè ít đường (sử dụng đường phèn để nấu) và ăn hàng ngày.
1.5. Thịt cá
Protein từ động vật là nguồn macro chính giúp bổ sung dinh dưỡng, cần thiết cho quá trình lành vết loét tại khoang miệng. Lựa chọn nguồn protein từ cá, thịt vịt, thịt ngan vì chúng có tính mát. Nên chế biến thành các món mềm, dễ nuốt sẽ tốt cho người bị nhiệt miệng.
1.6. Bổ sung chất sắt
Sắt tham gia vào hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình lành lại các vết loét nhiệt miệng. Ăn những món ăn như: Trứng, thịt gà, súp lơ xanh,… để bổ sung sắt cho cơ thể.
1.7. Uống trà xanh
Hoạt chất trong lá chè xanh có khả năng chống viêm, đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương. Hơn nữa đây còn là thảo dược có tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc, thanh lọc cơ thể. Uống trà hàng ngày sẽ giúp giảm đau và màu liền vết loét ở người bị nhiệt miệng.
1.8. Uống rau má
Rau má là thảo dược có khả năng thải độc, giải nhiệt. Hoạt chất Triterpenoids có khả năng làm lành vết thương, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành vết loét. Sử dụng rau má trong khi bị nhiệt miệng sẽ giúp bạn lành vết thương nhanh chóng
Những thông tin liên quan đến câu hỏi bị nhiệt miệng nên ăn gì vừa được cập nhật trong bài viết. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những mẹo chăm sóc sức khỏe. Chúc bạn nhanh khỏe và có thêm nhiều niềm vui.
Nguồn: https://sacngockhang.com/