NỘI DUNG CHÍNH
Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh là triệu chứng thường gặp. Đa phần sẽ không gây hại nhiều cho cơ thể bé. Tuy nhiên nếu không phát hiện sớm và chú ý chăm sóc sẽ dẫn đến nguy hại. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật những thông tin về tình trạng nói trên.
1. Nhận biết trẻ sơ sinh bị cảm lạnh
Trẻ sơ sinh có thể bị cảm lạnh ở nhiều thời điểm trong năm và thường không nguy hại nhiều đến sức khỏe. Nhưng nếu bậc phụ huynh không phát hiện sớm và có hướng chăm sóc thì sẽ khiến bé bị các bệnh như viêm phổi, viêm thanh khí phế quản cấp,… Vì thế khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu sau bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ và có biện pháp khắc phục an toàn.
Những dấu hiệu khi bị cảm lạnh của trẻ sơ sinh như sau: quấy khóc, sốt, ho nhiều vào buổi tối, hắt xì hơi, ăn uống kém, từ chối bú sữa mẹ hoặc bú bình, khó ngủ, hay quấy khi ngủ. Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh rất dễ nhận biết, chỉ cần để ý bé một chút bạn sẽ thấy ngay được sự thay đổi trong cơ thể bé.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị cảm lạnh
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có thể kể đến các nguyên nhân sau:
- Bé tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Người bị bệnh hôn môi, sờ vào người bé mà không rửa tay cũng sẽ khiến bé bị cảm cúm vì đề kháng của trẻ sơ sinh khá yếu.
- Ở chung nhà hoặc chung không gian với người bị bệnh cảm cúm bé cũng sẽ dễ dàng mắc bệnh.
- Môi trường nhiều bụi, thường xuyên mở điều hòa quá lạnh hoặc do thời tiết chuyển mùa.
- Bé ở ngoài trời lâu có nhiều gió
Bạn nên xem xét môi trường sống và những người mà bé tiếp xúc để phòng ngừa bệnh cảm cúm cho trẻ.
3. Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh phải làm sao?
Khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh bạn hoàn toàn có thể áp dụng những phương pháp ngay tại nhà để giúp bé hết bệnh.
- Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, dùng bầu hút chuyên dụng để hút sạch dịch tiết từ mũi giúp bé bớt khó chịu.
- Làm sạch môi trường xung quanh, sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc để khăn ẩm trong phòng.
- Bổ sung chất dinh dưỡng trong chế độ ăn của bé, nhằm tăng sức đề kháng cho bé.
Trong trường hợp bé xuất hiện những tình trạng như: da trẻ xuất hiện ban đỏ, trẻ ăn không ngon và nôn mửa, tiêu chảy, ho kéo dài, trẻ bị khò khè, trẻ bị sốt, trẻ bị mất nước, bé mệt mỏi, khó chịu, đầu ngón tay tím tái,… Bạn cần đưa bé đến địa chỉ y tế gần nhất để nhận được tư vấn khám chữa bệnh an toàn.
Hy vọng những chia sẻ về vấn đề trẻ sơ sinh bị cảm lạnh sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích trong quá trình chăm sóc bé. Chúc bé khỏe mạnh và mau ăn chóng lớn.
Nguồn: https://sacngockhang.com/