NỘI DUNG CHÍNH
Lá trầu không đã được sử dụng trong việc chăm sóc da từ thời xa xưa. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn thắc mắc lá trầu không có tác dụng gì với da mặt. Cùng Sắc Ngọc Khang đi tìm đáp án ngay thông qua bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu sơ lược về lá trầu không
Lá trầu không là một loại lá tự nhiên có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa và truyền thống Việt Nam. Lá trầu không được sử dụng phổ biến trong các buổi lễ cưới, đám hỏi và các dịp quan trọng khác để tạo ra không khí trang trọng và may mắn.
Trầu không là thực vật dây leo, thường mọc bám vào tường và các cây khác. Lá trầu không có hình xoan/ tim, gân rõ nổi rõ, lá rộng từ 4.5 – 9cm và dài từ 10 – 13cm, có cuống bẹ, chiều dài cuống khoảng 1.5 – 3.5mm. Đặc trưng của lá trầu là tính nóng, ấm, mùi thơm và chứa nhiều tinh dầu nên thường được chiết xuất sử dụng để trị ho, đau họng, cảm cúm, chữa viêm da, bảo vệ dạ dày, ngăn ngừa bệnh tật…
Lá trầu không có tác dụng gì với da mặt?
Trầu không chứa nhiều nước, muối khoáng, protein, chất xơ, carbohydrate cùng nhiều loại khoáng chất khác như kẽm, canxi, tác dụng đẩy lùi melanin trị nám và tàn nhang hiệu quả.
- Do chứa chất khử trùng và kháng nấm nên lá trầu giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, ngăn ngừa loét da, ngứa và dị ứng.
- Giúp da khỏe mạnh nhờ các đặc tính khử trùng và kháng nấm tuyệt vời hiệu quả trong việc điều trị nhiễm trùng da.
- Sát trùng, khử khuẩn và ngăn vi khuẩn xâm hại gây mụn cho da.
- Tăng sức đề kháng cho làn da bị viêm nhiễm.
Tham khảo thêm: Lá trầu không có tác dụng gì?
Hướng dẫn cách dưỡng da mặt với lá trầu không
Một số cách dưỡng da mặt với lá trầu không, kết hợp cùng các nguyên liệu khác cho chị em tham khảo và tự làm tại nhà.
Đắp mặt nạ lá trầu không để ngừa nám
Đắp mặt nạ lá trầu cấp ẩm và chứa các chất chống lão hóa da, giúp ngăn ngừa nám, tàn nhang và những nếp nhăn.
Các bước tiến hành:
- Rửa sạch lá trầu với nước muối.
- Xay nhuyễn trầu không với một ít nước.
- Chắt lấy nước cốt.
- Dùng bông tẩy trang hay dùng mặt nạ giấy thấm nước trầu không và đắp lên da.
- Sau khoảng 10-15 phút đắp da, rửa mặt với nước lạnh.
- Tần suất thực hiện: 2-3 lần mỗi tuần, duy trì dùng khoảng 1-2 tháng để thấy hiệu quả ngừa nám.
Cách dùng lá trầu không với nghệ để giảm tàn nhang
Hàm lượng lớn hoạt chất Curcumin trong nghệ có tính kháng khuẩn, chống oxy hóa. Khi nghệ kết hợp cùng lá trầu không sẽ tạo nên một hỗn hợp hỗ trợ làm mờ thâm nám, làm đều màu da và ngăn ngừa lão hóa.
Các bước tiến hành:
- Lấy lá trầu không đem đi rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng. Sau đó cho vào nồi đun sôi khoảng 30 phút.
- Dùng 1 củ nghệ tươi rửa sạch, gọt vỏ và thái thành lát mỏng rồi cho vào máy xay nhuyễn lọc lấy nước cốt.
- Cho lá trầu đã luộc vào cùng nước cốt nghệ rồi tiếp tục xay đến khi nhuyễn mịn.
- Rửa sạch mặt rồi thoa hỗn hợp lên toàn bộ da mặt.
- Giữ nguyên trên da khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại mặt với nước mát.
Xông hơi với lá trầu không để thải độc da
Xông mặt bằng lá trầu là phương pháp được nhiều chị em truyền tai nhau. Hơi nóng nhẹ làm giãn nở lỗ chân lông tăng hấp thu các dưỡng chất. Xông hơi với lá trầu giúp giãn nở lỗ chân lông, tránh hiện tượng bít tắc lỗ chân lông đồng thời cấp ẩm cho da và ngăn ngừa nếp nhăn do da thiếu nước.
Các bước tiến hành:
- Lá trầu không rửa sạch dưới nước rồi cho vào nồi đun sôi trong 30 phút.
- Đổ nước luộc lá ra chậu rồi ủ một chiếc khăn lên tiến hành xông hơi mặt.
- Sau 10 phút khi nước xông đã nguội dần thì rửa lại với nước.
Tham khảo thêm: Thông tin những dấu hiệu da mặt đang thải độc mới nhất 2023
Trị mụn bằng lá trầu không và muối biển
Lá trầu không kết hợp với muối, tạo thành hỗn hợp kháng khuẩn và tẩy tế bào chết, giúp rửa sạch bụi bẩn, bã nhờn. Nhờ đó, da được làm sạch và mụn dần biến mất.
Các bước tiến hành:
- Rửa sạch, xay nhuyễn lá trầu với một ít nước.
- Trộn hỗn hợp lá trầu vừa xay với một ít muối và massage nhẹ nhàng lên da khoảng 1-3 phút.
- Rửa lại da với nước lạnh và thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo.
- Tần suất thực hiện: 1-2 lần/ tuần vào buổi tối.
Lưu ý: không thực hiện trên vùng da đang tổn thương.
Tham khảo: Trị mụn đầu đen bằng dầu oliu
Mặt nạ trầu không và mật ong dưỡng da
Mật ong là nguồn nguyên liệu quý với nhiều tác dụng tích cực cho da như dưỡng ẩm dưỡng trắng, chống lão hoá và phục hồi da. Kết hợp với trầu không tạo mặt nạ dưỡng da thích hợp với mọi làn da.
Chuẩn bị nguyên liệu: 5 lá trầu không rửa sạch và 10ml mật ong.
Các bước tiến hành:
- Xay lá trầu không với nước lọc rồi chắt lấy nước cốt.
- Thêm mật ong vào nước trầu không, rồi nhúng mặt nạ giấy vào hỗn hợp này.
- Rửa sạch mặt, đắp mặt nạ trầu không và mật ong trong khoảng 15-20 phút.
- Rửa sạch mặt với nước.
- Tần suất thực hiện: 2-3 lần/ tuần, kiên trì dùng sau 2-3 tháng sẽ được làn da trắng hồng, căng bóng.
Lưu ý: có thể dùng bông tẩy trang thay cho mặt nạ giấy.
Lưu ý khi sử dụng lá trầu không để chăm sóc da mặt
Bên cạnh việc quan tâm lá trầu không có tác dụng gì với da mặt, bạn cũng nên nắm một số lưu ý khi sử dụng loại lá này:
- Tần suất sử dụng: không nên sử dụng lá trầu không quá 3 lần/ tuần để tránh bào mòn da hay bít tắc lỗ chân lông.
- Không nên kết hợp quá nhiều nguyên liệu: tránh gây tác dụng phụ, đặc biệt nếu bạn kết hợp với dầu oliu hay vitamin E sẽ gây kích ứng…
- Không phù hợp với mọi loại da: đối với làn da mỏng, nhạy cảm, dễ bị kích ứng thì bạn không nên sử dụng lá trầu không để bôi mặt. Tốt nhất, trước khi đắp nguyên liệu này lên mặt bạn nên thử phản ứng ở mặt trong cánh tay trước.
Như vậy bên cạnh các công dụng nổi bật, sử dụng lá trầu không để dưỡng da còn tồn tại nhiều hạn chế. Hơn nữa, các công thức chăm sóc da bằng lá trầu không chỉ là công thức truyền miệng, hiệu quả chưa được kiểm chứng rõ ràng nên đòi hỏi phải mất một thời gian dài mới cảm nhận được tác dụng. Thay vào đó, các chuyên gia khuyến khích chị em nên chăm sóc da mặt từ sâu bên trong bằng các tinh chất thiên nhiên đã được nghiên cứu khoa học.
Viên uống Sắc Ngọc Khang ++ với thành phần cao cấp được nhập khẩu từ Nhật Bản, Úc… bao gồm: Astaxanthin (vua chống lão hóa), mầm đậu tương, nhau thai cừu, nấm Linh Chi, L-Cystin, bộ Tứ dược liệu quý. Sản phẩm phù hợp cho phụ nữ bị sạm, nám da, da khô, da lão hóa, tiền mãn kinh, mãn kinh, suy giảm nội tiết tố… giúp hỗ trợ trị nám từ gốc, ngừa nám mới đồng thời ổn định nội tiết tố, cải thiện vấn đề sinh lý và vóc dáng…
Với những chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đã có đáp án cho câu hỏi lá trầu không có tác dụng gì với da mặt. Hiện nay, có rất nhiều mẹo dân gian chăm sóc da mặt tương tự như dùng lá trầu không, tuy nhiên bạn cần cân nhắc trước khi thực hiện vì không phải mẹo nào cũng “thực sự” tốt và an toàn cho da. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi Sắc Ngọc Khang thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin làm đẹp bổ ích và thú vị nhé.