NỘI DUNG CHÍNH
Bệnh hen suyễn ở trẻ em là một bệnh lý mãn tính của đường hô hấp thường gặp ở trẻ em và có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, việc chẩn đoán bệnh hen suyễn trẻ em còn rất chậm trễ nhất là đối với các bé sơ sinh. Vì trong giai đoạn này, sẽ xuất hiện các triệu chứng của các bệnh khác rất giống bệnh hen suyễn, khiến cho việc đánh giá chức năng phổi ở trẻ trở nên khó khăn. Nếu ba mẹ có thể phát hiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh hen suyễn cũng như phòng tránh sớm các nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn, có thể giúp bé nhà bạn thoát khỏi những đau đớn khó chịu do bệnh này gây ra.
Mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo thông tin bổ ích về bệnh hen suyễn dưới đây.
Bệnh hen suyễn ở trẻ em là gì?
Đây là tình trạng các tiểu phế quản bị hẹp do viêm mãn tính gây có thắt các cơ ở thành phế quản, làm sưng và phù lớp niêm mạc phế quản, đồng thời tiết nhiều chất nhầy trong lòng phế quản gây khó thở và biến chứng của bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu không có các biện pháp điều trị thích hợp.
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở trẻ em
Nguyên nhân gây ra bệnh do nhiều yếu tố gây nên, là sự kết hợp giữa các yếu tố cơ địa và môi trường chủ yếu được chia thành 3 nhóm chính:
Hen do khởi phát vận động
Xảy ra khi trẻ chạy nhảy, hoạt động với cường độ cao. Trẻ cần thở nhiều hơn nên sẽ dử dụng miệng để thở. Vì vậy sẽ làm đường thở bị hẹp do phản ứng với không khí lạnh khô.
Hen do dị ứng
Có thể, trẻ bị dị ứng với một số thành phần như phấn hoa, bụi nhà, bọ mạt hoặc các sản phẩm vệ sinh như nước lau nhà, nước xả vải, hoặc thường xuyên ăn các thực phẩm dễ dị ứng như thịt bò, hải sản… Phụ huynh cần xác định nguyên nhân gây dị ứng để giúp trẻ phòng chống bệnh hen suyễn phế quản ở trẻ em.
Hen do virus
Hen do virus thường hiện xuất hiện khi trẻ trải qua một đợt nhiểm trùng đường hô hấp do virus phổ biến là RSV hay parainfluenza virus.
Các triệu chứng sớm của bệnh hen suyễn
Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng sau đây, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh
- Có cảm giác nặng ngực.
- Xuất hiện những cơn ho dai dẳng kéo dài ngày càng nặng hơn đặc biệt là về đêm.
- Khó thở hoặc thở khò khè.
- Khi trẻ bị nhiễm siêu vi trùng đường hô hấp thì sẽ có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho,…
- Trẻ ăn các thức ăn gây dị ứng như tôm, cua, cá, ốc, hến và các hải sản khác.
- Sau khi uống một số loại thuốc kháng viêm nhóm không steroide như aspirin.
- Thay đổi cảm xúc quá mạnh như cười nhiều hoặc khóc nhiều.
Các biện pháp chăm sóc cho trẻ bị hen suyễn
Khi trẻ được chẩn đoán hen suyễn, bên cạnh việc cho điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bạn cũng cần để trẻ tránh những nguyên nhân gây dị ứng cho trẻ như:
- Hạn chế để bé gần thú vật như chó mèo trong nhà, diệt gián thường xuyên.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá trong nhà và gần trẻ.
- Tránh dùng các nước xịt hoa hồng, xịt muỗi, côn trùng và các chất nặng mùi trong nhà.
- Tránh mùi nhang, mùi khói.
Ngoài ra, bạn cần dọn dẹp nơi ở của bé thật sạch sẽ, ngăn nắp. Bạn nên thường xuyên giặt khăn, mền, bằng nước nóng, phơi khô ngoài nắng,…Tuyệt đối không cho trẻ chơi thú nhồi bông.
Bạn nên làm gì khi trẻ lên cơn hen?
- Khi trẻ lên cơn hen cấp: bạn cần đưa trẻ ra không gian thoáng khí nơi có không khí trong lành.
- Khi trẻ lên cơn hen nhẹ: cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay xông) theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Khi trẻ lên cơn hen nặng: với các triệu chứng như nói năng khó nhọc, đã dùng thuốc cắt cơn nhưng không có tác dụng thì cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay. Nếu thấy môi hay đầu ngón tay bị tím tái thì tình trạng của trẻ đã rất nguy kịch.
Trên đây là một số thông tin từ Sắc Ngọc Khang mà bạn cần lưu ý về bệnh hen suyễn ở trẻ em. Hãy chú ý nhận biết dấu hiệu sớm của bệnh hen suyễn để giúp con bạn có hướng điều trị thích hợp.