NỘI DUNG CHÍNH
Đêm nào cũng trằn trọc, thao thức, không thể nào chợp mắt được? Mất ngủ không chỉ khiến bạn mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống về lâu dài. Đừng vội tìm đến thuốc ngủ, hãy thử áp dụng những cách tự nhiên chống mất ngủ đơn giản mà hiệu quả dưới đây để lấy lại giấc ngủ ngon lành bạn nhé!
Mất ngủ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Nếu bạn chỉ mất ngủ trong khoảng 1-2 ngày thì thường chỉ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, thiếu tỉnh táo. Tuy nhiên, nếu tình trạng mất ngủ trở nên dai dẳng, diễn ra trong nhiều tuần, nhiều tháng thì sẽ dẫn đến các tác hại như sau:

- Suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung: Não bộ cần giấc ngủ để củng cố trí nhớ và xử lý thông tin. Thiếu ngủ lâu dài có thể khiến bạn dễ quên, mất tập trung và giảm hiệu suất làm việc.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Mất ngủ thường xuyên có thể làm tăng huyết áp, gây rối loạn nhịp tim và tăng nguy cơ đột quỵ.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Khi ngủ không đủ giấc, cơ thể sản xuất ít tế bào miễn dịch hơn, khiến bạn dễ bị cảm cúm và nhiễm trùng.
- Rối loạn nội tiết, tăng cân: Mất ngủ ảnh hưởng đến hormone kiểm soát cảm giác đói, làm tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt và tinh bột, dễ dẫn đến béo phì.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tâm lý: Thiếu ngủ kéo dài có thể gây căng thẳng, lo âu, trầm cảm, thậm chí làm trầm trọng hơn các bệnh tâm thần có sẵn.
- Mất ngủ có thể gây ra da khô, nám da và sự suy giảm của sức đề kháng da. Tóc cũng có thể trở nên mỏng và yếu do cơ thể không được phục hồi đủ trong giấc ngủ.
Xem thêm: Mất ngủ kéo dài có tác hại như thế nào đến sức khỏe?
Khó ngủ kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Không phải tự nhiên mà cơ thể lại bị khó ngủ kéo dài. Đôi khi, đó có thể là một số dấu hiệu của các bệnh lý mà bạn cần phải đặc biệt lưu ý. Dưới đây là một số bệnh và tình trạng có thể gây ra nói trên:
- Rối loạn cường giáp: Rối loạn cường giáp là tình trạng tăng hoạt động của tuyến giáp. Nó cho việc sản xuất hormone giáp tăng lên. Tình trạng này có thể gây ra tăng sự kích thích, căng thẳng và khó ngủ.
- Rối loạn tâm thần: Các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn tâm lý cũng có thể dẫn đến tình trạng khó ngủ kéo dài.
- Bệnh tăng huyết áp: Tăng huyết áp không kiểm soát có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nó khiến việc duy trì giấc ngủ liên tục trở nên khó khăn.
- Bệnh đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến quản lý đường huyết vào ban đêm. Làm cho người bệnh dễ thức giấc và gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ.

- Bệnh tim mạch: Các vấn đề về tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim có thể gây ra khó ngủ kéo dài.
- Bệnh tiêu hóa (trào ngược dạ dày, hội chứng ruột kích thích): Cảm giác nóng rát, đầy bụng về đêm có thể làm bạn khó ngủ hoặc tỉnh giấc giữa đêm.
- Rối loạn giấc ngủ (Insomnia, ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên): Những rối loạn này có thể gây khó ngủ, ngủ chập chờn hoặc thức giấc nhiều lần trong đêm.
8 cách tự nhiên chống mất ngủ tại nhà hiệu quả
Thực hiện các biện pháp thư giãn như yoga và thiền
Yoga và thiền không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn tạo điều kiện tốt cho giấc ngủ. Thiền giúp tinh thần thư giãn, cải thiện tập trung và loại bỏ suy nghĩ lo lắng. Còn yoga giúp cơ thể thư giãn, tăng cường sự lưu thông máu và cải thiện sự linh hoạt. Thực hiện các bài tập yoga đơn giản và thả lỏng tinh thần trước khi đi ngủ có thể giúp bạn dễ dàng vào giấc ngủ hơn.

Sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên
Các thảo dược như hoa cúc, lá bạc hà, và cây lạc tiên có khả năng làm dịu tinh thần và giúp bạn thư giãn. Bạn có thể sử dụng chúng để pha trà hoặc tạo môi trường thơm mát và thoải mái trước khi đi ngủ. Thảo dược thiên nhiên không chỉ giúp bạn dễ ngủ mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Xem thêm: Mất ngủ uống gì? Top 7 thức uống giúp bạn ngủ ngon hơn
Tạo môi trường ngủ tốt
Môi trường ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện giấc ngủ. Hãy đảm bảo phòng ngủ của bạn yên tĩnh, thoáng mát và tối vừa đủ. Sử dụng rèm cửa đậy kín ánh sáng, điều chỉnh nhiệt độ phòng để tạo điều kiện tối ưu cho giấc ngủ. Đặt điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác tránh ra xa khỏi giường ngủ. Như vậy sẽ giúp tránh ánh sáng và tiếng ồn tạp nham gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Hơn nữa, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể làm giảm sản xuất melatonin, đây là một hormone quan trọng trong việc hỗ trợ giấc ngủ.

Thiết lập thói quen ngủ khoa học
Bạn nên tạo cho mình một thói quen đi ngủ và thức dậy đều đặn. Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả cuối tuần. Như vậy sẽ giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của bạn và khiến bạn dễ ngủ hơn vào ban đêm.
Ngâm chân nước ấm trước khi ngủ
Ngâm chân với nước ấm giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và dễ ngủ hơn. Bạn có thể thử:
- Nước ấm pha muối: Giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau nhức và làm ấm cơ thể.
- Nước ấm với gừng: Tăng cường lưu thông máu, làm dịu thần kinh.
- Nước ấm với tinh dầu oải hương hoặc bạc hà: Tạo cảm giác thư thái, giảm stress.
Thời gian ngâm chân lý tưởng: 10 – 15 phút trước khi ngủ.
Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện giấc ngủ. Dưới đây là một số cách giúp bạn cải thiện giấc ngủ bằng cách chăm sóc dinh dưỡng đúng cách:
- Ăn một bữa tối nhẹ nhàng: Ăn một bữa tối quá no hoặc quá nặng có thể khiến bạn khó ngủ. Thay vào đó, hãy ăn một bữa tối nhẹ nhàng, giàu carbohydrate và protein. Carbohydrate sẽ giúp bạn giải phóng serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp bạn thư giãn. Protein sẽ giúp bạn tạo ra melatonin, một loại hormone giúp bạn ngủ ngon.
- Tránh caffeine và rượu trước khi đi ngủ: Caffeine và rượu đều có thể cản trở giấc ngủ. Caffeine là một chất kích thích có thể khiến bạn tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ. Rượu có thể giúp bạn ngủ thiếp đi nhanh hơn, nhưng nó cũng có thể khiến bạn thức dậy nhiều lần trong đêm.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu magiê: Magiê là một khoáng chất quan trọng giúp bạn ngủ ngon. Các thực phẩm giàu magiê bao gồm rau xanh, các loại hạt, đậu và chuối.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu tryptophan: Tryptophan là một axit amin giúp cơ thể sản xuất melatonin. Các thực phẩm giàu tryptophan bao gồm thịt gà, cá hồi, trứng, sữa và các loại đậu.
- Uống đủ nước: Uống đủ nước sẽ giúp bạn duy trì mức năng lượng và duy trì giấc ngủ ngon.
Thực hiện thể dục đều đặn và hợp lý

Thể dục có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, hãy thực hiện thể dục vào buổi sáng hoặc giữa các buổi trong ngày. Thể dục vào buổi tối có thể làm tăng độ kích thích cơ thể và gây khó khăn cho việc vào giấc ngủ.
Thư giãn tinh thần trước khi ngủ
Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, lo âu khiến khó ngủ, hãy thử:
- Viết nhật ký cảm xúc: Ghi lại những điều tích cực trong ngày giúp giải tỏa suy nghĩ tiêu cực.
- Nghe nhạc nhẹ: Những bản nhạc không lời, nhạc thiền có thể giúp thư giãn não bộ.
- Tập kỹ thuật “Thả lỏng cơ thể”: Nằm trên giường, thả lỏng từng nhóm cơ từ đầu đến chân.
Kết luận
Nhìn chung việc duy trì một giấc ngủ đủ và chất lượng là cực kỳ quan trọng. Nó gián tiếp bảo vệ sức khỏe tổng thể và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Và bài viết trên chúng tôi đã đề ra những cách tự nhiên chống mất ngủ đơn giản mà hiệu quả cho bạn. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý rằng mỗi người có cơ địa và tình trạng sức khỏe khác nhau. Vì vậy không phải cách nào cũng phù hợp cho tất cả mọi người. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ điều trị thích hợp.
Xem thêm: Mẹo chữa mất ngủ dân gian