Cây thuốc thục địa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

thục địa

Thục địa là một trong những cây thuốc quý đang được sử dụng rộng rãi trong Đông y để làm bài thuốc chữa bệnh. Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều hoạt chất trong thục địa rất có lợi cho sức khỏe như bổ thận, bổ máu, tráng dương,… Không làm tốn thời gian của bạn đọc, hãy cùng Sắc Ngọc Khang tìm hiểu ngay thục địa là gì, có tác dụng gì nổi bật và các lưu ý sử dụng an toàn ngay trong bài viết này. 

Thục địa là cây thuốc gì? 

Đặc điểm và nguồn gốc 

Thục địa là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có nguồn gốc từ Trung Quốc và mang tên khoa học là Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch., thuộc họ Hoa Mõm chó (Scrophulariaceae). 

Vị thuốc Đông y thục địa này được chế biến từ củ rễ của cây địa hoàng. Củ sau khi được bào chế làm thuốc sẽ có màu đen huyền, nhưng không dính tay người cầm lên. 

thục địa
Dược liệu thục địa được bào chế từ rễ cây địa hoàng

Vậy cây địa hoàng là cây gì? Cây địa hoàng là cây thân thảo lâu năm, rễ của mỗi cây được phát triển thành từ 5-7 củ. Tại Việt Nam, loài cây này đang được trồng trọt tại vùng Trung du và đồng bằng Bắc bộ để làm thuốc. 

Một số đặc điểm để dễ dàng nhận dạng được cây địa hoàng như sau:

  • Thân cây có màu đỏ tím.
  • Lá mọc đối, hình bầu dục, dài tối đa 20cm.
  • Hoa của cây địa hoàng có màu đỏ tím, hoa dạng hình chuông 5 cách và được mọc thành chùm ở ngọn cây. 
  • Củ tươi địa hoàng có cuống, vỏ củ có màu đỏ nâu, hình bầu dục. 

Thành phần hóa học 

Thành phần hóa học của thục địa rất đa dạng và mỗi thành phần mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Bao gồm: 

  • Các iridoid glycosid: Đây là nhóm hợp chất chính của thục địa, bao gồm catalpol, rehmaniosid A, B, C, D, rehmanglutin B,C. 
  • Các carbohydrate: Thục địa chứa khoảng 70% carbohydrate, chủ yếu là đường đơn, đường đôi, và polysaccharide. 
  • Các acid amin: Thục địa chứa khoảng 15 loại acid amin, bao gồm lysine, arginine, histidine, valine, leucine, isoleucine, threonine, methionine, phenylalanine, tryptophan, serine, glycine, alanine, aspartic acid, glutamic acid. 
  • Các chất khác: flavonoid, tannin, saponin, steroid, và vitamin.
Thục địa mang nhiều chất hóa học có lợi cho sức khỏe

Đa số phần lớn các chất hóa học trên trong thục địa đều có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm, giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh. Để hiểu rõ lợi ích của “thần dược” này đối với cơ thể, chúng ta cùng tìm hiểu tác dụng chính của chúng tại phần tiếp theo nhé! 

Thục địa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Theo Y cổ truyền 

Nếu theo Y học cổ truyền thì thục địa có tác dụng gì? Thục địa được giới Đông y đánh giá là một vị thuốc bổ huyết, bổ thận tráng tinh. Từ xa xưa, thục địa đã góp mặt trong nhiều bài thuốc để chủ trị hỗ trợ các bệnh lý như cao huyết áp, chữa suy nhược cơ thể, chữa đường huyết tăng cao,… Theo Y học cổ truyền, một số tác dụng dược lý của thục địa đối với sức khỏe phải được kể đến đó là:

  • Bổ thận, tráng tinh: các iridoid glycosid trong thục địa có tác dụng bổ thận, tráng tinh. Nên dược liệu này còn được nam giới thích ngâm rượu uống để trị chứng xuất tinh sớm hay rối loạn cương dương. 
Thục địa còn dùng ngâm rượu giúp tráng dương
  • Cung cấp năng lượng, tăng cường sức khỏe: các carbohydrate trong thục địa cung cấp năng lượng cho cơ thể, bao gồm vận động, tiêu hóa và hệ thống thần kinh. Đồng thời, khoảng 15 loại acid amin trong thục địa có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe. Cơ thể còn được hấp thụ các chất dinh dưỡng khác từ thục địa như protein, vitamin và khoáng chất.
  • Bổ máu, hỗ trợ trị chứng rối loạn kinh nguyệt: các iridoid glycosid, carbohydrate, acid amin có trong thục địa mang tác dụng bổ máu, giúp cơ thể sản xuất hồng cầu và hemoglobin. Từ đó, thục địa còn có tác dụng dưỡng huyết, giúp máu lưu thông tốt hơn đối với các chị em bị ứ máu, mất kinh nguyệt. 
Thục địa hỗ trợ dưỡng huyết, điều hòa kinh nguyệt và tăng cường sức khỏe đang suy nhược

Theo Y học hiện đại 

Trong y học hiện đại đã nghiên cứu thục địa và tìm ra nhiều công dụng của thục địa đối với sức khỏe như sau:

  • Ổn định đường huyết: có thể hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tiểu đường khác nhau. 
  • Tăng cường chuyển hóa xương: ngăn ngừa các bệnh loãng xương. Lợi ích này này cực kỳ có ý nghĩa với những người phụ nữ bị đau xương khớp trong thời kỳ mãn kinh hay mất xương do tuổi tác tăng cao.
  • Ức chế viêm gan và xơ hóa. 
  • Chống viêm.
  • Có hoạt tính tăng cường miễn dịch mạnh mẽ và một số tác dụng khác như chống mệt mỏi, chống trầm cảm và bảo vệ thần kinh.
thục địa
Thục địa được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh về đau nhức xương khớp

Cách dùng thục địa như thế nào? 

Cây thuốc thục địa trong Đông y được sử dụng để bào chế thành nhiều loại thuốc khác nhau, như thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên, thuốc mỡ,… Cách dùng thục địa phổ biến nhất là: 

  • Thái thành lát mỏng để sắc uống. 
  • Nấu thành cao đặc.
  • Ngâm rượu.

Tuy nhiên, liều lượng dùng thục địa phụ thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Theo y học cổ truyền, liều lượng của thục địa thường là 10-20g mỗi ngày. Vì thục địa có tính ngọt, người bệnh không nên dùng quá nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.

thục địa
Thục địa có thể nấu thành cao hoặc ngâm rượu để sử dụng dần

Gợi ý viên uống “bổ trong, đẹp ngoài” chứa cao khô thục địa từ Sắc Ngọc Khang 

Công ty HTP Pharma với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành Dược Mỹ phẩm, đã bổ sung thêm cao khô thục địa vào bảng thành phần nguyên liệu tự nhiên, an toàn cho Viên Uống Sắc Ngọc Khang Vi Tảo Lục. Viên uống có tác dụng giảm nám, làm đẹp da và giảm các triệu chứng rối loạn nội tiết tố nữ như đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, suy giảm sinh lý,…

thục địa
Viên Uống Sắc Ngọc Khang Vi Tảo Lục

Sản phẩm chứa bốn dược liệu quý, bao gồm thục địa, ích mẫu, đương quy, ngưu tất giúp tăng cường tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, giúp da dẻ hồng hào hơn. Sau 8 tuần sử dụng, sản phẩm giúp cải thiện rõ rệt sinh lý nữ, bao gồm tăng dịch nhờn, tăng ham muốn và các triệu chứng bốc hỏa gần như hết hoàn toàn. 

Viên uống còn chứa thành phần làm đẹp da lành tính từ tinh chất mầm đậu tương và các chất chống oxy hóa như L-Cystin và Astaxanthin giúp giảm nám da, giảm nếp nhăn, nuôi dưỡng da căng hồng, rạng rỡ. Sản phẩm đặc biệt phù hợp cho phụ nữ bị sạm, nám da, da khô, da lão hóa.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thục địa  

Thục địa có độc tính nhẹ. Một số điều cần tuân theo để đảm bảo an toàn cho sức khỏe như sau: 

  • Không sử dụng thục địa đối với người bị tiêu chảy hay mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, người âm hư hỏa vượng, người đang bị viêm gan, viêm thận, hoặc người bị cao huyết áp. 
  • Không có chuyên môn của thầy thuốc, bất kể ai cũng không tự ý kết hợp thục địa với một số dược liệu khác để sử dụng vì rất dễ tăng độc tính. 
  • Bảo quản dược liệu thục địa trong bình kín để tránh sâu bọ hay mối mọt gây hư hại, giảm tính dược của thuốc. 
  • Mua thục địa ở những nơi bán uy tín, được người dùng đánh giá cao về chất lượng sử dụng. 

Bài viết trên đã giúp bạn đọc thấy rõ được một số đặc điểm và những tác dụng nổi bật của thục địa đối với sức khỏe. Có thể nói rằng, thục địa là cây thuốc quý trong y học cổ truyền cần được giữ gìn. Và để không xảy ra tình trạng quá liều gây hại cho sức khỏe, bạn chỉ sử dụng thục địa trị bệnh khi được chỉ định và có đơn thuốc từ bác sĩ, thầy thuốc nhé. 

  • Nguồn tham khảo:
  1. https://medlatec.vn/tin-tuc/-cong-dung-cua-thuc-dia-va-luu-y-khi-su-dung-s51-n31997
  2. https://www.vinmec.com/vi/y-hoc-co-truyen/duoc-lieu/thuc-dia-co-tac-dung-gi/
  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6388079

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *